9 n Thứ Năm n Ngày 29/8/2024 VĂN HÓA - GIẢI TRÍ viết bài, vẫn còn bóng người đu bám trên đó. Những người mà tôi gặp lại ở trụ điện số 9 hoàn toàn mới. Cũng là người của Công ty Xây lắp điện 4, nhưng họ là đội kéo dây, thay cho đội thi công lắp ghép trước đây. Vừa chỉ huy anh em kéo dây, vừa trò chuyện với chúng tôi, anh Ngô Khương Duy, đội trưởng đội 5 cho biết: Ở khu vực Đèo Ngang này, đến nay cơ bản đã hoàn thành việc kéo dây. Chỉ duy nhất trụ điện số 9, anh em đang hoàn tất những công đoạn cuối cùng và phải hoàn thành trong ngày hôm nay, để ngày mai đóng điện, nối từ Trạm biến áp 500kV Quảng Trạch (Quảng Bình) ra Trạm biến áp 500kV Quỳnh Lưu (Nghệ An). Đội của anh Duy có 24 người, được giao phụ trách kéo hơn 1km đường dây về gần đến Trạm biến áp 500kV. Tất cả đã hoàn thành, chỉ còn duy nhất việc nối dây tại trụ số 9. Cũng như đội lắp ráp trước đây, anh Duy lắc đầu ngao ngán khi nói về sự “khó nhằn” của cái trụ điện số 9 này. Chỉ tay về phía Bắc đỉnh trụ, anh Duy nói: “Trụ điện này nó nằm ở ngã ba và bị kẹp giữa hai đường dây, trong lúc đó, đường dây của nó lại vượt lên trên hai đường dây kia. Để đưa một sợi dây lên đến đỉnh hoàn toàn không hề đơn giản, buộc phải cắt điện ở hai đường dây kia để tránh nhiễm từ, phóng điện gây nguy hiểm”. Theo anh Duy, việc kéo dây vượt đường dây khác thì nhiều nơi vẫn có nhưng ở trụ điện số 9 này nó khó khăn gấp bội phần. Gió Lào quá lớn, vượt nhiều lần mức an toàn. Hơn nữa, loại siêu cần cẩu dùng để cẩu dây điện lại rất hiện đại, có cảm ứng, gió quá to gây rung lắc là nó không cho phép vươn cần lên cao. “Anh em chúng tôi đánh vật với gió Lào ở trụ điện này mất hơn 1 tuần. May mấy hôm nay dịu gió, nên anh em mới có điều kiện để thi công” - anh Duy kể. Anh Duy cho biết: Hơn hai mươi người trong đội kéo dây của anh đều có thâm niên trong nghề, nhưng ở trụ điện số 9 này không phải ai cũng có thể trèo lên đỉnh cột để thi công. Những người được lựa chọn lên đó, ngoài thâm niên, kinh nghiệm còn phải có sức khoẻ để chống chọi với gió Lào. Chỉ cần sơ suất là gió thổi bay người văng ra khỏi trụ điện. Anh Duy quê ở tỉnh Bắc Giang, thế nhưng từ giữa tháng 3/2024 đến nay, anh và anh em trong đội chưa ai được về nhà. Đội của anh thi công đường dây 500kV - mạch 3 này từ phía Bắc vào, hết lắp ghép trụ điện vùng đồng bằng Bắc bộ, rồi sang Nam Định, Thanh Hoá xong thì vào vùng Đèo Ngang này kéo dây. Anh Duy tâm sự: “Hôm nay là ngày làm việc cuối cùng của anh em ở đường dây mạch 3 này, ai cũng phấn chấn, nỗ lực để kết thúc sớm công việc. Chắc chắn anh em sẽ được công ty cho xả hơi một thời gian rồi lại lên đường đến một nơi xa xôi nào đó tiếp tục công việc. Dân thi công điện là thế, nay đây, mai đó, xa nhà, xa người thân, gia đình… nhiều khi cũng nhớ, cũng cô đơn, nhưng tất cả sẽ xoá nhoà trong niềm hân hoan, khi mỗi đường dây được đóng điện an toàn. (Còn nữa) H.N Nam an toàn. Thời gian tới, bảo tàng tiếp tục nghiên cứu toàn diện giá trị cổ vật để cung cấp thêm thông tin tới công chúng. “Quá trình trao trả, tiếp nhận cổ vật được triển khai từ nhiều năm nay. Mỗi hiện vật, bảo vật đòi hỏi quy trình hồi hương khác nhau, có những thuận lợi và khó khăn riêng. Các đợt tiếp nhận đều để lại kinh nghiệm, bài học cho đơn vị tổ chức. Với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, việc xã hội hóa, huy động nguồn lực bên ngoài giúp hành trình hồi hương cổ vật hiệu quả hơn. Đó cũng là hình thức nâng cao trách nhiệm cộng đồng, tình yêu di sản đối