6 KHOA GIÁO n Thứ Tư n Ngày 14/8/2024 Theo kết quả tổng kết năm học 2023-2024, thống kê từ các cấp mầm non, tiểu học, THCS - THPT toàn quốc thiếu khoảng 113.000 giáo viên. Trong đó, mầm non là bậc học thiếu khoảng 50.000 giáo viên. Để có đủ giáo viên bố trí kín các giờ học trong năm học tới, các nhà trường, địa phương đều đang phải loay hoay, xoay xở nhiều cách. Nhiều địa phương thiếu giáo viên với số lượng rất lớn như: Hà Nội thiếu gần 9.000, Nghệ An thiếu hơn 6.000… Trường Tiểu học Hoàng Diệu, quận Ba Đình (Hà Nội) hiện thiếu giáo viên Tin học, Ngoại ngữ. Theo bà Phạm Khánh Tuyết, Phó Hiệu trưởng nhà trường, từ khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 3, mỗi lớp học 4 tiết tiếng Anh/tuần; 1 tiết Tin học/tuần nhưng trường mới chỉ có 2 giáo viên tiếng Anh và 1 giáo viên Tin học. Giải pháp là ngoài tăng tiết, trường sẽ tìm giáo viên để ký hợp đồng. Tuy nhiên, việc tìm kiếm giáo viên hợp đồng không hề dễ, bởi sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ ở ngoài có nhiều cơ hội việc làm thu nhập tốt, không mặn mà dạy ở trường công thù lao tính theo tiết thấp. Một số trường hiện lập nhóm chia sẻ “nguồn” giáo viên hợp đồng liên trường, bố trí các tiết dạy gần nhau để giáo viên hợp đồng tiện đi lại, tăng thu nhập. Bà Trương Hải Thanh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bình Dương cho hay, số học sinh gia tăng hằng năm khiến Bình Dương thiếu 3.000 giáo viên. Những năm qua, có một số vị trí việc làm không có người đăng ký hoặc có ít người dự tuyển. Khó khăn nhất trong công tác chuẩn bị năm học mới là nguồn tuyển dụng không đáp ứng được nhu cầu. Theo đánh giá của Sở GD&ĐT tỉnh Bình Dương, chính sách tiền lương là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến nhân sự ngành Giáo dục thiếu trầm trọng. TS Nguyễn Thị Nhật Hằng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bình Dương cho biết, tỉnh đang tổ chức tuyển dụng giáo viên bằng hình thức xét tuyển cho năm học mới 2024-2025. Đơn vị đã tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh một số yêu cầu, tiêu chí để tạo cơ chế thông thoáng thu hút giáo viên về công tác tại Bình Dương. Số lượng thí sinh tham gia dự tuyển giáo viên năm nay nhiều hơn so với những năm trước. Lãnh đạo Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương đánh giá, Bình Dương giáp ranh với TPHCM nên chịu những áp lực tương đồng, song Bình Dương không có chính sách đặc thù nên lương trả cho giáo viên vẫn bình thường như các tỉnh. Một nghịch lí tồn tại đó là một số địa phương có số lượng học sinh tăng nhanh, hằng năm buộc phải xây dựng thêm trường lớp nhưng thiếu biên chế giáo viên do đó, khi có trường lại phải lo cắt giáo viên chỗ này chỗ kia để bố trí giáo viên cho trường mới. Các trường chỉ có cách tuyển giáo viên hợp đồng và chờ xin biên chế. DẠY LIÊN TRƯỜNG, TRỰC TUYẾN Tỉnh Yên Bái từ năm 2021 đến nay đã tổ chức tuyển dụng hơn 2.500 giáo viên nhưng đến nay mới chỉ tuyển được hơn một nửa số cần tuyển. Tỉnh này có chính sách thu hút rõ ràng: Hỗ trợ 100 triệu đồng/giáo viên Ngoại ngữ, Tin học dạy ở các trường vùng cao nhưng vẫn không tuyển được. Năm học 2023-2024, Yên Bái thiếu trầm trọng giáo viên dạy Ngoại ngữ đã phải nhờ đến sự hỗ trợ của giáo viên ở Hà Nội. Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, trong năm học 2023-2024 địa phương đã cử hàng trăm giáo viên có trình độ chuyên môn tốt dạy tiếng Anh trực tuyến cho học sinh các trường tiểu học và THCS tỉnh Yên Bái. Nhưng theo ông Cương, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Ông Nguyễn Văn Mạnh, Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ cũng thông tin, năm học tới, địa phương thiếu hơn 3.000 giáo viên các cấp. Ngành có phương án tạm thời là phân công giáo viên tăng tiết, bố trí giáo viên những trường gần nhau dạy liên trường và ký hợp đồng, đồng thời xây dựng kế hoạch tuyển dụng. “Địa phương được T.