DIỆN TÍCH ĐẤT Ở SAU KHI TÁCH THỬA TĂNG GẤP ĐÔI Theo mục b, khoản 1, Điều 14, Quyết định số 61/2024/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội (có hiệu lực từ ngày 7/10/2024), tại các xã đồng bằng trên địa bàn thành phố, đất ở sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu là 80m2. Đồng thời, chiều rộng cạnh tiếp giáp với đường giao thông công cộng hiện có hoặc lối đi được hình thành khi tách thửa phải đảm bảo 5m trở lên. Được biết, trước khi quyết định này có hiệu lực, việc tách thửa tại khu vực nông thôn trên địa bàn Hà Nội thực hiện theo Quyết định 20/2017/QĐ-UBND ngày 1/6/2017. Theo đó, diện tích các thửa đất sau khi tách thửa không nhỏ hơn 50% hạn mức giao đất ở (mức tối thiểu là 80m) đối với các xã đồng bằng. Như thế, theo Quyết định số 20/2017, diện tích đất ở sau khi tách thửa tại các xã đồng bằng từ 40m2 trở lên. Tuy nhiên, theo Quyết định 61/2024, thì diện tích đất tại các xã vùng đồng bằng sau khi tách thửa đã tăng gấp đôi. Theo UBND thành phố Hà Nội, việc tăng diện tích sau khi tách thửa nhằm bảo đảm quy hoạch hợp lý, tránh chia nhỏ thửa đất quá mức. Sau khi quyết định trên được ban hành, dư luận đã có nhiều ý kiến trái chiều. Bà Nguyễn Thị Thảo (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức) cho rằng, đất ở của gia đình rất rộng, nên việc tách thửa đảm bảo 80m2 sẽ không ảnh hưởng đến gia đình, thậm chí thửa đất còn vuông vắn hơn. “Nhà tôi có hơn 300m2, trong khi có 2 đứa con. Gia đình tôi dự tính, sẽ tách cho mỗi đứa 80m2, cùng với phần làm đường, gia đình tôi vẫn còn hơn 100m2”, bà Thảo chia sẻ. Ông Nguyễn Văn Phấn, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Thái (huyện Phú Xuyên) cho rằng, ở nông thôn người dân đã quen ở nhà rộng rãi. Vì thế, đất ở của các gia đình hầu hết đều rất rộng, trung bình vài trăm m2. Thậm chí, một số gia đình có diện tích cả nghìn m2. “Nếu yêu cầu tách thửa từ 80m2 như quy định cũng không ảnh hưởng nhiều đến các gia đình ở nông thôn”, ông Phấn nói. CẦN TÍNH ĐẾN YẾU TỐ XÃ “ĐẶC THÙ” Tuy nhiên, việc Hà Nội tăng diện tích đất ở sau khi tách thửa khiến nhiều hộ dân đặc biệt tại các làng nghề bức xúc. Ông Phùng Văn Vinh, cán bộ địa chính xã Canh Nậu (huyện Thạch Thất) cho biết, sau khi quy định trên có hiệu lực, cán bộ địa chính như ông thường “ngồi chơi, xơi nước”. Bởi lẽ, không nhiều gia đình đến UBND xã thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến tách thửa do không đáp ứng được yêu cầu về diện tích. “Đất ở làng nghề như Canh Nậu giá rất cao. Vì thế, những hộ có diện tích đất ở khoảng 200m2 tại địa phương đếm trên đầu ngón tay”, ông Vinh nói. Theo ông Vinh, nếu như trước đây, gia đình có 100m2, có thể tách làm 2 thửa để chia cho con hoặc chuyển nhượng thì giờ đây họ không thể. Hơn nữa, đất đấu giá, đất phân lô thời gian qua cũng chỉ chia thành các lô có diện tích từ vài chục m2 đến 120m2. Vì thế, nếu gia đình có 2 anh em muốn chia đôi để sản xuất kinh doanh cũng không được. Nhiều hộ gia đình đã đến UBND xã kiến nghị về vấn đề này. “Chúng tôi đề nghị thành phố cần điều chỉnh quy định về diện tích tối thiểu sau