Tiền Phong số 188

6 KHOA GIÁO n Thứ Bảy n Ngày 6/7/2024 TS Võ Thanh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, cho biết với xét tuyển ĐH, có 3 mức phổ điểm là dưới 20 điểm/tổ hợp, 20-25 điểm/tổ hợp, 25 điểm/tổ hợp trở lên. Theo ông Hải, những thí sinh khi so sánh bài làm với đáp án được Bộ GD&ĐT công bố mà dự kiến điểm thi chỉ đạt từ 20 điểm trở xuống thì cần theo dõi sát phương thức xét tuyển sớm của các trường ĐH và nên tham gia đợt xét tuyển bổ sung bằng học bạ. Những thí sinh này hoàn toàn có thể chọn được ngành học phù hợp, nhưng nếu chủ quan thì sẽ trượt ĐH. Ví dụ cùng là ngành Công nghệ thông tin, có trường điểm chuẩn chỉ 20 điểm nhưng có trường tới 27 điểm. Do đó, thí sinh ước chừng điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ đạt dưới 20 điểm/tổ hợp xét tuyển cần có nhiều phương án, trong đó xem xét đăng kí xét tuyển học bạ, xét tuyển sớm có kết quả như thế nào để có chiến thuật đăng kí trên hệ thống từ ngày 18 - 30/7. Về chiến thuật đăng kí nguyện vọng, ông Hải lưu ý những thí sinh tự do không thi tốt nghiệp THPT năm 2024 nhưng có nguyện vọng xét tuyển ĐH cần liên hệ với các đơn vị đăng kí dự thi do Sở GD&ĐT quy định để được cấp tài khoản trong khoảng thời gian từ 1-20/7. Từ ngày 18 - 30/7 là giai đoạn quan trọng nhất trong mùa xét tuyển năm nay vì thí sinh đăng kí nguyện vọng lên hệ thống. Đăng kí xong, thí sinh phải nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến từ ngày 31/7 đến 6/8. Sau đó chờ công bố điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1 từ các trường ĐH khi có kết quả lọc ảo lần cuối. Từ ngày 20 - 27/8, thí sinh phải xác nhận nhập học. Ông Hải hi vọng điểm chuẩn năm nay tương đồng năm trước. Tuy nhiên, ông chia sẻ, điểm chuẩn trúng tuyển bằng phương thức kết quả thi tốt nghiệp rất thất thường vì các trường sử dụng nhiều phương thức xét tuyển. Có trường điểm chuẩn rất cao, thậm chí tăng đột biến. Ông Phạm Doãn Nguyên, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM, khuyên thí sinh sau khi ước lượng được điểm thi tốt nghiệp THPT, nếu mức điểm không an toàn có thể sử dụng xét tuyển sớm vì theo quy định, trước 17h ngày 10/7, các trường tải dữ liệu xét tuyển sớm lên hệ thống. Sau thời gian này, thí sinh không còn cơ hội xét tuyển sớm nữa mà phải đợi sau khi công bố tuyển sinh đợt 1 (hết tháng 8). CHO PHÉP ĐĂNG KÍ “NHÁP” NGUYỆN VỌNG PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT, cho hay từ ngày 1-20/7, Bộ GD&ĐT mở Hệ thống tuyển sinh chung để các điểm tiếp nhận tạo tài khoản cho thí sinh tự do chỉ đăng kí xét tuyển. Vụ Giáo dục ĐH đề nghị các sở GD&ĐT thông tin rộng rãi cho thí sinh biết và chỉ đạo các điểm tiếp nhận hồ sơ được giao nhiệm vụ tạo tài khoản cho thí sinh (tạo phiếu đăng kí) tổ chức thực hiện theo đúng thời gian, quy trình và các quy định trong tài liệu hướng dẫn. Từ ngày 6-10/7, Hệ thống sẽ mở để thí sinh thực hành đăng kí xét tuyển. Bộ GD&ĐT đề nghị các đơn vị tăng cường truyền thông, hướng dẫn, hỗ trợ thí sinh sử dụng tài khoản và mật khẩu đã được cấp để đăng nhập vào Hệ thống, thực hành đăng kí