Tiền Phong số 80

14 XÃ HỘI n Thứ Tư n Ngày 20/3/2024 Đại diện UBND quận Long Biên cho biết, toàn bộ hệ thống camera giám sát của quận đều do các cơ quan, đơn vị tài trợ. Do là nguồn tài trợ nên không có kinh phí duy tu, duy trì dẫn đến việc nhiều camera đã hỏng hóc. Để cải thiện chất lượng hệ thống camera, UBND quận đã lập dự án đầu tư công giao Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng quận làm chủ đầu tư để thực hiện. Tuy nhiên, dự án chưa triển khai được do liên quan đến Đề án của Hà Nội giao nhiệm vụ này cho cơ quan Công an. “Việc lắp đặt hệ thống camera là rất cần thiết trong các hoạt động quản lý xã hội và đảm bảo an ninh trật tự”, vị này nhận định. Tại phường Hàng Trống - một trong những địa bàn lắp camera giám sát đầu tiên của quận Hoàn Kiếm, hệ thống camera giám sát ngay tại trụ sở Công an phường nhiều năm qua đã phát huy tốt nhiệm vụ. Đại diện Công an phường Hàng Trống thông tin: Khi xảy ra vụ việc, hệ thống giúp trích xuất hình ảnh của đối tượng cũng như quá trình vi phạm, từ đó phác họa chân dung ban đầu của đối tượng, tính chất vụ việc để tiến hành các bước truy xét, điều tra tiếp theo. Nhờ có hệ thống camera, nhiều vụ trộm “nóng” trên địa bàn đã được phát hiện, truy vết nhanh chóng. Theo thống kê chưa đầy đủ, địa bàn phường Hàng Trống hiện có gần 100 camera giám sát. Mới đây, Công an quận đã vận động 5 trường học trên địa bàn lắp camera bên ngoài cổng trường để bổ sung thêm cho hệ thống giám sát. Vấn đề khó khăn nhất là hệ thống camera hiện không đồng bộ, nhiều phần mềm khác nhau, mất thời gian trong việc cập nhập thông tin. “Ngay như 5 camera mới lắp đặt tại các cổng trường, nhà trường cung cấp cho công an khu vực mật khẩu để đăng nhập kiểm tra khi có sự vụ, chứ chưa phải hệ thống theo dõi đồng bộ”, đại diện Công an phường Hàng Trống chia sẻ. Bên cạnh những ưu điểm khi lắp camera giám sát, kinh phí đầu tư là vấn đề được các địa phương quan tâm. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) cho biết, thời gian qua kinh phí để phường lắp camera giám sát chủ yếu lấy từ nguồn xã hội hóa. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp rất khó khăn, trong khi nếu lắp với số lượng lớn thì đòi hỏi kinh phí rất lớn. Vì vậy, cần thiết phải có ngân sách cấp trên hỗ trợ địa phương. Đại diện UBND quận Hà Đông cho biết, thực hiện kế hoạch của thành phố, UBND quận đã giao cho đơn vị chuyên môn khảo sát các điểm có thể lắp camera giám sát. Đồng thời, lên phương án cụ thể về lắp đặt, kinh phí đầu tư để báo cáo Quận ủy, UBND quận. Về kinh phí, vị đại diện này cho biết, hiện nay công tác khảo sát vẫn đang được tiến hành nên chưa có phương án cụ thể. Vì thế, phương án kinh phí đầu tư cũng chưa được đặt ra. Sau khi có phương án cụ thể, quận mới họp để đánh giá và đề xuất nguồn kinh phí phù hợp. Tại phiên chất vấn HĐND TP Hà Nội cuối năm 2023, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, hiện Hà Nội có 550 nút đèn tín hiệu và 605 mắt camera. 605 mắt camera được chia làm 3 loại: Loại đo lưu lượng, loại quan sát tổng thể, loại có thể nhận diện được để làm cơ sở xử lý vi phạm. Hệ thống mắt camera chủ yếu được lắp đặt từ năm 2014, đã cũ và lạc hậu. Ông Trung nêu ví dụ: Trên thế giới, các Thủ đô lớn như Moscow (Nga), Bắc Kinh (Trung Quốc) có hệ thống camera rất phát triển. Thủ đô Moscow có 400.000 mắt camera, riêng quận Triều Dương (Bắc Kinh) có 43.000 mắt camera. Họ sử dụng tối ưu hóa trí tuệ thông minh để quản lý xã hội, tham gia phục vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, điều tiết giao thông, xử lý vi phạm giao thông. Không chỉ xử lý về giao thông, camera còn quản lý, xử lý ngay cả lực lượng CSGT nhằm phòng chống tiêu cực. Hiện nay, Công an TP Hà Nội đã và đang chỉ đạo các phòng chức năng xây dựng, báo cáo UBND TP, Thành ủy cho xây dựng nền tảng tổng thể để phát triển hệ thống camera của TP (hiện nay Hà Nội chưa có quy hoạch tổng thể về hệ thống này). Công an TP Hà Nội mong Thành ủy, UBND, HĐND thành phố tạo điều kiện phê duyệt