13 TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Thứ Năm n Ngày 31/10/2024 Cụ thể, tổng tài sản của ABBANK tại thời điểm cuối quý 3/2024 đạt 164.115 tỷ đồng, tăng 8% so với cuối quý 2/2024, tăng 1,3% so với đầu năm; Tổng huy động đạt 147.018 tỷ đồng, tăng 8,8% so với quý 2, tăng 1,6% so với đầu năm; Tổng dư nợ tăng 6,3% so với quý 2 và tăng 3,5% so với đầu năm. Khung vốn vững chắc của ABBANK tiếp tục được thể hiện thông qua việc hệ số an toàn vốn (CAR) đạt 11,02% - luôn ở trong nhóm các ngân hàng có mức an toàn vốn cao so với mức 8% theo quy định của NHNN. ABBANK cũng đã ghi nhận kết quả tích cực từ công tác chuyển đổi số với số lượng giao dịch trên một khách hàng có xu hướng tăng đều từ đầu năm. Riêng trong Quý 3/2024, số lượng giao dịch qua Ngân hàng số của khách hàng tại ABBANK có sự tăng trưởng mạnh mẽ: với khách hàng cá nhân tăng 47% so với Quý 2 và tăng 82% so với cùng kỳ 2023; Với khách hàng doanh nghiệp tăng ấn tượng 248% so với Quý 2 và tăng 145% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, số lượng giao dịch online của khách hàng doanh nghiệp tăng xuất phát từ việc ABBANK đã bắt đầu giới thiệu đến các khách hàng nền tảng Ngân hàng số ABBANK Business hoàn toàn mới với nhiều tính năng tiện ích, hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản trị tài chính doanh nghiệp. Quý 3/2024, ABBANK cũng đạt lãi từ hoạt động dịch vụ ở mức 290 tỷ đồng, tăng 43% so với cuối Quý 2/2024. Tỷ lệ nợ xấu của ABBANK tính đến ngày 30/9/2024 tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ và duy trì dưới mức 3% theo quy định tại Thông tư số 11/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Nhằm chủ động thận trọng hơn trong hoạt động cấp tín dụng, ABBANK thực hiện trích lập 1.166 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 53%, cùng với đó là danh mục tài sản đảm bảo có giá trị cao. Lợi nhuận trước thuế 9 tháng năm 2024 của ABBANK đạt 252 tỷ đồng. Mức lợi nhuận đạt thấp hơn so với kỳ vọng do: Ngân hàng tăng cường trích lập dự phòng theo diễn biến thực tế cũng như bối cảnh chung về tổng cầu thị trường bị tác động tiêu cực do ảnh hưởng của thiên tai. Nhằm tiếp sức cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi, trong tháng 9/2024 ABBANK đã công bố áp dụng giảm lãi suất cho vay lên tới 1,5%/năm cho các khách hàng cá nhân có khoản vay sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng và giảm lãi suất tối đa 1%/năm cho khách hàng SMEs hiện hữu. Bên cạnh chính sách hỗ trợ khách hàng khắc phục sau thiên tai, nhiều chương trình hỗ trợ về lãi suất phát triển sản xuất kinh doanh tiếp tục được ABBANK triển khai xuyên suốt từ đầu năm 2024, như: Chương trình "Kết nối nhu cầu - Mở rộng giải pháp" dành cho khách hàng SME với tổng hạn mức lên đến 8.000 tỷ đồng, lãi suất đặc biệt ưu đãi từ 5%/năm; hay chương trình “Vay vốn dễ dàng - Kinh doanh như ý” dành cho khách hàng cá nhân với lãi suất chỉ từ 4,99%/năm cùng nhiều gói giải pháp tiện ích khác. PV ABBANK và những bước tiến vững chắc Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) đang có những bước tiến lớn trong hoạt động kinh doanh với nhiều chỉ số tài chính và chuyển đổi số nổi bật, cùng sự cam kết đồng hành cùng khách hàng, đặc biệt là trong các tình huống khó khăn. Tính đến hết ngày 30/9/2024, ABBANK đã đạt những cột mốc ấn tượng về số lượng giao dịch qua kênh số hóa, tăng trưởng tín dụng, và bảo đảm khung vốn vững chắc. Quý 3/2024, tổng dư nợ của ABBANK tăng 3,5% so với đầu năm NGÀNH NGÂN HÀNG CHUYỂN ĐỔI SỐ MẠNH MẼ Theo Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng, từ mở tài khoản bằng eKYC (năm 2021) đến việc chỉ cho phép mở tài khoản bằng căn cước công dân có gắn chip từ 1/10/2024, triển khai bảo lãnh cũng như cho vay trực tuyến hoàn toàn,... Đến nay, nhiều ngân hàng thương mại ghi nhận tỷ lệ giao dịch trên kênh số đạt khoảng 97-98%. