Tiền Phong số 242

Các trung tâm dữ liệu đang thúc đẩy nhu cầu điện năng của Mỹ tăng nhanh nhất kể từ đầu thiên niên kỷ, vượt xa sự mở rộng của lưới điện và khiến các công ty công nghệ khổng lồ như Amazon, Microsoft… phải săn lùng lượng điện khổng lồ. Cuộc chạy đua điện lực này đang làm rung chuyển ngành công nghiệp khai thác tiền điện tử vốn tiêu tốn nhiều năng lượng. Một số hãng đào bitcoin đang kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ việc cho thuê hoặc bán cơ sở hạ tầng, kết nối lưới điện của họ cho các công ty công nghệ. “Cuộc chiến AI để giành quyền thống trị là cuộc chiến của những công ty lớn nhất và được tài trợ tốt nhất trên thế giới và họ coi trọng điều đó như thể cuộc sống của mình phụ thuộc vào việc họ chiến thắng. Họ có quan tâm đến việc trả giá bao nhiêu cho điện không? Có lẽ không”, Greg Beard, CEO của Stronghold Digital Mining, một công ty khai thác bitcoin, nhận định. Theo Viện Nghiên cứu Điện lực Mỹ, các trung tâm dữ liệu có thể sử dụng tới 9% tổng lượng điện được tạo ra ở Mỹ vào cuối thập kỷ này, tăng hơn gấp đôi mức tiêu thụ hiện tại của họ, khi các công ty công nghệ đổ vốn vào việc mở rộng các trung tâm điện toán. Hiện tại, các trung tâm dữ liệu chiếm khoảng 1-1,3% lượng điện tiêu thụ toàn cầu, so với khoảng 0,4% của khai thác tiền điện tử, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế. Sự chênh lệch đó dự kiến sẽ tăng lên. Các nhà phân tích dự đoán 20% công suất điện dành cho đào bitcoin sẽ chuyển hướng sang AI vào cuối năm 2027. Năm qua, các hãng đào bitcoin và các chủ sở hữu trung tâm dữ liệu AI ngày càng cạnh tranh để giành giật tài sản, hợp đồng điện lực, giám đốc điều hành của gần chục công ty khai thác tiền điện tử nói với Reuters. Marathon Digital Holdings, đơn vị đào bitcoin được niêm yết công khai lớn nhất thế giới, là một trong những công ty quan tâm đến một trung tâm dữ liệu chạy bằng năng lượng hạt nhân do Talen Energy ở bang Pennsylvania sở hữu. Nhiều công ty đào bitcoin sở hữu đất đai và hạ tầng điện lực quy mô lớn đang thay đổi chiến lược từ khai thác tiền điện tử sang tiếp thị tài sản, dịch vụ năng lượng của họ cho các doanh nghiệp AI và điện toán đám mây. Hồi tháng Sáu, hãng đào tiền điện tử Core Scientific trở thành công ty đầu tiên công bố một thỏa thuận lớn để cho thuê các cơ sở kết nối điện của mình cho CoreWeave (do tập đoàn Nvidia đầu tư) trong các thỏa thuận ước tính trị giá hơn 6,7 tỷ USD trong 12 năm. Kể từ đó, một số đơn vị đào bitcoin cho thuê, hoặc đóng vai trò là nhà thầu phụ để phát triển các trung tâm dữ liệu AI. Các trung tâm dữ liệu mới, trước đây thường có công suất điện khoảng 20 MW, hiện được xây dựng lên tới 1.000 MW. Nhưng thời gian chờ để kết nối các nguồn điện mới ở Mỹ có thể mất vài năm. Đối với các công ty khai thác tiền điện tử có tài sản năng lượng lớn, việc chuyển đổi hoạt động của họ cho AI và điện toán đám mây có thể làm cho cơ sở của họ có giá trị gấp năm lần, theo nghiên cứu của Morgan Stanley. THÁI AN (theo Reuters) 12 QUỐC TẾ n Thứ Năm n Ngày 29/8/2024 Iran ngỏ ý muốn nối lại đối thoại hạt nhân Sau khi nhà lãnh đạo tối cao Iran gửi tín hiệu sẵn sàng quay lại đàm phán hạt nhân với Mỹ, chính quyền của Tổng thống Joe Biden tỏ ra nghi ngờ về khả năng này. “Chúng tôi sẽ đánh giá Iran bằng hành động chứ không phải lời nói của họ”, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ phát biểu ngày 27/8. “Nếu Iran muốn thể hiện sự nghiêm túc hoặc một cách tiếp cận mới, họ nên ngừng leo thang hạt nhân và bắt đầu hợp tác với IAEA một cách có ý nghĩa”, phát ngôn viên nói thêm. IAEA là Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế, có nghĩa vụ giám sát các hoạt động liên quan đến hạt nhân. Đại giáo chủ Iran Ayatollah Ali Khamenei vừa trao quyền cho tân Tổng thống Masoud Pezeshkian khởi động lại tiến trình đàm phán với Mỹ, đồng thời cảnh báo chính phủ không nên đặt bất kỳ niềm tin nào vào Washington. “Điều này không có nghĩa là chúng ta không thể tương tác với cùng một kẻ thù trong một số tình huống nhất định. Điều đó không có hại gì, nhưng đừng đặt hy vọng vào họ”, ông Khamenei phát biểu ngày 27/8. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Washington vẫn coi đàm phán là cách tốt nhất để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran, nhưng việc Iran không hợp tác với IAEA và những hành động leo thang của nước này khiến việc thực hiện biện pháp ngoại giao là điều không thể. “Hiện tại chúng ta đang ở rất xa những điều như vậy”, người phát ngôn nói. Một số quan chức Mỹ nói với ABC News rằng các quan chức trong chính quyền Mỹ phần lớn nhận định quay lại đàm phán với Iran là bước đi bất lợi về mặt chính trị và có thể gây hại cho cơ hội giành chiến thắng của Phó Tổng thống Kamala Harris và các thành viên đảng Dân chủ khác trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11. Phát biểu của ông Khamenei ngày 27/8 nhắc lại quan điểm của ông vào khoảng thời gian Tehran ký kết hiệp ước hạt nhân, tên chính thức là Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) năm 2015. Đây từng là thỏa thuận mang tính bước ngoặt, giúp Iran được giảm bớt các biện pháp trừng phạt kinh tế để đổi lấy việc hạn chế chương trình hạt nhân. Chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận năm 2018, cho rằng đây là “thỏa thuận một chiều khủng khiếp mà đáng ra không bao giờ được ký”, đồng thời tái áp dụng các hạn chế tài chính với Iran. Giới quan sát cho rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới sẽ đe dọa hơn nữa triển vọng đạt được thỏa thuận hạt nhân khác với Iran. Trong phát biểu gần đây, bà Harris hứa sẽ tiếp tục hạn chế ảnh hưởng của Iran ở Trung Đông, nhưng bà ủng hộ JCPOA, cũng như những nỗ lực của chính quyền hiện tại nhằm đạt được một thỏa thuận mới. Tuy nhiên, chưa rõ nếu đắc cử thì bà Harris có tiếp tục thực hiện công việc của chính quyền Biden hay không. BÌNH GIANG (theo ABC News) Cơ sở đào bitcoin (trong ảnh) và trung tâm dữ liệu đều tiêu thụ nhiều năng lượng ẢNH: GETTY IMAGES AI ngốn điện, các hãng đào bitcoin “bán mình” Việc mua hoặc thuê cơ sở điện năng tại một hãng đào bitcoin có ít