Tiền Phong số 188

8 VĂN HÓA - GIẢI TRÍ n Thứ Bảy n Ngày 6/7/2024 ÁM ẢNH BỊ LOẠI VAI Những ngày gần đây, mạng xã hội xôn xao về vụ việc một bé gái bị sang chấn tâm lý do bị loại khỏi một bộ phim truyền hình. Theo chị Phùng Bích Dần (mẹ của bé V.N.B.A), ngày 25/4, chị đưa hai con gái đi thử vai cho phim Đi về phía mặt trời của đạo diễn Đỗ Thanh Sơn. Phim do công ty TNHH MTV SK Connect sản xuất, dự kiến phát sóng từ tháng 7. Sau đó, chị Dần được trợ lý sản xuất của đoàn phim là Nguyễn Sĩ Đại thông báo con gái đạt vai Ghến, báo lịch đi quay tại Cao Bằng. Sau khi nhận lịch quay phim, gia đình chủ động sắp xếp công việc cá nhân và xin phép nhà trường, tạo điều kiện để B.A tham gia. Tuy nhiên, khi gia đình có mặt ở Hà Nội theo lịch hẹn, trợ lý sản xuất lại nói “không cần định trang” cho vai diễn, có thể đến thẳng điểm quay tại Cao Bằng. Ngày 17/5, gia đình bất ngờ nhận được tin nhắn của người tự giới thiệu là tổ chức sản xuất với nội dung đạo diễn tìm thấy diễn viên cho các phân cảnh ở Cao Bằng, dời địa điểm quay của bé B.A về Hà Nội. Đoàn làm phim không ký hợp đồng với gia đình B.A. Chị Dần cho biết, đoàn phim liên tục thay đổi kế hoạch khiến diễn viên nhí B.A cảm thấy xấu hổ với bạn bè, phải nhập viện điều trị. “Mỗi ngày sau đó trôi qua thật nặng nề và cũng thật bức xúc với gia đình tôi. Con buồn, u uất, không thiết ăn uống, không nói cười như mọi ngày. Bác sĩ khám và báo con tôi bị sang chấn tâm lý dẫn đến rối loạn tâm thần”, chị Dần chia sẻ. Từng có nhiều đứa trẻ sớm bước chân vào giới giải trí phải đối diện với khủng hoảng. Diễn viên nhí Hà Anh (Những cô gái trong thành phố) nhận nhiều chỉ trích. Khán giả bức xúc trước tính cách khó ưa của nhân vật nên đã dùng nhiều từ ngữ nặng nề chỉ trích cô bé. Diễn viên nhí Hữu Khang trong bộ phim Chú ơi đừng lấy mẹ con cũng đón nhận những lời khiếm nhã. Khang bị khủng hoảng tâm lý, bỏ ăn uống rồi lên cơn sốt, phải nhập viện.... Với vai An trong Đất phương Nam (1997), Hùng Thuận trở thành một trong những ngôi sao nhí được yêu thích. Tuy nhiên, cuộc đời của nam diễn viên sinh năm 1983 lại rất lận đận do cái bóng quá lớn của vai diễn. Tương tự, Phùng Ngọc nổi tiếng nhờ Đất phương Nam. Sau đó, anh đóng một số phim truyền hình khác nhưng tiền cát-xê không đủ sống. Phùng Ngọc đang kiếm sống bằng nghề cắt tóc và chạy xe ôm. TS. Lê Thị Quỳnh Nga, giảng viên Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) khẳng định, trường hợp bé B.A là sự việc đáng tiếc. Trách nhiệm thuộc về nhiều phía, nhưng người gánh chịu hậu quả lại là trẻ em. “Đặc biệt B.A đang ở độ tuổi vị thành niên, tâm lý chưa phát triển ổn định nên càng gặp khó khăn khi đối mặt, ứng phó và vượt qua các thách thức”, TS. Nga nhận định. Bé gái bị loại vai trong phim truyền hình gặp sang chấn tâm lý khiến mạng xã hội xôn xao. Một số trẻ chưa kịp lớn đã nổi tiếng, nhưng đằng sau hào quang nghệ thuật là cuộc khủng hoảng, thậm chí trẻ phải trả giá vì thiếu kỹ năng thích ứng. Chống sốc cho trẻ khi vào KHÁT VỌNG DAM SĂN Hoàng hôn từ từ buông xuống, dưới ánh sáng vàng mờ ảo trong không gian quán cà phê gần trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Đắk Lắk, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Y Joel Knul (SN 1975) toát lên vẻ đẹp ngoại hình hoàn mĩ theo quan niệm của người Êđê cổ đại. Tôi ấn tượng anh từ vai diễn chàng Dam Săn với vẻ đẹp về sức mạnh và trí tuệ trong ca kịch “Khát vọng Dam Săn”. Cũng đã hơn một lần tôi gặp anh tại những đêm biểu diễn vở ca kịch này. Bây giờ gặp lại, cái chất của chàng Dam Săn vẫn ngời ngời. Anh cởi mở và thẳng thắn: “Khi tôi được nhạc sĩ Nguyễn Cường chọn vào vai nhân vật Dam Săn trong vở ca kịch “Khát vọng Dam Săn”, tôi khá lo vì không phải chuyên môn của mình. Diễn ca kịch đòi hỏi diễn viên phải hội tụ rất nhiều kỹ năng, vì vừa hát vừa biểu diễn, còn thể hiện võ công trên sân khấu. Vì thế cần nội lực chắc khỏe”. Từ nhỏ, Y Joel Knul rất ngưỡng mộ anh hùng Dam Săn khi nghe ông bà kể về tinh thần dũng cảm, hy sinh vì buôn làng. Những giá trị văn