9 n Thứ Bảy n Ngày 6/7/2024 VĂN HÓA - GIẢI TRÍ showbiz Khi còn nhỏ, chàng trai Êđê Y Joel đã rất thích ca hát, đặc biệt là các ca khúc về Tây Nguyên. Thấy được niềm đam mê âm nhạc của cháu, người cậu ruột Y Sio đã tặng anh một cây đàn ghita và dạy anh đánh đàn, hợp âm, hát nhạc. Tốt nghiệp PTTH, anh thi đỗ vào Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk (nay là Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk). Sau đó anh được cử đi học nâng cao thanh nhạc tại Nhạc viện Hà Nội. Nhìn tôi, anh cười, hào hứng: “Tôi có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ, các nhạc cụ trong nhà, tôi cầm lên đánh thành bài mà chưa hề được dạy. Thời gian học tại Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk, tôi có cơ hội theo cậu Y Moan (cố NSND Y Moan) tham gia biểu diễn, được đứng trên sân khấu, khi đó chỉ hát bè cho cậu nhưng rất hạnh phúc”. Cố NSND Y Moan là cậu kết nghĩa, khi nhỏ ông có thời gian ở với ông bà của Y Joel. “Cậu Y Moan rất đỗi gần gũi, không thấy mặt tôi cậu liền đi tìm. Những lần cùng đoàn đi biểu diễn, tôi và cậu đi chung một chiếc mô tô, đổi tài cho nhau. Những lần đi còn hái cà đắng, ớt... vui lắm”, Y Joel Knul hồi tưởng. Vẫn những ca khúc quen thuộc như: Đi tìm lời ru nữ thần mặt trời, Đôi chân trần, Ly cà phê Ban Mê… nhưng cách hát của Y Joel ấm nhẹ, sâu hun hút và mang một chút hoang dại. Bảng thành tích chàng ca sĩ giành được cho đến thời điểm này khá dày, nhưng ấn tượng nhất là giải thưởng “Giọng hát nhạc nhẹ hay nhất” ở Sao Mai 2001 với ca khúc “Đi tìm lời ru nữ thần mặt trời” của nhạc sĩ Y Phôn Ksor. “Một mình lang thang trên đất này, theo dấu chân cha ông từng ngày. Một mình qua sông, qua núi đồi, tìm mặt trời và tìm lời ru ngàn đời…”, ca sĩ Y Joel thủ thỉ cất lời ca khiến người nghe lắng lòng, cảm xúc trào dâng mãi không thôi. Anh còn đoạt nhiều giải thưởng cao như: Huy chương Vàng cá nhân tại Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc các năm 2009 và 2012, được khán giả cả nước biết đến Y Joel như một giọng ca mới của Tây Nguyên. Năm 2015, anh được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT. Anh có thời gian khoảng 5 năm công tác tại tỉnh Gia Lai. Tại đây, Y Joel được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp và kỷ luật cao, nhờ vậy, rèn giũa và tôi luyện được anh như bây giờ. Cuối năm 2009, anh về nhận công tác tại Đoàn Ca múa dân tộc Đắk Lắk, lúc này NSND Y Moan đang lâm bệnh. Công tác ở đây, anh có hai nhiệm kỳ làm Phó trưởng phòng Ca nhạc. Thời điểm đó, anh xây dựng được nhiều chương trình làm sống lại các bài hát bị lãng quên: Xôn xang mênh mang cao nguyên Đắk Lắk, Bài ca quê hương, Yêu sao Đắk Lắk hôm nay... NSƯT Y Joel Knul cùng tập thể diễn viên đã làm nên thành công của nhiều hội diễn, giành các huy chương vàng, huy chương bạc khu vực, toàn quốc. Từng trải qua năm tháng khó khăn, giờ đây, NSƯT Y Joel có một gia đình hạnh phúc với người vợ là ca sĩ đang công tác tại Đoàn Ca múa dân tộc Đắk Lắk và 3 người con. Vợ anh luôn thấu hiểu, hỗ trợ chồng để cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Căn phòng nhỏ phía sau khuôn viên của trường là nơi ở của vợ chồng anh. Anh nói rằng: “May có phòng đó mình mới sống được”. Đó là nơi anh luyện thanh vào buổi sáng. Anh có bí quyết giữ giọng không? Có chứ, quan trọng nhất giấc ngủ, người ta ví ngủ như ca. Buổi trưa chỉ cần ngủ 5-10 phút sâu là ổn định, đặc biệt phải giữ không viêm họng, nhưng tuỳ cơ địa của từng người... N.T Nghệ sĩ ưu tú Y Joel Knul tham gia vở ca kịch “Khát vọng Dam Săn” Nghệ sĩ ưu tú Y Joel Knul chia sẻ về con đường nghệ thuật n RA MẮT MỰC TÀU GIẤY BẢN CỦA NHÀ VĂN TÔ HOÀI. Cuốn sách tập hợp 10 truyện ngắn về đời sống học trò trước năm 1945. Truyện Mực Tàu giấy bản kể về Cang - một cậu bé thôn quê nhút nhát, suốt ngày quanh quẩn “chơi nhễu” với đám ngan, gà, chó, vịt chính thức đóng sách, sắm sửa bút nghiên sang thầy đồ “ăn mày lấy đôi ba chữ thánh hiền”. Tại môi trường mới, cậu đã gặp biết bao chuyện dở khóc dở cười. Tô Hoài phản ánh thế giới học trò ấy bằng những chi tiết sống động từ cách ăn mặc, cách nói năng, các lễ nghi như trong một bộ phim tài liệu về phong tục. Ngoài ra, người đọc cũng được cùng nhà văn quan sát các lớp học thời Tây trên phố, lớp học truyền bá chữ Quốc ngữ được tổ chức buổi tối tại đình làng. Truyện Ghẻ đặc biệt, Nói về cái đầu tôi… ghi lại đủ trò nghịch ngợm của bọn học trò từ đặt biệt hiệu, rủ nhau trốn học, ăn dỗ quà, đánh đáo ăn tiền… Tô Hoài trước năm 1945 cũng không nằm ngoài đời sống văn chương đầu thế kỉ 20, bên cạnh những truyện ngắn tả chân, ông cũng có một số tác phẩm gần với Tự lực văn đoàn. Như trong Nguyệt kể chuyện hay Lá thư rơi, nhân vật chính là các cô học trò tiểu thư. Mực tàu giấy bản ra mắt đúng vào dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhà văn được thiếu nhi yêu mến Tô Hoài (6/7/2014-6/7/2024). NPV n HÒA NHẠC VIETNAM AIRLINES CLASSIC - HANOI CONCERT TRỞ LẠI. Khác với lần tổ chức ngoài trời 2018 cùng Dàn nhạc Giao hưởng London, lần này chương trình sẽ được đem vào Nhà hát Hồ Gươm vào 12 và 13/10. Dàn nhạc được lựa chọn là Giao hưởng Quốc gia Nga (RNO), với sự chỉ huy của nhạc trưởng César Álvarez (Tây Ban Nha) cùng phần trình diễn đặc biệt của nghệ sĩ độc tấu piano Eva Gevorgyan (Nga). Đặc biệt đêm 13/10 có thêm một số trích đoạn ballet của các vũ công chính đến từ nhà hát Bolshoi. RNO được thành lập tại Mátxcơva năm 1990 hội tụ những nghệ sĩ hàng đầu của Nga từ khắp thế giới đổ về (sau khi Liên Xô tan rã) theo lời kêu gọi của nhạc trưởng Mikhail Pletnev. Năm 2004, RNO trở thành dàn nhạc đầu tiên trong lịch sử giao hưởng nước Nga nhận được giải Grammy. Nghệ sĩ dương cầm Eva Gevorgyan sinh năm 2004 ở Mátxcơva, được đào tạo tại Nga và Tây Ban Nha. Cô từng tham dự hơn 40 cuộc thi, đoạt nhiều giải thưởng như Van Cliburn (2019) dành cho nghệ sĩ trẻ, cuộc thi Piano Quốc tế Chopin tại Warsaw (2021), giải Bern ở Thụy Sĩ (2023). Các vũ công chính của nhà hát Bolshoi sẽ có mặt tại Hà Nội bao gồm: Anna Nikulina, Alexander Volchkov, Elizaveta Kokoreva, Egor Geraschenko. N.M.HÀ AI, XEM GÌ, Ở ĐÂU? Tập truyện Mực