6 KINH TẾ n Thứ Sáu n Ngày 19/7/2024 Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) mới cập nhật 2 kịch bản tăng trưởng năm 2024, cao hơn đáng kể so với dự báo hồi đầu năm (lần lượt ở mức 6,13 - 6,48%). Kịch bản 1, CIEM cho rằng tăng trưởng GDP có thể đạt 6,55% trong bối cảnh xuất khẩu tăng 9,54% so với năm 2023, chỉ số CPI bình quân cả năm tăng 4,32% so với cùng kỳ và cán cân thương mại giữ được thặng dư ở mức 5,7 tỷ USD. Kịch bản 2, tăng trưởng GDP dự báo ở mức 6,95%, xuất khẩu cả năm tăng 11,64% so với năm 2023, chỉ số CPI bình quân tăng 4,12% so với cùng kỳ và cán cân thương mại đạt thặng dư ở mức 7,3 tỷ USD. Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp (CIEM) cho biết, tăng trưởng GDP đã có sự phục hồi tích cực qua các quý. Tốc độ tăng của tiêu dùng cuối cùng và tích lũy tài sản đang phục hồi dần về mức của các năm 2018-2019, thời điểm trước dịch COVID-19. “Nếu làm tốt những cải cách đang thực hiện, đồng thời có một chút thuận lợi từ diễn biến kinh tế thế giới, Việt Nam có hy vọng đạt được kết quả tăng trưởng GDP là gần 7%”, ông Dương nhận định. Với kết quả khả quan của 6 tháng đầu năm, TS Cấn Văn Lực và nhóm tác giả của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV dự báo, ở kịch bản cơ sở, tăng trưởng cả năm có thể đạt 6,3-6,5%, cận trên mục tiêu do Quốc hội và Chính phủ đề ra. Khả quan hơn, ở kịch bản tích cực, tăng trưởng đạt 6,5-6,7%. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, nhóm nghiên cứu khuyến nghị khai thác tốt hơn các động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy tăng trưởng của các đầu tàu kinh tế như Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, TPHCM cao hơn cả nước, tăng tính lan tỏa với các vùng và cả nước. Các tổ chức quốc tế cũng cập nhật lại triển vọng kinh tế Việt Nam. Một số mạnh dạn đưa ra kịch bản tăng trưởng cao hơn. Vừa qua, sau chuyến làm việc tại Việt Nam, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) phát đi thông cáo ghi nhận những sự thay đổi tích cực của nền kinh tế. Tuy nhiên IMF cũng lưu ý, rủi ro suy giảm vẫn còn lớn. Ngân hàng OUB (Singapore) dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024. OUB cho rằng, mục tiêu tăng trưởng chính thức 6-6,5% năm nay có khả năng đạt được. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2024-2025 cao nhất Đông Nam Á, lần lượt ở mức 6% và 6,2%. Tuy nhiên, ADB lưu ý, một trong những động lực phục hồi chủ yếu là khu vực chế biến chế tạo (liên quan đến thương mại) - dự kiến sẽ chậm lại trong thời gian tới, trong khi nhu cầu trong nước vẫn còn yếu. Các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam cũng bày tỏ lạc quan về tình hình kinh tế. Ông Dominik Meichle, Chủ tịch EuroCham Việt Nam cho biết: “Tiềm năng kinh tế của Việt Nam là không thể phủ nhận. Cộng đồng doanh nghiệp châu Âu vẫn tin tưởng vào tăng trưởng dài hạn của Việt Nam”. Khảo sát của EuroCham chỉ ra gần 70% doanh nghiệp thành viên lạc quan về tăng trưởng Việt Nam trong 5 năm tới. VIỆT LINH Cơ hội lớn để tăng trưởng kinh tế vượt kỳ vọng Tăng trưởng kinh tế nửa đầu năm nay của Việt Nam vượt kịch bản cao nhất mà Quốc hội đề ra. Chính phủ đã quyết nghị kịch bản tăng trưởng cả năm phấn đấu ở mức cận trên là 6,5-7%. Các tổ chức trong nước, quốc tế lần lượt cập nhật lại dự báo, triển vọng của kinh tế Việt Nam, một số mạnh dạn đưa ra kịch bản tăng trưởng cao hơn. Kinh tế năm 2024 phấn đấu đạt mức tăng trưởng 7% ẢNH: NHƯ Ý THỊ TRƯỜNG “CHỢ ĐEN” XUẤT HIỆN Sáng 18/7, sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giá bán vàng miếng SJC bình ổn lên 79 triệu đồng/lượng, lập tức các doanh nghiệp kinh doanh vàng và 4 ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, BIDV, Agribank, Vietinbank) điều chỉnh giá bán lên 80 triệu đồng/lượng. Như vậy, sau 45 ngày bất động ở mức 76,98 triệu đồng/lượng, vàng miếng được điều chỉnh trong bối cảnh giá thế giới tăng vọt gần đây. Khi các doanh nghiệp và ngân hàng điều chỉnh tăng, giá vàng miếng SJC tại “chợ đen” cũng điều chỉnh lên 82 - 83 triệu đồng/lượng. Trên thị trường quốc tế, giá vàng giao ngay tăng gần 100 USD trong 5 ngày qua và hiện ở mức 2.742 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá, giá vàng thế giới khoảng 77 triệu đồng/lượng. Theo đó, giá vàng