Ư giao biên chế nhưng mặt khác lại vẫn cắt giảm, tinh gọn nên không biết sẽ phải tuyển dụng thế nào. Cụ thể năm nay Phú Thọ được giao 300 biên chế giáo viên nhưng lại cắt giảm 222 chỉ tiêu. Ở bậc mầm non hiện có 1.300 giáo viên hợp đồng, đa số họ đã làm việc lâu năm với mức lương khoảng 3 triệu đồng/tháng nhưng chỉ tiêu biên chế chỉ được 200. Lương thấp, không có chỉ tiêu tuyển dụng, giáo viên rời bỏ ngành nhiều”, ông Mạnh nói. HÀ LINH - HƯƠNG CHI Bộ GD&ĐT cho biết nhiều năm qua, cả năm học tới toàn ngành thiếu khoảng 113.000 giáo viên các cấp trong khi nhiều giáo viên rời bỏ nghề. Các địa phương đang cho dạy và học tăng tiết, điều động giáo viên liên trường, dạy trực tuyến… nhưng đó chỉ là giải pháp vá víu tạm thời. Nhiều địa phương thiếu giáo viên trầm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch dạy học Tháng 5/2024, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ đã có nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng này, trong đó có việc ký hợp đồng cho giáo viên. Tuy nhiên, vẫn còn những vướng mắc, khó khăn do thiếu nguồn tuyển và do lương và thu nhập cho giáo viên ký hợp đồng còn thấp. NGỔN NGANG NỖI LO ĐẦU NĂM HỌC: Bài 2: Thiếu giáo viên trầm trọng Với hơn 4.200 học sinh ở 5 khối lớp, Trường Tiểu học Lê Văn Thọ (quận 12) là ngôi trường đông học sinh nhất TPHCM. Vốn dĩ trường được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn của một trường tiểu học hiện đại, với mô hình bán trú, học sinh sẽ được học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên, số dân tăng cơ học quá cao nên nhà trường chỉ cho học sinh học 1 buổi/ ngày và dạy thêm ngày thứ 7. Bà Huỳnh Thị Tuyết Hoa, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Văn Thọ thông tin, sĩ số học sinh của trường năm nay là 48 học sinh/lớp. Những năm trước, sĩ số lớp đều trên 50 học sinh/lớp. Năm nay, số lượng học sinh tăng cao, Trường tiểu học Nguyễn Trãi (phường Quán Bàu, TP Vinh, tỉnh Nghệ An) phải cải tạo một số phòng học đa chức năng để làm phòng học văn hóa. Năm học 2024-2025, trường tuyển sinh 10 lớp 1 với 384 học sinh. Trong khi đó số học sinh lớp 5 ra trường chỉ 333 em. Vì vậy trường phải tăng thêm 2 lớp học. “Hiện nay, trường đang thiếu 3 phòng học văn hóa và 14 phòng học chức năng”, cô Lê Thị Hồng Lam - Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Trãi chia sẻ. Nghiêm trọng hơn, đến năm học 20252026, Trường tiểu học Nguyễn Trãi sẽ thiếu đến 21 phòng học gồm: 7 phòng học văn hóa và 14 phòng học đa chức năng. Với đặc thù là tỉnh công nghiệp, Đồng Nai phải liên tục xây thêm trường học mới để đáp ứng lượng học sinh tăng nhanh hằng năm. Tuy vậy, tốc độ xây trường lớp mới vẫn không đáp ứng kịp nhu cầu học tập. Không còn phải học ca ba, nhưng 2 “siêu phường” có số lượng đông dân nhất của TP Biên Hòa (Đồng Nai) là phường Trảng Dài và phường Long Bình (mỗi phường có từ 120 nghìn đến 150 nghìn dân) đều luôn nằm trong tình trạng học sinh quá tải ở bậc tiểu học và THCS nên phải thường xuyên mượn cơ sở khác để “xóa ca ba”. Trong khi đó các dự án xây trường mới, xây thêm phòng học đều chậm vì vướng thủ tục. Tại phường Long Bình, dự án Trường tiểu học Long Bình 1 có chủ trương đầu tư từ năm 2018 nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai do vướng mặt bằng. Để thực hiện dự án, Nhà nước phải thu hồi hơn 1,3 héc ta đất của 44 hộ. Tuy vậy, việc xác nhận nguồn gốc đất gặp khó, khung giá đất không còn phù hợp khiến dự án chậm trễ 5 năm qua. Việc này khiến hơn 1,2 nghìn học sinh Trường tiểu học Phan Đình Phùng phải qua Trường tiểu học Bình Đa (phường Bình Đa) để học nhờ. MẠNH THẮNG - NHÀN LÊ - NGỌC TÚ Khó giải bài toán thiếu trường lớp Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (phường Quán Bàu, TP Vinh, tỉnh Nghệ An) còn thiếu 17 phòng học ẢNH: NGỌC TÚ Dự kiến từ nay đến ngày 5/9, TPHCM sẽ đưa vào sử dụng 413 phòng học mới. Từ sau ngày 5/9 đến hết tháng 12 năm nay TPHCM cũng sẽ đưa vào sử dụng 63 phòng học mới với tổng mức đầu tư khoảng 267 tỷ đồng. Sở GD&ĐT TPHCM thống kê, năm học 2024-2025, TPHCM tăng khoảng 24.000 học sinh, gây nhiều áp lực với các trường.
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==