Tiền Phong số 201

KHOA GIÁO 5 n Thứ Sáu n Ngày 19/7/2024 Trong suốt 12 năm học, Hiếu đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Nam sinh đạt giải thưởng Kim Đồng năm học 20202021; giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện môn tiếng Anh năm học 2020-2021; giải Nhì kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn tiếng Anh năm học 2022-2023;... Đặc biệt, Hiếu còn đạt giải Nhất cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp tỉnh năm học 2022-2023. Dù là học sinh trường huyện, Hiếu đạt điểm IELTS 6.5. Chia sẻ về quá trình ôn luyện cho kỳ thi, Hiếu cho biết, em ôn luyện dựa trên các tài liệu được truyền lại từ các anh chị khóa trước, làm bài tập theo chủ đề. Đối với môn Văn, ngoài kiến thức cơ bản, nam sinh rèn luyện các kỹ năng như cảm nhận tác phẩm, tư duy phản biện. Riêng với môn tiếng Anh, ngay từ khi còn trên lớp, em đã cố gắng nắm vững ngữ pháp, cách đọc, viết. Riêng phần nói, giao tiếp, Hiếu học thêm trên mạng, tham gia các hội nhóm học tiếng Anh, học qua AI, chủ động bổ sung từ vựng với nhiều chủ đề khác nhau. Hiếu cho biết thêm, em chỉ học bài tại nhà đến khoảng 21h30 rồi đi ngủ và thường dậy vào sáng sớm hôm sau để tiếp tục học bài. Để giảm áp lực học tập, Hiếu luôn chủ động xây dựng kế hoạch, cân bằng giữa học và chơi, cố gắng dung hòa sở thích, áp dụng vào việc học để tạo động lực. Cô Từ Thị Diễm Thúy - giáo viên chủ nhiệm của Hiếu cho biết, Hiếu là một học sinh chăm ngoan, học đều các môn. Em không chỉ năng nổ trong học tập mà còn nhiệt tình tham gia các phong trào do trường, ngành tổ chức. “Kết quả mà Hiếu đạt được xứng đáng với những nỗ lực của em trong thời gian qua. Hy vọng thành tích này sẽ là bước đệm để em phấn đấu trong chặng đường tiếp theo”, cô Thúy nói. Đây là năm thứ 2 liên tiếp, TrườngTHPT Đầm Dơi có học sinh đạt thủ khoa kỳ thi THPT tỉnh Cà Mau. Trong kỳ thi năm 2023, em Huỳnh Anh Khôi, học sinh lớp 12X1 đạt thủ khoa của tỉnh với tổng số điểm là 53,55. TÂN LỘC Minh Hiếu rạng rỡ tại buổi lễ tuyên dương Bí quyết học tập của thủ khoa trường huyện Sáng 18/7, UBND huyện Đầm Dơi (Cà Mau) tổ chức lễ tuyên dương em Mai Hoàng Minh Hiếu (cựu học sinh lớp 12X2, Trường THPT Đầm Dơi) đạt thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Hiếu là thủ khoa khối D của tỉnh và á khoa khối C của trường với môn Văn 9,5 điểm; Sử 9 điểm; Địa 9,75 điểm; Giáo dục công dân 9,25 điểm; Ngoại ngữ 9,6 điểm. xuất cần có mức điểm sàn, nhất là với các trường tư, để không tuyển những thí sinh quá kém vào ĐH, đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực. PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho rằng đề xuất này cần phải có đủ các căn cứ pháp lí và căn cứ thực tiễn để triển khai. Về căn cứ pháp lí, theo quy định của Luật Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT xác định và công bố điểm sàn tuyển sinh cho các ngành đào tạo giáo viên và các ngành đào tạo sức khỏe có chứng chỉ hành nghề. Về căn cứ thực tiễn, hệ thống cơ sở giáo dục ĐH của Việt Nam hiện nay đóng trên các địa bàn khác nhau trên toàn quốc, đào tạo các ngành phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng miền, khu vực, với đối tượng tuyển sinh khác nhau (từ thí sinh đang sinh sống, học tập ở vùng kinh tế phát triển, cho đến thí sinh tại vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, miền núi hải đảo). Về phía các cơ sở đào tạo, các trường được thành lập trong những thời kỳ khác nhau, lịch sử dài ngắn khác nhau, thương hiệu, uy tín các