KINH TẾ 13 n Thứ Tư n Ngày 20/3/2024 THANH TOÁN KHÔNG TIỀN MẶT, CẦN “TIỆN” VÀ “LỢI” Thanh toán bằng chuyển khoản hay quét mã QR là những phương thức thanh toán không tiền mặt phổ biến hiện nay, giúp khách hàng thực hiện giao dịch nhanh gọn chỉ với một cú chạm. Nhân viên cửa hàng cũng không phải thu và trả tiền thừa cho khách hàng, giúp tối ưu thời gian phục vụ. Tuy nhiên, đối với các chủ cửa hàng, quán cafe, nhà hàng..., các phương thức thanh toán này vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Theo đó, khi khách thanh toán, nhân viên sẽ phải chụp lại giao dịch và đợi chủ tài khoản xác nhận đã nhận được tiền hay chưa. Điều này làm mất thời gian của cả khách hàng, nhân viên lẫn chủ cửa hàng. Chị Hoàng Oanh, chủ quán café có tiếng tại TPHCM cho biết: “Do đặc thù công việc kinh doanh là nghề tay trái nên mình ít có thời gian đến quán mà thường giao cho các bạn nhân viên xử lý. Nhưng riêng khâu thanh toán là mình luôn mất nhiều thời gian để túc trực điện thoại và xác nhận giao dịch thanh toán cho các bạn tại cửa hàng. Từ khi khai trương thêm 2 cửa hàng nữa, việc này đối với mình càng bất tiện hơn”. “Chưa kể đến việc nhiều vấn đề có thể phát sinh trong quá trình quản lý đơn hàng, doanh thu. Thế nên mình và nhân viên luôn phải chụp và đối chiếu các giao dịch online vào cuối ngày để đảm bảo không có sai sót; rất mất công”, anh Nguyễn Quang, chủ shop quần áo tại Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ thêm. Những bất tiện trên tuy không phải nghiêm trọng nhưng cũng là vấn đề mà rất nhiều chủ cửa hàng gặp phải. Xét về lâu dài, điều này ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng, gia tăng chi phí nhân sự và thời gian quản lý đối với các chủ cửa hàng. GIẢI PHÁP CHO CHỦ CỬA HÀNG QUẢN LÝ DÒNG TIỀN HIỆU QUẢ Thấu hiểu những bất tiện này, Ngân hàng BIDV đã cho ra mắt tính năng “chia sẻ biến động số dư” trên ứng dụng BIDV SmartBanking, giúp chủ Shop theo dõi và quản lý hiệu quả dòng tiền từ nhiều cửa hàng/nhân viên, với nhiều ưu điểm nổi bật như: Cập nhật biến động số dư mọi lúc mọi nơi, thông qua tin nhắn OTT trên BIDV SmartBanking; Đăng ký dễ dàng, an toàn, bảo mật; Chia sẻ biến động số dư tiền vào/ tiền ra của tài khoản cùng lúc cho nhiều người; Không giới hạn số người được chia sẻ biến động số dư của tài khoản Ngoài ra, tính năng còn cho phép người sử dụng linh hoạt lựa chọn chia sẻ hoặc không chia sẻ số dư tài khoản với người khác, giúp mở rộng phạm vi sử dụng của tính năng này cho các hội nhóm hay gia đình cần theo dõi những khoản thu chi chung như: quỹ lớp, quỹ hội/nhóm, quỹ chung của gia đình… Đây là tính năng đặc biệt phù hợp với khách hàng là chủ cửa hàng, vì giúp dễ dàng quản lý doanh thu từ xa mà vẫn bảo mật số dư tài khoản. Đồng thời, thông qua các tính năng này, nhân viên hoặc quản lý cửa hàng… có thể thuận tiện đối chiếu và kiểm soát tình trạng giao dịch, tránh các giao dịch giả mạo và tiết kiệm chi phí SMS hàng tháng thông báo số dư. Cụ thể, khi tài khoản ngân hàng của chủ shop phát sinh biến động số dư (tiền chuyển đến hoặc tiền chuyển đi) thì người được chia sẻ - nhân viên hoặc quản lý cửa hàng… sẽ nhận ngay lập tức thông tin giao dịch. Dịch vụ này được BIDV cung cấp với 2 gói “Trải nghiệm” và “Nâng cao”, để khách hàng lựa chọn và đăng ký ngay trên ứng dụng BIDV SmartBanking. Với nhu cầu chia sẻ cho 03 số điện thoại trở lên, khách hàng lựa chọn gói Nâng cao với mức phí chỉ 5.000 đồng/số điện thoại được chia sẻ/tháng, tính từ số điện thoại thứ 3, tối đa phí gói 50.000 đồng/tháng (chưa bao gồm VAT). Đối với người được chia sẻ, các SĐT nhận thông tin biến động số dư cần đăng ký BIDV SmartBanking và chọn nhận thông báo qua tin nhắn OTT. Bên cạnh tiện ích trên, BIDV miễn 100% giao dịch chuyển tiền và nhiều loại phí khác cho tiểu thương, chủ shop…, đặc biệt tặng tài khoản chọn tên Như Ý là số điện thoại, nickname và ưu đãi phí tài khoản số đẹp theo phong thuỷ… PV BIDV vừa ra mắt tính năng mới trên ứng dụng ngân hàng số BIDV SmartBanking. Tính năng mới này cho phép chủ cửa hàng quản lý doanh thu và chia sẻ biến động số dư đến tất cả nhân viên mà vẫn đảm bảo bảo mật số dư tài khoản. Để trải nghiệm tính năng mới, khách hàng có thể thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Đăng nhập BIDV SmartBanking, chọn tính năng “Biến động số dư”, chọn tiếp “Quản lý chia sẻ BĐSD” Bước 2: Chọn “Thêm người nhận chia sẻ BĐSD”, lựa chọn tài khoản chia sẻ, gói dịch vụ đăng ký, SĐT cần chia sẻ, nội dung chia sẻ theo hướng dẫn Bước 3: Nhập mã OTP để xác nhận đăng ký. Theo Chi hội Thẻ, Hiệp hội Ngân hàng, cả nước có hơn 140 triệu thẻ đang lưu hành, trong đó hơn 103 triệu thẻ nội địa và 36,7 triệu thẻ quốc tế với hơn 40 ngân hàng và 4 công ty tài chính tham gia phát hành thẻ. Sự phát triển của thẻ tăng qua các năm. Việc chạy đua phát hành thẻ để mở rộng thị phần, nhất là thẻ tín dụng cũng là một trong những kênh lợi nhuận lớn của ngân hàng trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng thấp như hiện nay. Theo tìm hiểu, lãi suất thẻ tín dụng rất cao, dao động từ 20 - 40%/ năm. Ngoài lãi suất thanh toán dư nợ chậm, ngân hàng còn áp dụng phí phạt thanh toán dư nợ chậm, lãi suất khi rút tiền mặt, phí rút tiền mặt... Theo các ngân hàng, sở dĩ lãi suất thẻ tín dụng cao do đây là khoản cho vay tín chấp, rủi ro cao. Ông Nguyễn Quang Minh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), cho biết thị trường thẻ đi vào ổn định chứ không phát triển nóng. Đây là xu hướng trong bối cảnh đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt. Ông Minh cho biết thêm, trên thị trường thẻ cả trong nước lẫn quốc tế lâu nay vẫn xảy ra các hiện tượng liên quan đến vấn đề quản lý tài chính cá nhân. Thậm chí, trên thế giới có thời kỳ có cả làn sóng chỉ dám dùng thẻ ghi nợ có nghĩa là có tiền thì tiêu, không có tiền thì thôi chứ không dám sử dụng thẻ tín dụng. “Thị trường thẻ lâu nay vẫn vậy nhưng không ai để ý. Khi có vụ việc thẻ tín dụng nợ 8,8 tỷ đồng nổi lên người dân mới quan tâm. Thậm chí, điều này gây tâm lý e ngại khi sử dụng thẻ tín dụng”, ông Minh nói. CẢ NGÂN HÀNG VÀ KHÁCH HÀNG CẦN NHÌN LẠI Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước khẳng định: “Việc sử dụng thẻ là xu hướng tất yếu trong thanh toán không dùng tiền mặt và không thể vì một, hai vụ việc mà ảnh