nhất 100 MW công suất có thể cắt giảm thời gian chờ đợi để một trung tâm dữ liệu ra mắt khoảng 3,5 năm, tiết kiệm cho các công ty công nghệ hàng tỷ đô la Mỹ, Morgan Stanley cho biết. Ngày 27/8, ông Dmitry Peskov, người phát ngôn Điện Kremlin, nói rằng việc kêu gọi người dùng xóa tin nhắn nhạy cảm của họ trên Telegram là “hoàn toàn ngu ngốc”. Ông nói thêm rằng, dù những cáo buộc chống lại Durov là “nghiêm trọng”, nhưng chính quyền Pháp sẽ phải đưa ra bằng chứng “nghiêm trọng tương đương” để chứng minh những cáo buộc đó. Durov sinh ra ở Nga nhưng cũng có quốc tịch Pháp và UAE. Ngày 26/8, Văn phòng công tố Paris công bố một loạt cáo buộc chống lại Durov, bao gồm cáo buộc Telegram hỗ trợ hoạt động rửa tiền, buôn bán ma túy và truyền bá nội dung khiêu dâm trẻ em. Durov cũng bị cáo buộc đã từ chối tuân thủ yêu cầu của chính quyền Pháp về việc hỗ trợ ngăn chặn những liên lạc bị coi là bất hợp pháp. Ngày 27/8, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói: “Durov bị bắt theo lời khuyên của ai đó và đang bị đe dọa trừng phạt khủng khiếp, với hy vọng bằng cách nào đó có được quyền truy cập mã hóa”. Với khoảng 950 triệu người dùng, Telegram là một trong những ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất thế giới. Ứng dụng này sử dụng kỹ thuật mã hóa đầu cuối mạnh mẽ, ít kiểm duyệt nội dung, cho phép người dùng chia sẻ các tệp tin lớn hơn, video dài hơn và ảnh chất lượng cao hơn nhiều đối thủ cạnh tranh, vì thế nó trở nên cực kỳ phổ biến ở nhiều quốc gia và vùng chiến sự. Tại Ukraine, Telegram đã trở thành công cụ quan trọng để các quan chức Ukraine chia sẻ thông tin cập nhật về quân sự và cảnh báo các cuộc không kích. Những tính năng đó cũng giúp Telegram trở thành công cụ liên lạc quan trọng của quân đội Nga và các blogger ủng hộ Điện Kremlin. Một blogger ủng hộ Nga với hơn 780.000 người theo dõi vừa đăng bài cho rằng việc Pháp bắt giữ Durov “về bản chất, người đứng đầu cơ quan truyền thông của lực lượng vũ trang Nga đã bị giam giữ”. Sự ủng hộ mà Điện Kremlin và các blogger quân sự Nga dành cho Durov là điều đáng chú ý, sau khi doanh nhân công nghệ này từ chối cung cấp cho Mátxcơva dữ liệu người dùng trên mạng xã hội Vkontakte (VK) mà ông lập ra trước đây. Durov sau đó từ chức giám đốc điều hành của VK và bán cổ phần để thu về hàng triệu đô la. Trụ sở của Telegram hiện đặt tại Dubai. BÌNH GIANG (theo CNN) Người sáng lập Telegram Pavel Durov ẢNH: TECHCRUNCH Điện Kremlin đang cố gắng xoa dịu lo ngại việc bắt giữ người sáng lập Telegram Pavel Durov ở Pháp có thể gây đảo lộn dịch vụ nhắn tin cực kỳ phổ biến ở Nga và đóng vai trò quan trọng trong điều phối nỗ lực trên chiến trường Ukraine. Nhiều công ty công nghệ Mỹ đang cần có nguồn điện khổng lồ, ổn định để mở rộng trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây. Để tiết kiệm thời gian, tiền bạc, họ đang lùng thuê hoặc mua tài sản điện lực của các đơn vị khai thác tiền điện tử. Kremlin xoa dịu lo ngại vụ ông chủ Telegram bị bắt ở Pháp

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==