khi tách thửa theo hướng giảm diện tích. Hoặc thành phố có thể điều chỉnh theo hướng có cơ chế đặc thù cho các làng nghề”, ông Vinh đề xuất. Theo thống kê, trên địa bàn Hà Nội hiện có 806 làng nghề và làng có nghề. Vì thế, việc tăng diện tích đất ở sau khi tách thửa đã ảnh hưởng đến cả ngàn hộ dân. Ông Nguyễn Văn Tiến (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) cho rằng, tại Bát Tràng, giá đất cao như ở trung tâm thành phố. “Tiết kiệm nhiều năm, đến năm 2018 gia đình tôi mới mua được mảnh đất 110m2 để sản xuất. Tôi cũng tính năm sau sẽ tách đôi chia cho 2 đứa con. Thế nhưng, theo quy định mới thì chẳng thể tách thửa được nữa”, ông Nguyễn Văn Tính, người dân xã Bát Tràng chia sẻ. Vấn đề này, lãnh đạo UBND huyện Thạch Thất cũng cho rằng, thành phố cần điều chỉnh lại Quyết định số 61 theo hướng giảm diện tích đất ở tại các xã vùng đồng bằng sau khi tách thửa. Bởi lẽ, thực tế đã bộc lộ nhiều bất cập, nhất là tại Thạch Thất vốn có rất nhiều làng nghề. “Tôi cho rằng, đối với đất ở tại các xã đồng bằng nên điều chỉnh sau khi tách thửa đảm bảo diện tích tối thiểu khoảng 50m2 là phù hợp”, vị lãnh đạo này đề xuất. Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng (Trưởng Văn phòng Luật sư Kết Nối, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, việc tăng diện tích đất ở sau khi tách thửa tại các xã đồng bằng sẽ đẩy giá BĐS tại khu vực tăng cao. Bởi lẽ, rất nhiều gia đình không đáp ứng được yêu cầu tách thửa, nên muốn cho con, cháu phải mua đất dự án, nhà dự án. Khi đó, giá đất nền tại các dự án cũng tăng theo. Nhiều người nhìn thấy vấn đề này nên khi các huyện tổ chức đấu giá đất đã thổi giá, dẫn đến giá đất tại khu vực nông thôn cũng tăng lên. Hơn nữa, hiện nay Bảng giá đất thành phố đang áp dụng tại khu vực nông thôn rất thấp, chỉ từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng/m2. Dẫn đến, khi thu hồi đất triển khai dự án, người dân sẽ khiếu nại, kiện cáo kéo dài ảnh hưởng đến tình hình trật tự địa phương, luật sư Hùng nói. THANH HIẾU 14 n Thứ Năm n Ngày 31/10/2024 “Sau khi quy định có hiệu lực, chúng tôi thường nói vui rằng cán bộ địa chính xã phải ngồi chơi. Bởi rất ít hộ dân đến làm thủ tục hành chính liên quan đến tách thửa đất ở, do hầu hết không đáp ứng được yêu cầu”, ông Phùng Văn Vinh, cán bộ địa chính xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, chia sẻ. QUY ĐỊNH TÁCH THỬA ĐẤT Ở TẠI XÃ ĐỒNG BẰNG TỐI THIỂU 80M2: Cần tính đến yếu tố xã đặc thù NHỊP SỐNG THỦ ĐÔ Một khu đất đấu giá có diện tích trung bình từ 80-150m2 không đáp ứng quy định về tách thửa Xét các tiêu chí về mật độ dân cư, hạ tầng giao thông và khả năng phục vụ của vận tải hành khách công cộng, cơ quan soạn thảo xác định, địa bàn các quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng đều có những khu vực đủ điều kiện để xác định là vùng phát thải thấp. “Chúng tôi chỉ lựa chọn đơn vị hành chính là cấp quận, huyện, thị xã để thực hiện kế hoạch, còn khu vực được xác định là vùng phát thải thấp cần phải hạn chế phương tiện giao thông là do các quận, huyện lên danh sách, trình cơ quan có thẩm