với các cá nhân, tổ chức”, bà Hoan nói. PGS.TS Trương Quốc Bình, nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa đánh giá cao những nỗ lực của Bảo tàng Lịch sử quốc gia trong việc hồi hương thành công tượng nữ thần Durga. “Nhằm thực thi ý tưởng của UNESCO, nhiều nước đã đồng ý trao trả những hiện vật, di vật bị đưa ra nước ngoài một cách trái phép. Tôi đánh giá rất cao sự quan tâm của chính phủ Anh, chính phủ Mỹ đã quyết định trao trả bức tượng cho Việt Nam. Việc trao trả lần này cũng có ý nghĩa khác so với những lần hồi hương cổ vật từ các cuộc đấu giá”, PGS.TS Trương Quốc Bình nêu. Tượng nữ thần Durga là biểu tượng của văn hóa Champa - một cộng đồng dân tộc có ý nghĩa rất lớn trong văn hóa Việt. Từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ 18, người Champa đã để lại nền di sản văn hóa rất nổi trội. “Trong 292 di vật được công nhận là bảo vật quốc gia có rất nhiều cổ vật Champa. Việc tiếp nhận tượng nữ thần Durga góp phần làm phong phú thêm bộ sưu tập di sản văn hóa Champa. Những di vật này không chỉ có ý nghĩa về mặt ngoại giao mà còn có ý nghĩa về mặt văn hóa nghệ thuật”, PGS. TS Trương Quốc Bình nêu. Do những yếu tố khách quan, nhiều cổ vật quý hiếm của Việt Nam thất thoát, lưu lạc ra nước ngoài. Các chuyên gia cho rằng, cần nâng cao ý thức bảo vệ di sản cho người dân ngay tại các di tích, nơi lưu giữ cổ vật. Nạn buôn bán cổ vật vì thế sẽ giảm đi. “Bảo tàng Lịch sử quốc gia đề xuất có thêm quy định cho những trường hợp hồi hương cổ vật cụ thể. Bộ VHTT&DL đã tiếp thu để bổ sung vào Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)”, lãnh đạo bảo tàng chia sẻ. Theo lãnh đạo Cục Di sản văn hóa, Việt Nam luôn nỗ lực trong các quan hệ ngoại giao để cùng các nước nhận diện di sản văn hóa Việt Nam bị đưa ra nước ngoài bất hợp pháp trong quá khứ, tìm cách đưa các di sản văn hóa này về với vị trí nguyên gốc của di sản. Chỉ có như vậy, giá trị của di sản văn hóa mới được bảo tồn và phát huy, trở thành minh chứng về cội nguồn văn hóa của dân tộc. NGỌC ÁNH- GIA LINH Anh em công nhân đang hoàn tất những công đoạn cuối cùng tại trụ điện số 9 Toàn cảnh khu biến áp mới xây dựng đang chờ ngày đóng điện quốc gia Ông Nguyễn Đình Thọ, Phó giám đốc Ban Quản lí dự án (BQLDA) các công trình điện miền Trung cho biết: Ông được giao phụ trách thi công đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đi Quỳnh Lưu (Nghệ An), với chiều dài 225km. Có thể nói, đây là đoạn đường dây khó thi công nhất trong toàn tuyến vì địa hình đồi núi phức tạp. Với tinh thần “vượt nắng thắng mưa”, toàn bộ lãnh đạo BQLDA và anh em công nhân đã gắng sức bằng hai, bằng ba để không phụ tâm huyết của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và sự mong mỏi của nhân dân. Đến thời điểm này, tất cả đã hoàn thành, chỉ chờ thời khắc bấm nút khánh thành. Ngày 27/8, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Vũ Khắc Huy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Kiên Giang cho biết, dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay dự báo khách quốc tế đến Phú Quốc tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ, chủ yếu khách đến từ Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nga… Đối với khách nội địa, ông Huy nhận định, sẽ không tăng vì sắp bước vào năm học mới, các gia đình ít lựa chọn điểm nghỉ xa. Do đó, du khách nội địa thường tập trung vào các điểm đến gần và dễ di chuyển, vừa tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại vừa tăng trải nghiệm. Ông Huy cho biết, để đón lượng khách tăng dịp nghỉ Lễ 2/9, các doanh nghiệp du lịch tại Phú Quốc thực hiện nhiều chương trình kích cầu hấp dẫn để thu hút du khách. Nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng trên đảo áp dụng chương trình giảm giá và các gói dịch vụ đặc biệt, hỗ trợ khách quốc tế làm thủ tục nhanh chóng, tăng khuyến mãi, bỏ phụ thu… Bên cạnh những trải nghiệm thiên nhiên hấp dẫn, Nam đảo Phú Quốc còn nổi lên là một điểm đến vui suốt 24/7, du khách có thể “sống ảo” không kém trời Âu, công trình biểu tượng Cầu Hôn, show diễn rối Việt, show diễn nụ hôn của biển cả và thiên đường mua sắm, ẩm thực, chợ đêm… Đại diện Sun Group cho biết, dịp nghỉ Lễ 2/9 năm nay, các khu vui chơi và giải trí cũng dành nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho khách nội địa dịp nghỉ lễ, giá cáp treo giảm 21% cho khách nội địa; mua vé cáp treo tặng vé tham quan Cầu Hôn; ưu đãi giảm giá vé xem các show diễn. Đặc biệt, từ đầu tháng 8, Sun Group ra mắt tour trải nghiệm xe bus 2 tầng, đưa du khách vào hành trình ngắm nhìn Phú Quốc, chuyến xe sẽ đón và đưa du khách qua 7 địa điểm, kéo dài dưới 1 tiếng đồng hồ, thuyền thúng, thể thao dưới nước... Trong khi đó, dù dự báo khách nội địa dịp lễ 2/9 tăng không nhiều, nhưng giá vé máy bay khứ hồi từ các thành phố lớn đi Phú Quốc như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng ở mức khá cao. Cụ thể, giá vé máy bay khứ hồi chặng Hà Nội - Phú Quốc và ngược lại từ ngày 31/8 đến 3/9 dao động từ 6,3 - 8,2 triệu đồng/vé/ khách; chặng TPHCM - Phú Quốc giá vé dao động từ 2,9 - 3,5 triệu đồng/vé/khách; Phú Quốc - Hải Phòng giá vé hơn 5 triệu đồng/vé/ khách. Ngoài ra, hiện đường bay nội địa thường lệ tới Phú Quốc chỉ còn duy trì kết nối với Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, các đường bay khác như Cần Thơ, Đà Nẵng, Vinh, Đà Lạt… đi/đến Phú Quốc đang tiếp tục tạm ngưng khai thác hơn 1 năm nay. Ông Bùi Quốc Thái, Giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang cho biết, để chuẩn bị tốt cho đón khách dịp nghỉ Lễ 2/9, sở đã có văn bản yêu cầu các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, phòng văn hoá thông tin các huyện, thành phố tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động du lịch. Trong đó, tập trung vào giám sát các khu, điểm du lịch, khu vui chơi, giải trí. Đồng thời, chấn chỉnh, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về du lịch và quy định có liên quan nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh an toàn cho khách du lịch, chất lượng dịch vụ. “Các đơn vị kinh doanh dịch vụ thực nghiêm các quy định về giá, niêm yết công khai giá dịch vụ; không tuỳ tiện tăng giá, ép giá, chèo kéo du khách gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh du lịch địa phương Sở duy trì đường dây nóng hỗ trợ, giải quyết khiếu nại của du khách. Ngoài các giải pháp kích cầu, Phú Quốc giám sát, kiểm soát chặt chẽ đơn vị lữ hành, yêu cầu chỉ sử dụng hướng dẫn viên du lịch đủ điều kiện hành nghề theo quy định”, lãnh đạo Sở Du lịch Kiên Giang thông tin. NHẬT HUY Phú Quốc thu hút khách dịp lễ 2/9 Chợ đêm Phú Quốc Dịp lễ 2/9 năm nay được nghỉ 4 ngày, các điểm du lịch ở Phú Quốc đã xây dựng kế hoạch với nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá nhằm thu hút du khách. Khách quốc tế tới Phú Quốc dự báo tăng mạnh, nhưng khách nội địa vẫn không nhiều đột biến.
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==