THỜI SỰ 3 n Thứ Tư n Ngày 20/3/2024 CHẦN CHỪ ĐẦU TƯ VÌ LO THIẾU ĐIỆN Việc đảm bảo cung ứng điện liên tục được các doanh nghiệp FDI nhắc đến, có đề xuất cụ thể với Chính phủ. Bày tỏ lo ngại về tình trạng thiếu điện cho sản xuất, ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham), cho biết, giai đoạn tháng 6-7/2023, nhiều khu vực ở miền Bắc xảy ra tình trạng bị cắt điện do thiếu điện và ở một số khu công nghiệp cũng cắt điện có báo trước với tần suất khoảng 1-2 lần/tuần. “Các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp công nghệ cao như bán dẫn nhưng họ chần chừ đưa ra quyết định vì lo ngại thiếu điện”, ông Hong nói. Ông đề nghị Chính phủ có phương án cung cấp điện thông suốt trong các khu công nghiệp để doanh nghiệp FDI, trong đó có doanh nghiệp Hàn Quốc có thể duy trì hoạt động sản xuất ổn định. Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản (JCCI) cho biết, tình trạng thiếu điện nghiêm trọng xảy ra ở khu vực phía Bắc khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch sản xuất, dự báo ngày giao hàng. “Thực trạng này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mô hình JIT - yếu tố cốt lõi của chuỗi cung ứng. Một số công ty hội viên JCCI cho biết, đang cân nhắc xem xét lại hệ thống sản xuất toàn cầu của mình”, ông Muto Shiro, Phó Chủ tịch JCCI, nói. Cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đề xuất Chính phủ ổn định nguồn điện cho các khu công nghiệp. Đồng thời thông báo trước việc cắt điện và đưa ra cơ chế ưu đãi khuyến khích các công ty tiết kiệm điện và sản xuất điện. Doanh nghiệp Nhật Bản cũng mong muốn Việt Nam đẩy mạnh việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển hạ tầng, quan tâm vấn đề an sinh xã hội để thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững… Các doanh nghiệp FDI cũng mong muốn Việt Nam sớm triển khai Quy hoạch Điện VIII, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực và điều kiện hoạt động ngành dịch vụ tài chính… Theo Hiệp hội thương mại Hoa Ké tại Việt Nam (Amcham), yếu tố quan trọng nhất tạo nên môi trường đầu tư thuận lợi là pháp lý công b¸ng, minh bạch, dÆ dự đoán và tinh giản, coi trọng sự đổi mới. Dù tích cực ủng hộ các nỗ lực cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam hơn 15 năm qua, nhưng các thành viên Amcham cho biết vẫn phải đối mặt sự chậm trÆ trong thủ tục phê duyệt, gánh nặng hành chính tốn thời gian. Điều này gây cản trở hoặc đình trệ các dự án của họ, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam. Amcham cho r¸ng, cần có sự phê duyệt kịp thời đối với giấy phép về quy hoạch và các giấy phép liên quan, giấy phép kinh doanh, đầu tư, phát triển bất động sản, thị thực cho người lao động nước ngoài. CAM KẾT “BA BẢO ĐẢM” Sau khi lắng nghe ý kiến, đề xuất từ các hiệp hội, doanh nghiệp FDI, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ trân trọng, đánh giá cao sự hiểu biết, trí tuệ, tinh thần trách nhiệm và sự thẳng thắn của các đại biểu; giao Bộ KH&ĐT, Văn phòng Chính phủ tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến để xây dựng, hoàn thiện và trình ban hành chỉ thị của Thủ tướng về tăng trưởng xanh. Thủ tướng khẳng định, Chính phủ luôn lắng nghe, chia sẻ với các đối tác, nhà đầu tư, cùng góp phần vì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng phát triển. Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, bản thân ông chưa từ chối tiếp một hiệp hội doanh nghiệp nào, nếu như ông có mặt tại Hà Nội. Chia sẻ quan điểm tăng trưởng xanh, Thủ tướng cho biết Việt Nam xác định tăng trưởng xanh là một trong hai yếu tố cốt lõi (cùng với chuyển đổi số) của quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Việt Nam kiên quyết không chấp nhận mô hình “tăng trưởng trước, dọn dẹp sau”; không tăng trưởng b¸ng mọi giá; chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên trong và bên ngoài cho phát triển hệ sinh thái xanh, kinh tế tuần hoàn, carbon thấp, chuyển đổi năng lượng.. Về phía Việt Nam, Chính phủ cam kết “ba bảo đảm” gồm: Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp nói chung và FDI; bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội, ổn định chính sách; bảo đảm ổn định năng lượng theo hướng chuyển đổi xanh. Trước kiến nghị của nhà đầu tư về vấn đề cung ứng điện, người đứng đầu Chính phủ khẳng định không để thiếu điện. Việt Nam thực hiện nhiều giải pháp khác nhau, trong đó có việc khuyến khích cơ chế mua bán điện trực tiếp, và mong nhận được ủng hộ như vừa qua Intel đăng ký triển khai. Về quy hoạch điện VIII, Thủ tướng cho biết, tinh thần là những gì nêu trong quy hoạch sẽ đưa vào kế hoạch thực hiện, có điều chỉnh, rà soát nhưng không chủ quan, nóng vội. Thứ trưởng Bộ Công Thương NguyÆn Sinh Nhật Tân cam kết, việc thiếu điện sẽ không xảy ra trong năm 2024 và những năm tiếp theo; không chỉ cấp điện ổn định, mà còn nâng cao chất lượng nguồn điện. VIỆT LINH Sáng 19/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp FDI và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên năm 2024 (VBF 2024), với chủ đề “Doanh nghiệp FDI tiên phong thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh”. Tại diễn đàn, đại diện hiệp hội, doanh nghiệp nước ngoài đã thảo luận, đưa ra khuyến nghị chính sách gửi tới Chính phủ, các bộ, ngành. Cam kết “ba bảo đảm” với nhà đầu tư THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị Chỉ thị yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người lao động; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm. Ban Bí thư nhấn mạnh việc nêu cao trách nhiệm người đứng đầu đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh con người, góp phần cho phát triển bền vững doanh nghiệp và đất nước. Chỉ thị của Ban Bí thư yêu cầu thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, khắc phục kịp thời hạn chế, bất cập trong thực tiÆn, chú trọng chính sách phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn và các tổ chức có liên quan; chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ người lao động; biện pháp phòng ngừa, ứng phó, xử lý sự cố tai nạn lao động; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động… Cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phân cấp, phân quyền, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, bảo đảm chính sách, pháp luật được thực hiện nghiêm; thực hiện tốt Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động... “Chú trọng công tác đánh giá tác động môi trường, nhất là đối với các dự án đầu tư khai thác, sản xuất công nghiệp, xây lắp, nơi có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; thường xuyên rà soát, bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, bệnh nghề nghiệp”, Chỉ thị nêu. TRƯỜNG PHONG ĐẢM BẢO AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG: Công nhân một nhà máy ở Lào Cai được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động ẢNH: TTXVN Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu Ngày 19/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới. “Chúng tôi cam kết không để thiếu điện, tổng nguồn không thiếu, nhưng do điều hành không tốt nên thiếu. Các bạn yên tâm sẽ đủ điện, theo hướng tăng trưởng xanh”. Thủ tướng PHẠM MINH CHÍNH
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==