đề án phát triển hệ thống camera trong thời gian tới. TRẦN HOÀNG - THANH HIẾU Hiện nay, tất cả các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đều có hệ thống camera giám sát, tuy nhiên chất lượng chưa đồng bộ. Người hơn 10 năm làm cầu tạm nối hai bờ sông Ba UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá hiện trạng và nhu cầu triển khai hệ thống camera giám sát, xây dựng vị trí chung, tổng thể cho hệ thống camera của thành phố. Theo đó, thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức khảo sát nhu cầu cần triển khai lắp đặt camera tại tất cả các khu vực thuộc địa bàn quản lý. Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng và nhu cầu triển khai hệ thống camera giám sát, xây dựng vị trí chung, tổng thể cho hệ thống camera của thành phố. Hệ thống camera tại Đội Chỉ huy và điều khiển đèn tín hiệu (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội) NÂNG CẤP HỆ THỐNG CAMERA GIÁM SÁT Ở HÀ NỘI: Chờ quy hoạch tổng thể Sinh ra, lớn lên bên dòng sông Ba, ông Yan thấu hiểu nỗi vất vả của người dân nơi đây vì giao thông cách trở đôi bờ. Khoảng cách từ trung tâm xã Ia Kđăm sang xã Ia Ma Rơn (thuộc huyện Ia Pa) nếu đi theo đường chính sẽ kéo dài hơn 10km. Do đó, để thuận tiện cho việc giao thương hàng hóa, làm nương rẫy, nhiều người dân các xã Chư Mố, Ia Kđăm, Ia Ma Rơn (thuộc huyện Ia Pa) đành bất chấp nguy hiểm, chọn cách lội qua sông Ba sang bờ bên kia. Nhận thấy nguy hiểm rình rập khi lội sông, đặc biệt là các em nhỏ, năm 2016, ông Yan bàn với gia đình đầu tư làm cầu tạm qua sông Ba đoạn từ thôn Plei Kđăm (xã Ia Kđăm) sang thôn Plei Rngol (xã Ia Ma Rơn). “Nếu có cầu tạm qua đoạn sông này thì khoảng cách chỉ còn 1km, giúp bà con tiết kiệm được thời gian. Vì thế tôi đã xin phép chính quyền địa phương làm cầu tạm qua sông. Cầu dài hơn 300m, được làm từ những tấm ván ghép lại với nhau, chân cầu là các thân gỗ lớn đóng sâu xuống lòng sông”, ông Yan chia sẻ. Ông Yan cho hay, nỗi lo lớn nhất vào khoảng tháng 6 hằng năm, cứ mùa nước lên cầu lại bị nước lũ cuốn trôi. Nếu trôi mất rồi thì làm lại. Đầu năm khi nước sông cạn lại, ông lại cùng bà con dựng cầu. “Cầu này được dựng lại hơn một tháng đấy. Dịp này cả làng tôi cùng chung tay giúp sức, làm cả tuần mới xong. Ván, gỗ do gia đình chuẩn bị từ trước với tổng kinh phí khoảng 15 triệu đồng. Mấy năm đầu tôi làm cho người dân đi miễn phí nhưng cứ mùa mưa cầu lại bị cuốn trôi nên để có kinh phí duy trì, mỗi phương tiện xe mô tô chạy qua, tôi thu 5.000 đồng/lượt. Với xe đạp, người đi bộ, các cháu học sinh, tôi không thu tiền”, ông Yan bộc bạch. Nói là thu phí vậy thôi, chứ ông Yan tạo điều kiện cho bà con là chính, ai khó khăn ông cho qua cầu miễn phí, nhiều người để dồn, lâu lâu gửi ông một lần. Mỗi ngày có khoảng 60 lượt người, phương tiện qua sông. Cứ như vậy, hình ảnh ông lão trong chiếc lán căng tạm bên sông đã trở nên quen thuộc với người dân hai bên bờ sông gần 10 năm qua. Ông Ksor Miên - Phó Chủ tịch UBND xã Ia Kđăm cho biết, mặc dù đã có cây cầu kiên cố nối liền xã với trung tâm hành chính huyện nhưng để thuận tiện cho việc giao dịch hàng hóa và làm rẫy, nhiều người dân vẫn chọn đi cầu tạm để tiết kiệm thời gian. Cây cầu được làm bằng gỗ, do gia đình ông Ksor Yan đầu tư kinh phí. Trước khi dựng cầu, gia đình đều xin phép chính quyền địa phương, cam kết đảm bảo an toàn và gỗ dựng cầu được tận dụng từ vật liệu có sẵn, không chặt phá rừng. Mùa mưa lũ, chính quyền địa phương cùng lực lượng công an xã cử người túc trực, cắm biển tại 2 bên đầu cầu khuyến cáo người dân không qua lại để đảm bảo an toàn. TIỀN LÊ Cây cầu gỗ của ông Yan Không đành lòng chứng kiến cảnh nguy hiểm rình rập người dân mỗi lần lội qua sông Ba, ông Ksor Yan (65 tuổi, thôn Plei Kđăm, xã Ia Kđăm, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tự bỏ kinh phí làm cầu qua sông, giúp người dân đi lại thuận tiện. Mùa mưa tới cầu tạm bị cuốn trôi, ông Yan lại hì hục làm lại từ đầu.

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==