hóa ấy thấm vào từng thớ thịt. Khi nhận vai tập luyện, anh thật sự cảm động. Ngày xưa đã có những con người hy sinh vì quyền lợi buôn làng để tìm những cái mới, tốt nhất xây dựng một cộng đồng dân tộc hùng mạnh. Bản thân anh thể hiện thành công phần mạnh mẽ, uy lực của người tù trưởng. “Từ cảm xúc vui buồn trên khuôn mặt, tính cách nhân vật, dáng đi đứng...Cảm giác mình là Dam Săn thực sự. Chính tôi cũng sởn da gà vì không hiểu sao mình có thể nhập vai đến thế”, anh nói. Được thử sức ở một lĩnh vực hoàn toàn mới, khi tập luyện mọi người trong đoàn cùng nhau góp ý xây dựng từng động tác. Mỗi lần luyện tập, họ đều dâng lên những cung bậc cảm xúc vì được tắm mình trong không gian văn hóa Êđê. Vợ anh là ca sĩ H’Lueng Niê, người đóng vai nàng H’Nhí (công tác tại Đoàn Ca múa dân tộc Đắk Lắk). Anh Y Joel bộc bạch, đoạn kết khiến trái tim anh rung cảm khi nàng H’Nhí đã cắn tay mình mong cứu Dam Săn và từ bàn tay ấy, tuôn trào dòng thác đỏ, thác của núi rừng Tây Nguyên muôn đời hùng vĩ, tất cả đã làm nên một khúc ca ân tình, ngợi ca về vẻ đẹp tình yêu của con người giao hòa với thiên nhiên. HÒA VÀO DÒNG CHẢY ÂM NHẠC Âm nhạc với Y Joel luôn là một tình yêu chưa bao giờ nhạt phai. “Tiếng hát, tiếng hát cao nguyên như ngàn xưa vọng về. Ánh mắt soi trong ly cà phê Ban Mê...” (trích lời bài hát Ly cà phê Ban Mê của nhạc sĩ Nguyễn Cường), chất giọng mộc mạc vang lên, rồi anh kể, đây là bài hát đoạt giải A, lần đầu tiên anh tham gia thi hát ở quê nhà huyện Krông Pắc, từ đó mở ra con đường nghệ thuật của chàng ca sĩ. Nghệ sĩ ưu tú Y Joel Kul gây thương nhớ với thể loại nhạc nhẹ và đặc biệt là những bài hát về Tây Nguyên. Anh mang ngọn lửa âm nhạc Tây Nguyên đi vào đời sống rất riêng và đầy trách nhiệm, chậm rãi, từ từ đến một cách thuyết phục. Anh đã khắc tên mình trong dòng chảy âm nhạc Việt Nam như thế. Nghệ sĩ ưu tú Y Joel Knul và vợ - ca sĩ H’Lueng Niê Người con ưu tú của đại ngàn Tháng 4/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức chương trình nghệ thuật “Những người con ưu tú của đại ngàn”. Ban Tổ chức đã tôn vinh những nghệ sĩ đã và đang gắn bó với mảnh đất Đắk Lắk, có nhiều đóng góp cho văn hóa nghệ thuật của tỉnh và được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, trong đó có Nghệ sĩ ưu tú Y Joel Knul. DIỄN VIÊN NHÍ SANG CHẤN DO BỊ THAY VAI: n NGUYỄN THẢO KÝ SỰ Tác giả “Nẫu ca” qua đời, tặng tiền phúng điếu cho trẻ em nạn nhân COVID-19 Nhà báo Phan Bá Chức (nguyên Trưởng các ban VH-VN, Bạn đọc báo Thanh Niên), người nổi tiếng với ca khúc Trách phận qua đời sáng 5/7, thọ 74 tuổi. Trước khi mất, ông để lại di nguyện dành tặng toàn bộ tiền phúng điếu cho trẻ em là nạn nhân của đại dịch COVID -19. Nhà báo Phan Bá Chức quê ở Phú Yên. Ông gắn bó với báo Thanh Niên gần 1/4 thế kỷ và nghỉ hưu tại đây. Với âm nhạc, dù không chuyên nhưng ông đã có một số ca khúc được nhiều người yêu thích như Tôi có em chiều thu, Vạt nắng trong chiều, Vẫn có nhau khi mưa về, Con suối ngây thơ, Bầy chim đã trở về… Đặc biệt, ca khúc Trách phận do Phan Bá Chức sáng tác cùng Nguyễn Hữu Ninh được cho là tuyệt phẩm về xứ nẫu Phú Yên, và còn được gọi là “Nẫu ca”. Giới chuyên môn đánh giá, đó là một trong những ca khúc hay nhất mang âm hưởng bài chòi của miền Trung. Ngoài ra, Phan Bá Chức còn tham gia viết hòa âm, phối khí cho một số bản nhạc nổi tiếng khác như Ô mê ly (Văn Phụng), Suối mơ, Thiên Thai, Mùa xuân đầu tiên…(Văn Cao), Hội Trùng dương (Phạm Đình Chương), Đoàn lữ nhạc (Đỗ Nhuận)… Ban bè nhận xét, Phan Bá Chức là người hiền lành, ít nói nhưng lại khá duyên dáng, hài hước trong các cuộc vui. Những năm cuối đời, phát hiện cơ thể có khối u nhưng ông vẫn lạc quan, yêu đời. Đám tang nhạc sĩ Phan Bá Chức được tổ chức tại nhà riêng thuộc quận Tân Bình, TPHCM. Linh cữu được đưa đi hoả táng tại Trung tâm Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân, TPHCM. TRỌNG THỊNH Nhạc sĩ Phan Bá Chức Một số diễn viên nhí đối diện cú sốc tâm lý khi đóng phim

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==