Tiền Phong số 227

PHÁP LUẬT 11 n Thứ Tư n Ngày 14/8/2024 Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình đầu tư, xây dựng tòa nhà câu lạc bộ golf, chủ đầu tư đã để xảy ra 5 sai phạm, vi phạm. Cụ thể, chủ đầu tư xây dựng công trình sai giấy phép xây dựng được cấp và xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng với tổng diện tích vi phạm hơn 23.700m2; xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng và sai phép trên diện tích đất chưa được cơ quan có thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất (hơn 4.631m2). Ngoài ra, chủ đầu tư xây dựng công trình khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết và chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định tại luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Đáng chú ý, chủ đầu tư còn thực hiện xây dựng công trình sai phép, không phép tại vị trí thuộc khu vực II danh lam thắng cảnh hồ Xuân Hương trong khi chưa có ý kiến bằng văn bản của Bộ VH-TT&DL. XỬ LÝ NGHIÊM VI PHẠM Liên quan đến sự việc trên, ngày 13/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị giao ban và cung cấp thông tin báo chí tháng 8/2024. Bà Trần Thị Vũ Loan - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt cho biết, ngày 8/8, Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt đã trực tiếp làm việc với nhà đầu tư yêu cầu doanh nghiệp tự giác tháo dỡ công trình vi phạm. Theo bà Loan, thành phố Đà Lạt tiếp tục xử lý nghiêm các nội dung sai phạm liên quan trật tự xây dựng của dự án tòa nhà golf. Cũng tại hội nghị, ông Ngô Văn Ninh - Chánh văn phòng, đại diện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cho biết, tỉnh sẽ kiên quyết xử lý các sai phạm, vi phạm trong việc đầu tư, xây dựng tòa nhà câu lạc bộ golf theo đúng quy định hiện hành. Còn việc thu hồi, hủy bỏ văn bản về vấn đề đưa 29,5 héc-ta đất tại sân golf Đồi Cù vào diện tích đất rừng phòng hộ nội ô, ông Ninh cho biết, quyết định thu hồi, hủy bỏ văn bản được ban hành trước đó tuân thủ, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, không đồng nghĩa với việc không xử lý các vi phạm, sai phạm tại công trình tòa nhà câu lạc bộ Golf của Cty CP Hoàng Gia ĐL. “Trong thời gian tới, UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, UBND TP Đà Lạt cương quyết xử lý nghiêm vi phạm trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Bên cạnh đó cần tập trung xử lý, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và tháo dỡ triệt để công trình sai phép, không phép theo đúng tinh thần, quan điểm sai phạm trên lĩnh vực nào phải xử lý triệt để, dứt điểm trên lĩnh vực đó”, ông Ninh nhấn mạnh. THÁI LÂM Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa thông tin đến báo chí về nội dung liên quan đến sai phạm, xử lý sai phạm trong việc đầu tư, xây dựng tại tòa nhà câu lạc bộ golf trong sân golf Đồi Cù thuộc dự án khu nghỉ mát Đà Lạt do Cty CP Hoàng Gia DL làm chủ đầu tư. Trước đó, UBND phường 1 (TP Đà Lạt) đã lập kế hoạch cưỡng chế các công trình sai phạm nói trên. Thời gian cưỡng chế sẽ kéo dài 2 tháng, chi phí hết 32 tỷ đồng. Đến sáng 17/7, các lực lượng chức năng tổ chức cưỡng chế, tuy nhiên, việc cưỡng chế bị hoãn lại vì quyết định của tòa án. SAI PHẠM TRONG XÂY DỰNG Ở SÂN GOLF ĐỒI CÙ - ĐÀ LẠT: Kiên quyết xử lý Công trình sai phạm trong tòa nhà câu lạc bộ Golf Báo cáo kết quả thực hiện công tác chống khai thác IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định), gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban châu Á (EC), từ đầu năm đến nay, tỉnh Quảng Nam có 6 tàu cá vi phạm ranh giới được phép khai thác thủy sản trên biển. Các tàu cá này đã được xác minh và khép hồ sơ, không xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm trong trường hợp bất khả kháng. Ngoài ra, từ năm 2023 đến nay, Quảng Nam không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt và bị xử lý. Quảng Nam hiện có tổng số 3.395 tàu cá, trong đó số tàu cá từ 15 m trở lên phải lắp thiết bị giám sát hành trình là 642 tàu. Theo hệ thống giám sát hành trình tàu cá, từ đầu năm đến nay, có 147 tàu cá từ 15m trở lên của ngư dân Quảng Nam mất kết nối từ hơn 6 giờ đến 10 ngày trên biển mà không báo cáo vị trí về bờ theo quy định. Ngày 12/8, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Hữu Trường - Trưởng Phòng Thanh tra kiểm ngư (Chi Cục Thủy sản Quảng Nam) xác nhận, từ đầu năm đến nay có 147 tàu cá từ 15 m trở lên mất kết nối trên 6 giờ trên