Tàu giấy bản của nhà văn Tô Hoài kể về tuổi học trò sống động trước năm 1945 Việc bị sang chấn tâm lý, sa ngã hoàn toàn có thể xảy ra với cả trẻ em và người lớn. Chuyên gia nhấn mạnh, vụ việc bé gái sang chấn tâm lý sau khi bị loại vai là thực tế đáng buồn, bởi các em chưa được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết trước khi tham gia vào con đường nghệ thuật. NÂNG CAO SỨC KHỎE TINH THẦN TS. Nguyễn Tuấn Anh, Viện Nghiên cứu Thanh niên (Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam) cho rằng, trước khi làm bất cứ công việc gì các bạn trẻ cũng cần phải tìm hiểu môi trường, cách thức làm việc và định hướng để phát triển nghề nghiệp. “Môi trường nghệ thuật, showbiz vô cùng khắc nghiệt với tốc độ đào thải nhanh khiến những người trong cuộc dễ thấy căng thẳng. Đó là do áp lực, kỳ vọng của bản thân, gia đình khi bước vào showbiz”, TS. Nguyễn Tuấn Anh nêu. Trẻ em chưa thể tách khỏi sự quản lý của gia đình. Một khi trẻ bước chân vào hoạt động nghệ thuật, gia đình luôn phải đồng hành với các con. “Trong trường hợp con bị loại vai hoặc chưa nhận được vai như mong muốn, bố mẹ phải động viên, an ủi con, lý giải cho trẻ thấy đó chỉ là một trong những cơ hội để thỏa mãn đam mê”, TS. Nguyễn Tuấn Anh nói. Gia đình cũng nên cẩn trọng khi gửi đơn đến các cơ quan chức năng và báo chí. Hành động này là chính đáng, nhằm giải tỏa những bức xúc của gia đình, nhưng ồn ào trên mạng có thể một lần nữa tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Các chuyên gia nhận định, việc tham gia nghệ thuật chỉ là dịp phát triển năng khiếu, thỏa mãn đam mê của các em nhỏ, trong khi nhiệm vụ chính của các em vẫn là học tập. “Các em có thể tham gia khóa học của các trung tâm năng khiếu, mà ở đó, trẻ chỉ được luyện tập các môn năng khiếu như đàn, hát, múa, diễn xuất,… chứ không được đào tạo những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết”, TS. Quỳnh Nga nhấn mạnh. Phần lớn những đứa trẻ sớm bước chân vào giới giải trí chưa có nhận thức đầy đủ, tâm lý còn đang phát triển, chưa ổn định. Chuyên gia giáo dục cho rằng, các đoàn làm phim cần quan tâm hơn tới trẻ. Bên cạnh kỹ năng diễn xuất, người phụ trách nên trang bị thêm cho trẻ kỹ năng ứng phó với nỗi căng thẳng, áp lực do công việc hoặc do chính các em và gia đình tạo ra. Gia đình lắng nghe mong ước của con, tỉnh táo trước khi đồng ý cho con tham gia bất cứ hoạt động nghệ thuật nào. Sự áp đặt thành tích, kỳ vọng quá cao ở con cũng tạo áp lực cho trẻ. GIA LINH Trung tâm đào tạo diễn viên nhí nở rộ nhưng chưa quan tâm nâng cao sức khỏe tinh thần cho trẻ Cần rút kinh nghiệm sâu sắc Gia đình bé B.A gửi đơn đến cơ quan quản lý nhà nước, nhà sản xuất, đề nghị tiếp tục gặp gỡ trao đổi để làm rõ sự việc loại vai vào phút chót. Sự việc cũng cho nhà sản xuất bài học khi làm việc với diễn viên nhí. “Về phía đoàn làm phim, dù là hiểu lầm không mong muốn giữa việc trẻ được chọn hay có thể được chọn, vẫn cần phải rút kinh nghiệm sâu sắc”, TS. Lê Thị Quỳnh Nga nêu.
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==