hưởng”. Ông Tuấn đánh giá, sau vụ việc trên phải nhìn nhận từ 2 phía. “Hiện nay, phía ngân hàng cũng đặt ra chỉ tiêu phát hành thẻ và chỉ tiêu một số ngân hàng tương đối lớn, nên việc quảng bá lợi ích thẻ đôi khi chưa được tường minh”, ông Tuấn nói. Theo ông Tuấn, Điều 7 của Luật Tổ chức tín dụng cho phép các tổ chức tín dụng tự chủ, tự quyết định mức phí, lãi suất, điều khoản giữa ngân hàng và khách hàng trong phát hành thẻ tín dụng. Đây là quyền tự chủ của các tổ chức tín dụng. Điều này được thể hiện qua hợp đồng ký kết giữa ngân hàng với khách hàng trong việc mở, phát hành thẻ. Tuy nhiên, do hợp đồng dài quá, khách hàng không đọc và chỉ ký. Khi vi phạm sẽ bị xử lý theo hợp đồng. Ông Tuấn ví dụ, nhiều khuyến mãi mở thẻ không phải vô điều kiện mà những điều này được thực hiện khi khách hàng thực hiện chi tiêu một khoản nào đó trong tháng đầu tiên mới được miễn phí. Nếu khách không thực hiện điều này sẽ bị tính phí. Điều này gây hiểu nhầm và tranh chấp. Nhưng khi quảng cáo, ngân hàng chỉ nói miễn phí. “Vấn đề ở đây, phải nhìn nhận rằng từ phía ngân hàng từ chỉ tiêu, quảng cáo, điều khoản, chỉ đưa ra cho khách hàng thấy cái lợi nhưng nghĩa vụ của khách hàng lại không được thông tin đầy đủ. Quyền và nghĩa vụ phải đi đôi với nhau. Quyền thì to nhưng nghĩa vụ rất nhiều thứ như phải thanh toán trước hạn, đến hạn phải thanh toán hạn mức nào đó. Nếu không sẽ bị tính phí toàn bộ, lãi toàn bộ từ ngày chi tiêu thẻ. Trong hợp đồng có hết nhưng lại không được quảng bá ra bên ngoài. Điều đó vô hình trung nhiều khách hàng hiểu sai, hiểu không đúng”, ông Tuấn cho hay. Thậm chí, ông Tuấn cho rằng, có khách hàng quá hẹn 1 ngày thanh toán chỉ bị phạt lãi 1 ngày. Nhưng, với thẻ tín dụng, quá hẹn 1 ngày bị tính lãi từ đầu. Điều này cũng do tính chủ quan của khách hàng. “Do các ngân hàng hưởng ứng chỉ đạo chính phủ cung cấp khoản vay tín chấp. Người dùng vì không hiểu nên mở tràn lan tại nhiều ngân hàng nên không kiểm soát được chi tiêu của mình. Điều đấy, dẫn đến mất khả năng thanh toán của khách hàng”, ông Tuấn chia sẻ. Ông Tuấn khẳng định, ưu điểm của thẻ tín dụng là tiêu trước trả sau. “Đây là một loại tín dụng cho mình một khoảng thời gian 45 ngày không trả lãi. Đó là ưu điểm tồn tại phát triển đến tận bây giờ. Đặc biệt, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thấp, nền kinh tế còn chưa ổn định dẫn đến thu nhập người dân bấp bênh. Cái này như công cụ tuyệt vời hỗ trợ họ. Điều quan trọng, phải là người tiêu dùng thông minh”, ông Tuấn cho hay. Theo đó, ông Tuấn lưu ý, khi mở thẻ, khách hàng phải đảm bảo đúng quy định của ngân hàng. NGỌC MAI Thẻ tín dụng tăng trưởng theo các năm ẢNH: NHƯ Ý Sử dụng thẻ tín dụng thế nào cho hiệu quả? Sau vụ việc khách hàng nợ ngân hàng 8,8 tỷ đồng do chi tiêu qua thẻ tín dụng, nhiều khách hàng hoang mang, thậm chí quay lưng lại với thẻ này. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, nếu chủ thẻ biết cách chi tiêu, thẻ tín dụng sẽ mang lại lợi ích. DỄ QUẢN LÝ DOANH THU VỚI TÍNH NĂNG MỚI TRÊN BIDV SMARTBANKING: Chia sẻ biến động số dư Doanh nghiệp - Phát triển
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==