xét tuyển theo đúng quy trình (trừ bước nộp lệ phí xét tuyển) và thời gian quy định. Sau ngày 10/7, toàn bộ thông tin thực hành của thí sinh đã đăng kí trên hệ thống sẽ bị xóa để chuẩn bị cho đợt đăng kí xét tuyển chính thức theo thời gian quy định. NGHIÊM HUÊ Tránh mất cơ hội vì sai sót đăng kí nguyện vọng TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2024: Thí sinh thi đánh giá năng lực năm 2024 để xét tuyển sớm ẢNH: MẠNH THẮNG Từ ngày 18 đến 30/7, thí sinh tham gia xét tuyển đại học (ĐH) sẽ đăng kí nguyện vọng trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT. Để tránh những sai sót có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc, Bộ GD&ĐT mở cổng cho thí sinh đăng kí “nháp” và lưu ý một số nội dung quan trọng. Gặp khó nếu chọn sai tổ hợp môn học Năm học 2024-2025 là năm thứ 3 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc THPT. Khác với chương trình hiện hành, học sinh học tất cả các môn học và chỉ chọn môn thi để lấy điểm xét tuyển vào ĐH thì ở chương trình mới, học sinh sẽ học 8 môn bắt buộc và chọn nhóm tổ hợp các môn học theo năng lực, định hướng nghề nghiệp. Theo đó, 8 môn bắt buộc học sinh nào cũng phải học gồm: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Lịch sử, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương. Ngoài ra, tuỳ vào điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để xây dựng các tổ hợp môn cho học sinh lựa chọn. Nhiều phụ huynh cho rằng, 4 năm THCS, thầy trò dồn phần lớn thời gian cho các môn thi, do đó vừa không tập trung cho các môn trong tổ hợp Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý nên khó có nền tảng kiến thức chuyên sâu để yêu thích, đam mê. Thứ hai, học sinh ở tuổi 15 vẫn khá non nớt để nhận thức về những nghề nghiệp trong tương lai, nhận thức về năng lực, sở thích, thế mạnh của bản thân, từ đó có sự lựa chọn đúng. Do đó, điều lo ngại nhất là khi lựa chọn tổ hợp môn hay định hướng nghề nghiệp sớm phụ thuộc nhiều vào lựa chọn của phụ huynh, thay vì học sinh. Chị Nguyễn Thuỳ Minh, có con trúng tuyển lớp 10 Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), cho biết trường có rất nhiều tổ hợp nên khá thuận lợi khi chọn nhóm các môn Vật lý, Sinh học, Địa lí, Mỹ thuật. Trong tương lai, gia đình định hướng con sẽ xét tổ hợp Toán - Vật lý - Ngoại ngữ để tuyển sinh ĐH. Với lựa chọn tổ hợp như trên, có môn Sinh học là môn khó nhằn, tuy nhiên nhóm này còn thuận lợi hơn các nhóm có thêm môn Hoá học vốn không phải thế mạnh của con. Thầy Vũ Khắc Ngọc, giáo viên dạy Hoá học tại Hà Nội, cho rằng ở chương trình mới, bậc THPT được phân định rõ là bậc học định hướng nghề nghiệp, do đó các em phải nghiêm túc nghiên cứu và lựa chọn làm sao hạn chế sai sót, vì sửa sẽ rất khó. HẠN CHẾ SAI NGAY TỪ LỚP 10 Năm học tới, Trường THPT Kim Liên, (quận Đống Đa, Hà Nội) xây dựng phương án mô hình lớp học gồm lớp đại trà và lớp liên kết Tiếng Anh IELTS để học sinh, phụ huynh lựa chọn, trong đó có các nhóm môn học, chuyên đề học tập cho học sinh lựa chọn. Ở mô hình lớp đại trà, ngoài 8 môn bắt buộc, trường xây dựng thành 