miếng SJC cao hơn thế giới khoảng 3 triệu đồng/lượng. Trước đó, từ đầu tháng 6, Ngân hàng Nhà nước tăng cung vàng miếng ra thị trường thông qua việc bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng quốc doanh và Cty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC). Ban đầu, các nhà băng và Cty SJC bán vàng trực tiếp tại các điểm giao dịch. Tuy nhiên, nhu cầu mua của người dân ở mức cao, buộc các đơn vị này chuyển sang bán trực tuyến (cho phép người dân đặt mua trên trang thông tin, nhận vàng tại chi nhánh), thay vì trực tiếp tại các điểm bán của họ. Việc này nhằm giảm tải tình trạng tụ tập xếp hàng dài chờ đợi trước các phòng giao dịch, chi nhánh. Về lý thuyết, mục tiêu giảm chênh lệch giá vàng miếng và thế giới đã đạt được, sau động thái bán can thiệp của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, lượng vàng thực tế cung ra thị trường rất hạn chế. Năm đơn vị được ủy thác bán can thiệp đều giới hạn mua một lượng/ người/ngày. Việc đặt mua trực tuyến cũng không dễ vì “mở kênh đăng ký vài phút là hết lượng bán mỗi ngày”. Tại các doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng miếng như DOJI, Bảo Tín Minh Châu, PNJ... gần như cũng ngừng bán vàng miếng ra thị trường từ sau khi Ngân hàng Nhà nước bán can thiệp “định giá” mặt hàng này. Trao đổi với PV Tiền Phong, chuyên gia vàng Trần Duy Phương cho biết, việc giá vàng miếng SJC bất ngờ tăng lại vì nhiều ngày nay, giá vàng thế giới tăng liên tục. Hiện, nếu giá vàng miếng không tăng sẽ thấp hơn giá vàng thế giới. “Như vậy, khi mình nhập vàng về, gia công vàng miếng SJC sẽ lỗ”, ông Phương nói. “Ngày 17/7, khi giá vàng thế giới tăng mạnh trong khi giá vàng miếng SJC đứng im nên giá trong nước chỉ cao hơn thế giới 140.000 đồng/lượng. Theo đó, ngày 18/7, Ngân hàng Nhà nước lập tức tăng giá bán. Thời gian tới, nếu giá thế giới tiếp tục tăng, giá vàng miếng sẽ tăng lên 85 triệu đồng/lượng. Thậm chí, giá vàng miếng có khả năng phá vỡ kỷ lục cũ 92 triệu đồng/ lượng”, ông Phương nói. Ông Phương cho biết thêm, khoảng 2 tháng nay khi vàng miếng SJC mua bán khó, thị trường “chợ đen” xuất hiện. Ông Phương cho rằng, về lâu dài vẫn phải dùng biện pháp khác để ổn định thị trường thay vì việc bán vàng ấn định như hiện nay. NGƯỜI DÂN LẠI “CANH” XẾP HÀNG Sau khi giá vàng miếng SJC điều chỉnh tăng, giá vàng nhẫn cũng được các doanh nghiệp vàng tăng theo lên mức 77,6 triệu đồng/ lượng. Nhiều cửa hàng vàng bán cầm chừng khiến người mua “dở khóc, dở cười”. Chị Minh Tâm (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Một tuần nay, khi giá vàng thế giới tăng, ngày nào tôi cũng lên phố Trần Nhân Tông (Hai Bà Trưng, Hà Nội) từ 6 giờ sáng để canh cửa hàng mở cửa. Lắm lúc cửa hàng mở sáng lúc 9 giờ và đóng ngay sau 15 phút, hôm lại mở lúc 10 giờ và cũng chừng đó thời gian rồi đóng cửa. Mỗi người cũng chỉ mua tối đa được 1 lượng vàng nhẫn”. Trao đổi với PV Tiền Phong, chuyên gia Nguyễn Quang Huy, Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Nguyễn Trãi cho biết, do vàng miếng SJC khó mua nên người dân chuyển sang vàng nhẫn. Theo ông Huy, hiện nhiều kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản chưa khởi sắc nên người dân vẫn tìm đến kênh đầu tư vàng. Đặc biệt, vàng nhẫn từ đầu năm đến nay tăng 22% càng hấp dẫn nhà đầu tư. Tuy nhiên, ông Huy cho rằng, nhiều cửa hàng bán vàng nhẫn “nhỏ giọt” bởi các đơn vị kinh doanh vàng không chứng minh được nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất vàng nhẫn. Về lâu dài, cơ quan quản lý xem xét cho nhập khẩu vàng nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu của người dân. NGỌC MAI Ngày 18/7, giá vàng miếng SJC tăng mạnh hơn 3 triệu đồng/ lượng lên mốc 80 triệu đồng/ lượng trong bối cảnh cả thị trường dường như “đóng băng”. Người dân chờ mua vàng tại cửa hàng trên phố Trần Nhân Tông ngày 18/7 ẢNH: HỒNG CẢNH Thị trường “đóng băng”, vàng SJC vẫn tăng vọt Chuyên gia Nguyễn Quang Huy cho biết: “Trong 3 tháng qua, giá vàng trong nước ổn định nhưng giá vàng thế giới tăng từ 2.300 USD/ounce lên xấp xỉ 2.500 USD/ounce (từ 73 lên 77 triệu đồng chưa kể thuế phí). Theo đó, việc giá vàng trong nước bật tăng trở lại là điều dễ hiểu bởi “lò xo” nén quá lâu”.
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==