quyền để thực hiện” - đại diện Sở TN&MT (cơ quan soạn thảo kế hoạch), thông tin. Theo đại diện Sở TN&MT Hà Nội, không chỉ một khu vực, một vùng mà trong một quận, huyện hoặc thị xã có thể có nhiều vùng được chọn là vùng có phát thải thấp. Đề cập đến khu vực cụ thể đã được ban soạn thảo khảo sát, làm việc với đơn vị hành chính để đề xuất là vùng có phát thải thấp thực hiện thí điểm từ năm 2025, đại diện Sở TN&MT Hà Nội cho biết, với hạ tầng giao thông hoàn thiện, mật độ dân cư đông và hệ thống giao thông, biển báo đồng bộ, đặc biệt địa bàn lại có các tuyến phố đi bộ, phố cổ đang cấm hoàn toàn phương tiện giao thông vào cuối tuần nên quận Hoàn Kiếm sẽ là khu vực được chọn để thí điểm vùng phát thải thấp. “Khi quận Hoàn Kiếm được chọn để thực hiện thì không phải toàn bộ địa bàn quận Hoàn Kiếm sẽ hạn chế phương tiện giao thông đi vào, mà chính quyền quận sẽ lựa chọn ra một số khu vực có đủ điều kiện ví dụ xung quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm, khu vực phố cổ… để thực hiện vùng phát thải thấp, các khu vực còn lại phương tiện vẫn đi lại bình thường theo phương án tổ chức, phân luồng giao thông của thành phố”, đại diện Ban soạn thảo thông tin. HẠN CHẾ XE Ô TÔ CHẠY DẦU VÀ XE MÁY NIÊN HẠN LÂU NĂM Đại diện Ban soạn thảo cho biết, hiện nay khu vực Hồ Hoàn Kiếm và phố cổ đã cấm “cứng” các loại xe tải, xe đầu kéo, xe container, xe chở khách lớn đi vào, tiếp đó vào cuối tuần còn thực hiện cấm tuyệt đối phương tiện giao thông từ xe máy, ô tô con đến xe buýt… đi vào, do vậy khi triển khai vùng phát thải thấp, dựa vào các tiêu chí đưa ra cơ quan thực hiện chỉ cần đề xuất và lắp đặt thêm các biển báo hạn chế phương tiện theo giờ, hoặc cấm các xe không vào vùng phát thải thấp. Cụ thể, cùng với xe tải, xe đầu kéo, container đang bị cấm và có biển báo, khi thực hiện vùng phát thải thấp, cơ quan thực hiện chỉ cần có thêm các thông báo, biển báo hạn chế theo giờ, hoặc cấm các loại xe đang có mức xả thải cao, ví dụ như xe ô tô chạy dầu diesel, xe ô tô kinh doanh vận tải (taxi, xe hợp đồng…) có niên hạn khai thác trên 10 năm, xe máy cũ có niên hạn sử dụng lâu năm không đi vào vùng phát thải thấp. Để hình thành các vùng phát thải thấp (vùng an toàn) được nêu trong Luật Thủ đô vừa được Quốc hội thông qua, UBND thành phố Hà Nội đang giao cho Sở TN&MT xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp trên địa bàn thành phố. TRỌNG ĐẢNG Sẽ thí điểm hạn chế, cấm phương tiện giao thông Quận Hoàn Kiếm là một trong những khu vực có đủ điều kiện để xác định là vùng an toàn về môi trường. Hà Nội sẽ thí điểm hạn chế, cấm phương tiện giao thông tại một số khu vực để xây dựng vùng an toàn về môi trường ẢNH: A.TRỌNG Ông Nguyễn Văn Kiên, giảng viên Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội cho rằng, việc tăng diện tích đất ở sau khi tách thửa tại các xã đồng bằng ban đầu người dân có gặp một chút khó khăn. Tuy nhiên, về lâu dài sẽ không còn những thửa đất nhỏ trong ngõ sâu, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn. VĂN MINH - ĐÔ THỊ
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==