4 tổ hợp gồm: Vật lý, Hoá học, Sinh học, Công nghệ (1); Hoá học, Sinh học, Giáo dục Kinh tế - pháp luật, Tin học (2); Vật lý, Hoá học, Địa lý, Tin học (3); Vật lý, Địa lý, Mỹ thuật, Âm nhạc (4). Mỗi tổ hợp có chuyên đề học tập các môn đi kèm tương ứng. Trong khi đó, Trường THPT Yên Hoà (quận Cầu Giấy, Hà Nội) xây dựng thành 5 mô hình các môn học tự chọn, trong đó tổ hợp Khoa học tự nhiên 7 lớp và tổ hợp Khoa học xã hội 8 lớp. Trường tổ chức một buổi tư vấn cho cha mẹ học sinh trước khi đăng ký các nhóm môn học. Tương tự, Trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đưa hướng dẫn chọn tổ hợp môn học, đồng thời xây dựng các nhóm môn phù hợp để học sinh, phụ huynh nghiên cứu trước khi nhập học. Ngày 5/7, trường tổ chức một buổi tư vấn cho phụ huynh có con trúng tuyển vào trường để hiểu về mô hình giảng dạy cũng như cách thức lựa chọn tổ hợp môn học. Ông Hoàng Đức Thuận, Hiệu trưởng Trường THPT Cao Bá Quát (huyện Gia Lâm, Hà Nội), nói rằng dù là năm thứ 3 thực hiện chương trình mới nhưng trước khi nhập học, nhà trường vẫn phải tư vấn để phụ huynh hiểu rõ trước khi lựa chọn các môn học tổ hợp. Khi tư vấn, giáo viên trao đổi với phụ huynh, căn cứ năng lực của con cũng như định hướng ngành nghề trong tương lai phù hợp với nhóm môn học nào để có sự lựa chọn trúng nhất. “Nhiều phụ huynh đã hiểu được, với chương trình mới, học sinh sẽ thi tốt nghiệp với 4 môn và các ngành nghề nào sẽ phải học môn gì phù hợp”, ông Thuận nói. Theo ông Thuận, quy định của Bộ GD&ĐT cho phép học sinh nếu chọn sai có thể đổi tổ hợp môn nhưng việc đó chỉ được thực hiện khi hết chương trình học lớp 10. Trên thực tế, việc này khó khăn cho học sinh bởi sau 1 năm học, nếu muốn chuyển sang tổ hợp khác, lớp học khác, các em sẽ phải tự bổ trợ kiến thức để vượt qua bài kiểm tra của nhà trường. Về việc này, trong chương trình tư vấn từ khi vào lớp 10, phụ huynh được nghe để hiểu rõ, đồng thời nhà trường cũng cho các em khoảng thời gian từ 2 tuần đến 1 tháng đầu năm học có thể thay đổi nguyện vọng một lần nữa. HÀ LINH Trúng tuyển vào lớp 10, nếu không tìm hiểu từ sớm, học sinh dễ rơi vào “ma trận” lựa chọn tổ hợp môn học; chọn sai có thể ảnh hưởng định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) ngày 5/7 tư vấn cho phụ huynh chọn tổ hợp môn học ẢNH: TRỌNG TÀI Hiệu trưởng các trường THPT nói rằng, vấn đề vướng nhất khi thực hiện chương trình mới là các trường xây dựng tổ hợp môn khác nhau nên học sinh gặp khó khi chuyển trường. Sau một thời gian học tập, vì một lí do nào đó phải chuyển trường, học sinh sẽ phải tìm được trường có tổ hợp môn đúng như tổ hợp môn học ở trường đang học mới chuyển được. Các chuyên gia nhận định, điểm chuẩn theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay một số ngành vẫn ở mức cao như Công nghệ thông tin, Truyền thông – Báo chí, Kinh tế - Quản trị Kinh doanh. Vì những ngành này thu hút sự quan tâm của phần lớn thí sinh và các trường sử dụng nhiều phương thức xét tuyển nên chỉ tiêu còn lại không nhiều. TUYỂN SINH LỚP 10:

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==