8 VĂN HÓA - GIẢI TRÍ n Thứ Năm n Ngày 29/8/2024 TẤT BẬT Trạm biến áp 500kV Quảng Trạch nằm dưới chân đèo Ngang phía Quảng Bình, ngay cạnh là Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 đang gấp rút thi công. Theo thiết kế, nhà máy này gồm 2 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 1.200MW, khi đi vào vận hành, nhà máy sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia sản lượng điện thương phẩm khoảng 7,8 tỷ kWh/năm, có tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD. Trạm biến áp này được xây dựng cũng là nhằm đón điện từ Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I, dự kiến hoàn thành vào năm 2026. Vừa bước qua cổng trạm biến áp, đập vào mắt chúng tôi là hàng chục lao động đang tất bật dựng rạp để chuẩn bị cho ngày khánh thành sắp tới. Ông Cảnh đón chúng tôi từ cổng bằng chiếc xe điện 4 bánh. “Khuôn viên trạm lớn lắm, phải đi xe này, không là khó mà đi hết được” - ông Cảnh bắt đầu “khoe” về trạm biến áp của mình. Ông Cảnh cho biết, trạm biến áp 500kV Quảng Trạch khánh thành đóng điện vào năm 2022. Lâu nay, trạm có nhiệm vụ kết nối với trạm 500kV Vũng Áng (Hà Tĩnh) và trạm 500kV Dốc Sỏi (Quảng Ngãi) để phân phối điện ra Bắc, vào Nam tùy theo lệnh điều độ. Vừa rồi, để chuẩn bị cho kết nối mạch 3, từ đây ra Phố Nối (Hưng Yên) truyền tải điện đã đầu tư thêm một khu biến áp riêng, đã hoàn thành và chỉ chờ ngày đóng điện. Ông Cảnh tiết lộ, Lễ khánh thành dự án 500kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) sẽ được tổ chức 9 địa điểm, trong đó điểm chính nằm tại Phố Nối, các điểm còn lại sẽ tổ chức theo hình thức trực tuyến, thông qua cầu truyền hình. Dẫn chúng tôi đến khu vực trạm biến áp mới vừa được đầu tư, chờ ngày đóng điện, ông Cảnh kể: “Đáng ra là rạp được dựng để tổ chức lễ khánh thành ngay trong khuôn viên khu trạm mới này luôn. Nhưng vừa rồi, khi bên tổ chức sự kiện vận chuyển thiết bị vào lắp ghép thì bị điện giật do nhiễm từ, nên phải di chuyển ra phía văn phòng điều hành”. Ông Cảnh nói, sự kiện đóng điện và lễ khánh thành đường dây 500kV mạch 3 Quảng Bình - Hưng Yên có thể nói là ngày trọng đại của ngành điện, là mong mỏi lâu nay của người dân, nên công tác chuẩn bị cho buổi lễ được quán triệt hết sức chu đáo, phải lường trước tất cả các tình huống và đặc biệt là an toàn tuyệt đối. TRỞ LẠI TRỤ ĐIỆN “KHÓ NHẰN” NHẤT ĐƯỜNG DÂY Từ trạm biến áp 500kV Quảng Trạch nhìn ngược lên đỉnh Đèo Ngang chi chít trụ điện cao thế sừng sững, giăng mắc dây dợ, ánh thép sáng loà dưới ánh mặt trời. Qua ống kính siêu zoom, tôi phát hiện trên đỉnh trụ điện số 9 - trụ điện “khó nhằn” nhất đường dây mà tôi đã từng đến Hàng chục người tất bật dựng rạp, chuẩn bị cho lễ khánh thành Ông Cảnh giới thiệu với chúng tôi khu vực trạm biến áp mới vừa được đầu tư xây dựng đang chờ đóng điện Phải mất hơn chục cuộc điện thoại mới liên lạc được với Trạm trưởng Trạm biến áp 500kV Quảng Trạch Hoàng Ngọc Cảnh để đăng ký làm việc. Ông Cảnh vội vã nói qua điện thoại: “Anh đang rất bận chuẩn bị cho việc đóng điện và khánh thành đường dây, chú cứ ra đi, ta tranh thủ trao đổi”. nHOÀNG NAM PHÓNG SỰ ĐƯỜNG DÂY 500 KV MẠCH 3: NHỮNG NGÀY "NƯỚC RÚT": BÁU VẬT CHAMPA HỒI HƯƠNG Tượng đồng nữ thần Durga là một trong những cổ vật có nguồn gốc từ Việt Nam bị buôn bán trái phép vào Hoa Kỳ. Ngày 18/6, tượng đồng nữ thần Durga đã về Việt Nam và được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội). Sáng 28/8, pho tượng lần đầu được công bố trước công chúng. Tượng đồng nữ thần Durga bốn tay là pho tượng cổ với thể khối lớn (dài 191 cm, nặng 101 kg), thể hiện hình tượng nữ thần Durga của Hindu giáo. Hiện vật được tạo tác với khuôn mặt hình trái xoan, hai mắt nhắm hờ, sống mũi cao, miệng mím, cằm tròn, bụng thắt dây buộc tạo hình hoa. Đây là hiện vật quý hiếm có thể khối lớn, niên đại sớm và hiện trạng còn tương đối hoàn chỉnh. Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) nhận định, tượng đồng nữ thần Durga có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Đây là tư liệu hiện vật phản ánh đời sống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng trong lịch sử của cư dân Champa - một bộ phận quan trọng, cấu thành nên sự đa dạng và thống nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trước đó, pho tượng được phát hiện trong một vụ điều tra buôn bán cổ vật bất hợp pháp do Bộ Tư pháp và Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ phối hợp với Cảnh sát đô thành London (Vương quốc Anh) thực hiện. Sau khi được Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh thông tin về sự việc, đoàn công tác của Bộ VHTT&DL đã đánh giá thực trạng, chuẩn bị thủ tục bàn giao và đóng gói cổ vật tượng đồng nữ thần Durga từ Vương quốc Anh về Việt Nam. Việc đưa được cổ vật về nước được cá nhân người Việt tài trợ toàn bộ chi phí. Ngoài pho tượng nữ thần Durga, nhiều cổ vật Việt bị đưa ra nước ngoài theo nhiều con đường, trong đó có không ít vụ buôn bán trái phép. Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Hoàng Đạo Cương khẳng định, những cổ vật của Việt Nam được tiếp nhận, hồi hương trong thời gian qua là kết quả hợp tác, trao đổi thông tin trong nhiều năm giữa Việt Nam và các quốc gia khác, điển hình là Hoa Kỳ. Sự kiện hồi hương cổ vật cho thấy nỗ lực của Việt Nam cũng như các quốc gia liên quan trên tinh thần tuân thủ Công ước của UNESCO về các biện pháp cấm buôn bán, xuất nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hóa. Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Nguyễn Văn Đoàn nhận định, di vật và cổ vật là một phần quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa, mang những giá trị vật thể do người xưa để lại. Theo Luật Di sản văn hóa: “Mọi di sản văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam, có xuất xứ ở trong nước hoặc từ nước ngoài, thuộc các hình thức sở hữu, đều được bảo vệ và phát huy giá trị”. “Vì thế, những cổ vật này khi được đưa trở về Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt đối với việc bảo tồn, phát huy đầy đủ hơn các giá trị di sản văn hóa, khơi dậy lòng tự tôn và niềm tự hào dân tộc”, ông Đoàn nói. RẤT CẦN NGUỒN LỰC XÃ HỘI HÓA Mỗi hành trình hồi hương cổ vật đều cần sự chung tay của nhiều cơ quan, đơn vị ở Việt Nam và cả nước ngoài. Bà Nguyễn Thị Thu Hoan, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết, nhờ các cơ quan nước ngoài, đơn vị vận chuyển và nhà tài trợ phối hợp chặt chẽ, pho tượng mới trở về Việt Di vật, cổ vật là một phần quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa ẢNH: GIA LINH Quá trình tổ chức tiếp nhận, hồi hương tượng đồng nữ thần Durga kéo dài gần hai năm, với sự chung tay của Bộ VHTT&DL, Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp của Việt Nam và Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ, Cảnh sát đô thành London, Hội đồng Nghệ thuật Anh... Những cổ vật được đưa trở về Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt đối với việc bảo tồn, phát huy đầy đủ hơn các giá trị di sản văn hóa, cũng là bài học chống thất thoát tài sản văn hóa quốc gia. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức lễ công bố kết quả hồi hương cổ vật tượng nữ thần Durga sáng 28/8 ẢNH: GIA LINH Không để thất thoát tài sản văn hóa Ông Marc Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam khẳng định niềm tự hào khi Chính phủ Hoa Kỳ góp phần đưa cổ vật của Việt Nam trở về nước. “Phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam ủng hộ những nỗ lực của Việt Nam nhằm bảo vệ di sản văn hóa, đảm bảo các cổ vật được bảo tồn vì lợi ích của thế hệ tương lai”, ông Marc Knapper chia sẻ. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng nhấn mạnh bảo tồn di sản văn hóa là một thành tố quan trọng trong quan hệ giữa hai nước. Bài 4: Đầu nguồn trước ngày đóng điện ĐƯA CỔ VẬT TƯỢNG NỮ THẦN DURGA VỀ NƯỚC:
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==