biển. Đa số các tàu cá này đều làm nghề tàu câu mực khơi và có thời gian đi trên biển dài ngày. Ngay sau khi các tàu này về bờ, lực lượng chức năng đã tiến hành xác minh để xử lý. “Qua xác minh, một số tàu vi phạm có lý do bất khả kháng, đa số các tàu này lắp thiết bị giám sát hành trình (VMS) của VNPT do vệ tinh Thuraza gặp sự cố (từ 15/4 đến nay) khiến thiết bị giám sát hành trình bị mất kết nối. Có 68 trường hợp vi phạm bởi lý do bất khả kháng này nên không bị xử phạt, còn các trường hợp khác nhận xử phạt hành chính nghiêm theo quy định. Cụ thể, 79 trường hợp bị xử phạt do ngắt kết nối VMS, tổng số tiền phạt hơn 1,67 tỷ đồng, tập trung nhóm tàu câu mực”, ông Trường nói. Theo ông Trường từ ngày 1/8, việc áp dụng Nghị định 38, mức xử phạt tàu cá vi phạm sẽ lên tới 10 lần (cao nhất tới 300 triệu đồng) nếu tàu cá vi phạm. Ngoài ra, từ tháng 8 này Nghị quyết 04 của Hội đồng Thẩm vấn tối cao cũng sẽ áp dụng, theo đó hình sự hoá các hành vi vi phạm của tàu cá bao gồm cả ngắt kết nối VMS. “Những chế tài mạnh như vậy thì sẽ giảm những hành vi vi phạm”, ông Trường thông tin. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu, công tác chống khai thác IUU trên địa bàn được xem là nhiệm vụ thường xuyên của tỉnh. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo cho các sở, ban, ngành và địa phương liên quan tổ chức tập huấn, tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Tuyên truyền trực tiếp nhiệm vụ chống khai thác IUU đến tất cả các chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên tham gia khai thác thủy sản; Tuyên truyền gián tiếp thông qua bản tin, phóng sự, tờ rơi; Vận động ngư dân tích cực hưởng ứng kế hoạch chống khai thác IUU… HOÀI VĂN Xử nghiêm tàu cá ngắt kết nối Theo báo cáo, có 147 tàu cá tỉnh Quảng Nam mất kết nối từ hơn 6 giờ đến 10 ngày trên biển mà không báo cáo vị trí về bờ theo quy định. Lực lượng chức năng vào cuộc xác minh, xử lý. Cơ quan điều tra vào cuộc vụ bằng cấp của ông Vương Tấn Việt Liên quan thông tin Sở GD&ĐT TPHCM trả lời Ban Tôn giáo Chính phủ rằng ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) không có tên trong danh sách dự thi, không có tên trong danh sách được cấp bằng bổ túc văn hóa năm 1989, trả lời Tiền Phong PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ GD&ĐT đã yêu các đơn vị, cơ sở giáo dục liên quan báo cáo. Đồng thời cùng lúc tiến hành rà soát, kiểm tra, xác minh và phối hợp xác minh làm rõ thông tin, minh chứng bao gồm các nội dung: Về nghi vấn bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa của ông Vương Tấn Việt, hiện nay, dư luận đang căn cứ vào văn bản của Sở GD&ĐT TPHCM trả lời Ban Tôn giáo Chính phủ (ông Việt không có tên trong danh sách dự thi và danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa năm 1989 của Sở GD&ĐT TPHCM) để cho rằng ông Vương Tấn Việt không có bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa, hoặc chưa tốt nghiệp cấp ba. Tuy nhiên, điểm trọng yếu cần làm rõ là liệu thông tin văn bằng Sở GD&ĐT TPHCM đã xác minh có đúng là thông tin trên văn bằng của ông Vương Tấn Việt sở hữu hay không. Bộ đã bước đầu xác minh được việc nghi vấn về giá trị của tấm bằng này là có căn cứ. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT vẫn cần tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng và cơ quan an ninh để điều tra, làm rõ hơn những thông tin quan trọng khác: xác minh đó có đúng là văn bằng của ông Vương Tấn Việt với các thông tin như vậy hay không; nếu thông tin văn bằng nói trên không trùng với thông tin văn bằng do ông Vương Tấn Việt sở hữu thì cần tiếp tục làm rõ theo các kênh khác. Qua xác minh hồ sơ quá trình đào tạo tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt tại Trường ĐH Luật, Bộ GD&ĐT khẳng định hồ sơ quá trình đào tạo cơ bản không trái với các quy định pháp luật áp dụng cho trường hợp người học Vương Tấn Việt. Trong hồ sơ thể hiện một số thiếu sót trong quá trình đào tạo nhưng đã được khắc phục trong quá trình đào tạo đó. Về thẩm định chất lượng luận án tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt, theo quy định hiện hành về đào tạo tiến sĩ, Bộ GD&ĐT đã gửi các chuyên gia phản biện, thẩm định độc lập chất lượng luận án; trên cơ sở kết quả thẩm định, Bộ sẽ tiến hành thành lập Hội đồng thẩm định luận án theo đúng quy định. Quy trình này cần thêm thời gian để tổ chức thực hiện. NGHIÊM HUÊ

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==