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng còn đóng vai trò kết nối với các ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Đối với quá trình chuyển đổi số, ngành đã kết nối và tích hợp với dữ liệu của Bộ Công an, ngành viễn thông... “Kết nối và tích hợp là điểm mới, điểm sáng mà ngành ngân hàng đã làm được”, ông Phạm Tiến Dũng nói. Tuy nhiên, việc tích hợp với nhiều đơn vị cũng mang đến những nguy cơ liên quan đến an toàn bảo mật và gián đoạn vận hành. Hiện tại, dữ liệu cho thấy chúng ta có hàng chục triệu khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. “Thử tưởng tượng, điều gì sẽ xảy ra nếu hệ thống ngân hàng dừng hoạt động 5 phút? Tác động chắc chắn sẽ vô cùng lớn. Do đó, sau khi đã phủ sóng sản phẩm dịch vụ trên diện rộng, chúng ta phải hướng tới đảm bảo an toàn hoạt động và chiều sâu cho sản phẩm dịch vụ đó. Đây là thời điểm các ngân hàng phải quan tâm đến việc đảm bảo chất lượng tốt nhất cho các sản phẩm dịch vụ của mình”, Phó Thống đốc nhấn mạnh. Ông Dũng cho hay, sau khi Ngân hàng Nhà nước triển khai Quyết định 2345, Thông tư 17, số vụ việc lừa đảo đối với khách hàng cá nhân đã giảm rõ rệt. Dù vậy, không có một biện pháp nào là triệt để và hoàn hảo. “Các văn bản trên đã siết chặt việc mở tài khoản chính chủ khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, từ đây xảy ra tình trạng lách quy định bằng mở tài khoản doanh nghiệp, lách xác thực sinh trắc học để phục vụ mục đích gian lận”, ông Dũng nói. Theo ông Dũng, thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ chú trọng hơn tới hoạt động mở tài khoản của doanh nghiệp, để đảm bảo xác thực được người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp. Khi thực hiện giao dịch doanh nghiệp, nếu giao dịch lớn thì cần chữ ký để xác định người chịu trách nhiệm, đảm bảo khi xảy ra vấn đề thì truy vết được người ký. Tại Hội thảo, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam thông tin thêm, trong 7 tháng đầu năm 2024, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng hơn 58,4% về số lượng và 35,1% về giá trị; qua kênh Internet tăng tương ứng 49,8% và 33,7%; qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 59% và gần 38%, qua QR Code tăng 106,8% về số lượng và 105,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, giao dịch qua ATM giảm 13,4% về số lượng và giảm 6,13% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023, cho thấy xu hướng dịch chuyển của người dân sang thanh toán không tiền mặt. “Đến nay, có hơn 37 triệu lượt khách hàng đăng ký thông tin sinh trắc học thành công. Đây được xem là một bước tiến tích cực giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người dùng trước các gian lận, lừa đảo", ông Hùng nói. Toàn ngành đã tập trung làm sạch 51 triệu dữ liệu khách hàng tại Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam và các tổ chức tín dụng, đảm bảo 100% dữ liệu khách hàng được xác minh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. BẢO MẬT THÔNG TIN NGƯỜI DÙNG ĐƯỢC NÂNG CAO Ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết, những chuyển biến tích cực của ngành ngân hàng không chỉ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn tạo ra nhiều cơ hội mới cho các ngân hàng trong phục vụ khách hàng và nâng cao trải nghiệm người dùng. “Tuy vậy, bên cạnh những cơ hội, ngành ngân hàng cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Cạnh tranh ngày càng gia tăng, yêu cầu về bảo mật thông tin và sự tuân thủ quy định pháp luật ngày càng nghiêm ngặt hơn”, ông Hùng cho hay. Đại tá Triệu Mạnh Tùng, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - A05 (Bộ Công an), những năm qua, nhiều ngân hàng đã chủ động triển khai các biện pháp để bảo vệ khách hàng của mình như rà soát trong phạm vi khách hàng của mình, những trường hợp nào, tài khoản nào tiềm ẩn rủi ro. Tuy vậy, đại diện A05 cũng cho biết, thực tế kiểm tra cho thấy, vẫn có những ngân hàng chưa thực sự quan tâm rà soát, đánh giá và tự phân loại khách hàng của mình để chủ động phòng ngừa những nguy cơ, rủi ro cho người dùng dịch vụ của đơn vị mình. NGỌC MAI Giao dịch ngân hàng trên kênh số đạt 98% Tại Hội thảo và Triển lãm Smart Banking 2024 ngày 29/10, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng khẳng định, về không gian pháp lý đối với chuyển đổi số, ngành ngân hàng rất mở và đạt được những thành quả nổi bật. Giao dịch ngân hàng trên kênh số đạt 97 - 98%. Các chuyên gia đều cho rằng, thời gian tới hệ thống của các ngân hàng phải được nâng cao hơn nữa sức đề kháng, với năng lực an toàn, an ninh mạng toàn diện để có thể chống lại các tác nhân tấn công từ cả bên trong và bên ngoài hệ thống. Song song đó, các ngân hàng cũng được khuyến nghị cần tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho khách hàng, bảo vệ người dùng khỏi những nguy cơ, rủi ro an toàn thông tin và lừa đảo trực tuyến. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng Đến nay, nhiều ngân hàng thương mại ghi nhận tỷ lệ giao dịch trên kênh số đạt khoảng 97-98% ẢNH HỒNG VĨNH
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==