trường cũng có sự khác biệt, phân cách. Do vậy, điểm trúng tuyển đầu vào các ngành/trường khác nhau nhiều, nhưng nhìn chung không dưới 15 điểm (nhóm ngành khó tuyển như các ngành nông lâm, ngư nghiệp…) và có ngành/trường trên 27 điểm (khối ngành sức khoẻ, pháp luật, kinh tế - quản lý, quốc phòng an ninh…). “Xem xét các phân tích nêu trên thì việc quy định mức sàn chung để xét tuyển đại học cho toàn hệ thống là chưa có căn cứ chắc chắn, chưa đảm bảo tính khả thi để phát huy tác dụng trong thực tiễn”, bà Thủy nói. NGHIÊM HUÊ hướng như yêu cầu thay vì phải có đủ lớp lang, khía cạnh, giải thích vấn đề, ý nghĩa… là đã có thể cho điểm. Ví dụ, đối với một câu nghị luận xã hội 2 điểm đề yêu cầu viết về lòng yêu nước. Nếu đáp án quá mở, thí sinh chỉ cần viết đúng về tình yêu đất nước, không viết sang tình yêu đôi lứa là có thể có điểm. Trong khi từng giáo viên sẽ có quan điểm khác nhau, người chặt chẽ sẽ yêu cầu thí sinh nêu được tình yêu làng quê, thiên nhiên, liên hệ thực tế. Khi đó, thí sinh không đạt toàn bộ yêu cầu sẽ chỉ cho một nửa hoặc 2/3 số điểm trong khi giáo viên chấm “thoáng” cứ đúng định hướng sẽ cho điểm tối đa. Nhiều câu cộng lại, sự chênh lệch điểm rất lớn. Theo giáo viên này, để đảm bảo công bằng khách quan, tránh “lạm phát” điểm, những năm tới có thể để các địa phương chấm chéo bài, đồng thời đáp án môn Ngữ văn cần có sự chi tiết nhất định. HÀ LINH Điểm chuẩn đi về đâu? Thống kê cho thấy, có trên 160 nghìn thí sinh có điểm tổ hợp C00 từ 24 điểm trở lên, cao gấp 3,8 lần năm 2023 và gần 2,7 lần năm 2022. Ở mức điểm cao từ 27 điểm, năm nay có gần 29 nghìn thí sinh đạt, cao gấp 11 lần năm 2023 và 6,8 lần năm 2022. Ở mức điểm 28 thì năm nay tăng gấp10 năm ngoái; năm nay có 7.620 em, năm ngoái là 740 em đạt được. Ở các mốc điểm cao hơn nữa, từ 29,25 điểm trở lên, mọi năm số lượng đếm đầu ngón tay, năm nay cả nước có 380 em đạt từ 29,25 điểm (năm ngoái chỉ có 7 em). Từ phổ điểm cho thấy, điểm chuẩn năm nay của tổ hợp C00 ở các trường rất khó lường. Đối với các trường ĐH khi đề thi không phân hóa, việc tuyển sinh gặp nhiều khó khăn. Lãnh đạo Sở GD&ĐT Trà Vinh nói gì? Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024, tỉnh Trà Vinh có điểm thi môn Ngữ văn đạt bình quân 8,1 điểm, cao hơn bình quân cả nước 0,87 điểm, xếp thứ 2 toàn quốc sau Bắc Ninh. Lý giải điểm thi môn Ngữ văn năm nay của học sinh trong tỉnh tăng vượt bậc, bà Nguyễn Thị Bạch Vân, Giám đốc Sở GD&ĐT Trà Vinh cho biết, ngay từ đầu năm học, Sở GD&ĐT đã triển khai hàng loạt giải pháp, từng giáo viên cam kết chất lượng bộ môn với hiệu trưởng, lãnh đạo trường cam kết với sở, và đưa vào tiêu chí thi đua của năm học. Kèm đó, nhiều hoạt động trao đổi nghiệp vụ được tổ chức, như trao đổi thi đua cụm, tổ chức hội thảo khoa học môn Văn cấp tỉnh, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, sinh hoạt chuyên môn chéo giữa các trường có sự hướng dẫn của Hội đồng bộ môn Văn cấp tỉnh. Ngoài giờ học chính khóa, các trường tăng cường dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém. Giáo viên cho các em thực hành làm bài với các đề thi thử, chấm, sửa bài, rút kinh nghiệm rồi yêu cầu các em làm đi làm lại cho đến khi nắm vững vấn đề, làm bài đạt yêu cầu mới chuyển bài khác. Cũng theo bà Vân, với hướng dạy học phân hóa đối tượng học sinh, các em có điều kiện thực hành kỹ năng làm bài; học sinh chủ động học, ôn tập kỹ các nội dung kiến thức, kỹ năng, không bỏ sót kiến thức... Quá trình này được thực hiện mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi học kỳ và đều có tổng kết rút kinh nghiệm, vì thế học sinh đã quen với cấu trúc đề và cách làm bài thi. Lãnh đạo Sở GD&ĐT Trà Vinh cũng cho biết, công tác tổ chức coi thi, chấm thi tốt nghiệp THPT được thực hiện đúng quy chế, nghiêm quy định và chuẩn quy trình. “Đề thi Văn năm nay theo hướng mở, nằm trong nội dung ôn tập của tỉnh. Đề tài gần gũi với nhận thức và tình cảm của học sinh nên các em tự tin thể hiện khá tốt bài làm, đạt kết quả cao”, bà Vân nói. CẢNH KỲ CHUYỆN HÔM NAY Điều khiến tôi ngạc nhiên là làm thế nào mọi người ở đây có thể có được loại chất kịch độc này một cách khá dễ dàng? Thắc mắc của tôi ngay lập tức có câu trả lời từ chính những người phu vàng. Họ cho biết, loại này không khó để tìm ngoài thị trường, đến chợ Kim Biên (quận 5, TPHCM) mua bao nhiêu cũng có. Dân buôn còn chở xyanua đến tận bãi vàng để cung cấp như cung cấp các nhu yếu phẩm hay công cụ đào đãi vàng khác. Do việc đào bới đất đai, đặc biệt nước thải có chứa xyanua phát tán gây nguy hại môi trường nên sau đó chính quyền địa phương đã dẹp bãi vàng tự phát này, song sự ám ảnh về loại chất độc có tên xyanua cùng chợ Kim Biên đã kịp găm vào đầu tôi kể từ đó. Để kiểm chứng, tôi đã vào vai người đào vàng đến chợ Kim Biên hỏi mua xyanua cũng như nhiều loại hóa chất nguy hại khác. Những gì tôi được nghe và thấy không khác so với những gì các phu vàng trước đó cho biết. Dòng chảy ngầm của xyanua chưa bao giờ kết thúc và luôn “phát huy tác dụng”. Cách đây ba năm, một nữ sinh tại Bà Rịa- Vũng Tàu đầu độc cha ruột của mình bằng xyanua. Khai trước tòa, thủ phạm cho biết, vì bị cha gây áp lực học hành và hay la mắng nên cô đã tìm đến chợ Kim Biên mua xyanua về bỏ vào nước cho cha uống và nạn nhân đã tử vong sau đó. Cùng với người mua (và đầu độc cha) bị kết án ở mức cao nhất, người bán xyanua cũng bị kết án do buôn bán trái phép mặt hàng này nhưng với mức án khá nhẹ. Tại tòa cả hai cùng cho biết, việc mua bán xyanua có đôi chút trở ngại ban đầu, nhưng sau đó đã kết thúc nhanh chóng bằng một vài cuộc điện thoại. Theo quy định hiện hành, việc sản xuất kinh doanh, sử dụng xyanua phải có điều kiện. Cá nhân vẫn có thể mua chất độc xyanua tại các điểm sản xuất, kinh doanh hóa chất độc hại nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh các ngành công nghiệp theo quy định pháp luật một cách hợp pháp. Tuy nhiên, trong thực tế việc buôn bán, kinh doanh trái phép và sử dụng xyanua sai mục đích vẫn tràn lan, trong khi các khung hình phạt, nhất là đối với người buôn bán vẫn chưa đủ sức răn đe. Câu chuyện về xyanua một lần nữa lại bùng lên khi tháng 6 vừa qua một người phụ nữ tại Nhơn Trạch (Đồng Nai) đã dùng loại hóa chất này đầu độc cháu ruột là chàng trai 18 tuổi. Trước đó, 5 người thân của nạn nhân cũng lần lượt tử vong một cách bất thường, nghi bị đầu độc cũng bằng xyanua. Trong những ngày gần đây, cả thế giới bàng hoàng khi 6 nạn nhân là người Việt và người Mỹ gốc Việt tử vong trong một khách sạn tại Thái Lan vì bị đầu độc bằng xyanua. Khoan bàn về nguyên nhân tâm lý, động cơ tội phạm dẫn đến những thảm họa, câu hỏi lúc này là nguồn gốc của các chất độc đó từ đâu? Không quá khó hiểu khi từ chợ thực đến chợ ảo trên mạng internet đều dễ dàng tìm và mua được chúng. Xyanua và các loại hóa chất độc hại đang được thả nổi và việc chúng phát tác, gây ra những thảm họa khó lường là điều không tránh khỏi. Đ.D Thả nổi chất độc? TIƒP THEO TRANG 1

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==