GIẢM HÀNG LOẠT THUẾ, PHÍ Trải qua nửa đầu năm 2024, người dân và doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn. Cả nước có tới hơn 71.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh (tăng gần 19% so với cùng kỳ năm trước), 39.000 doanh nghiệp làm thủ tục giải thể. Tính trung bình, mỗi tháng có gần 18.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Doanh nghiệp gặp khó khăn, ngừng hoạt động khiến nhiều người bị cắt giảm công việc. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2024, cả nước có hơn 940.000 người thiếu việc làm, tăng 27.300 người so với cùng kỳ năm trước. Từ thực tế này, cơ quan chức năng đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ miễn, giảm thuế phí, gia hạn thời gian nộp thuế cho doanh nghiệp, người dân. Các loại thuế phí được giảm, gia hạn như: Tiền thuế VAT, tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, lệ phí trước bạ cho ô tô, đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp… Một trong chính sách giúp người dân, doanh nghiệp hưởng lợi nhiều nhất là giảm VAT 2% trong 6 tháng cuối năm 2024. Giảm VAT 2% sẽ giảm thu ngân sách nửa cuối năm 2024 khoảng 24.000 tỷ đồng. Tính chung cả năm 2024, cơ quan chức năng giảm gần 47.500 tỷ đồng VAT cho người dân, doanh nghiệp, giúp hạ chi phí sản xuất, kích thích sản xuất, kinh doanh. Chị Phạm Thu Loan (Hà Nội) cho biết, mỗi tháng chị đi siêu thị mua thực phẩm 2 lần. Mỗi lần, số tiền mua khoảng 1 - 1,5 triệu đồng. Sau khi được giảm VAT 2%, chị Loan nhẩm tính, tiết kiệm khoảng 50-60 nghìn đồng. “Chính sách giảm VAT giúp giảm giá hàng hóa cho người tiêu dùng. Từ sau dịch COVID-19, thu nhập liên tiếp giảm, tôi phải “thắt lưng buộc bụng” nên rất mong giảm giá hàng hóa phục vụ cuộc sống hằng ngày”, chị Loan chia sẻ. Ngoài giảm thuế, Chính phủ còn gia hạn thời gian nộp VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2024. Thời gian gia hạn nộp thuế 3-5 tháng (tùy theo sắc thuế). Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân sản xuất thụ hưởng chính sách này trong các ngành lĩnh vực như: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; xây dựng; sản xuất, chế biến thực phẩm; xuất bản… Bộ Tài chính cũng giảm 10-50% cho 36 khoản phí, lệ phí cho người dân doanh nghiệp trong nửa cuối năm 2024. Tổng số tiền phí giảm khoảng 700 tỷ đồng. Đây là lần thứ 4, Bộ Tài chính ban hành thông tư quy định giảm mức thu phí, lệ phí để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CẦN THIẾT THỰC Ngoài chính sách miễn giảm đã thực hiện, cơ quan chức năng cũng đề xuất nhiều ưu đãi khác. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước. Thời gian giảm từ tháng 8/2024 đến hết tháng 1/2025 với tổng số phí giảm khoảng 5.238 tỷ đồng. Trước đó, Bộ Tài chính đã có 3 lần giảm lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước (gồm năm 2020, năm 2021 và năm 2023). Mỗi lần giảm lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước kéo dài 6 tháng. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tiếp tục miễn thuế trong 5 năm tới. Theo đại diện Bộ Tài chính, chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nông dân, tạo việc làm cho khu vực nông thôn, khuyến khích người nông dân gắn bó hơn với đất, yên tâm đầu tư sản xuất nông nghiệp. Tổng số thuế sử dụng đất nông nghiệp miễn, giảm từ 2021-2023 trung bình khoảng 7.500 tỷ đồng/năm. Anh Nguyễn Văn Quốc (Thanh Hóa) cho biết, đang thuê 2 ha đất nông nghiệp trồng cây hằng năm để trồng dứa. Anh Quốc chia sẻ, do đặc thù quả dứa phụ thuộc thương lái. Giá bán quả dứa khi thu hoạch bấp bênh trong khi các loại phân bón, chi phí nhân công ngày càng tăng. “Thời tiết thất thường ảnh hưởng năng suất cây dứa. Chăm sóc gần 2 năm, khi chuẩn bị thu hoạch nếu gặp mưa nắng thất thường, quả dứa bị sâu, úng, không bán được. Giá bán quả dứa bấp bênh theo thương lái. Nếu được miễn tiền thuế đất khoảng 7 triệu đồng/ha đất/năm sẽ giúp gia đình tôi bớt chi phí sản xuất”, anh Quốc nói. Đánh giá về việc miễn giảm thuế phí cho người dân, doanh nghiệp, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cơ quan chức năng cần xây dựng chính sách dài hơi hơn. Trao đổi với PV Tiền Phong, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu dẫn ví dụ giảm VAT 2% cho hàng hóa. Theo ông Hiếu, nhiều năm qua, cơ quan chức năng áp dụng giảm VAT 2% nhưng mỗi lần giảm chỉ kéo dài 6 tháng. “Cơ quan chức năng cần mạnh dạn ban hành giảm VAT kéo dài ít nhất 1 năm để doanh nghiệp lên kế hoạch sản xuất kinh doanh. Số tiền tiết kiệm nhờ giảm VAT có thể giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tăng chất lượng hàng hóa, giảm giá bán để kích cầu tiêu dùng của người dân. Mức giảm VAT cũng cần giảm sâu hơn để góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn”, ông Hiếu kiến nghị. Cùng quan điểm, TS Nguyễn Bá Minh - nguyên Viện trưởng Kinh tế - Tài chính cho rằng, các chính sách miễn, giảm thuế phí thời gian qua giúp người dân, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm giá bán sản phẩm. Theo ông Minh, giai đoạn khó khăn, việc giảm, giãn thời gian nộp thuế, phí sẽ giúp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. NGỌC LINH Để giảm bớt khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan chức năng đã và đang giảm nhiều loại thuế, phí. Tiêu biểu như giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2%, đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp, giảm lệ phí trước bạ ô tô trong nước. Số tiền giảm thuế hàng chục nghìn tỷ đồng giúp người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn. KINH TẾ 5 n Thứ Bảy n Ngày 6/7/2024 Giảm thuế, phí tiếp tục hỗ trợ người dân Năm 2024, tổng số tiền giảm thu của người dân, doanh nghiệp thông qua giảm VAT gần 47.500 tỷ đồng; giảm 700 tỷ đồng tiền phí, lệ phí. Bộ Tài chính cũng đang đề xuất giảm hơn 5.000 tỷ đồng tiền lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước; miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong 5 năm. Chính sách giảm 2% VAT giúp người dân, doanh nghiệp được hưởng lợi CHUYỆN HÔM NAY Tuy nhiên, nếu tâm lý sợ sai thái quá, lấn át các tố chất khác thì sẽ dẫn đến tình trạng mất tự tin, không dám quyết đoán, không làm việc, không triển khai thực hiện công việc theo đúng chức trách, nhiệm vụ được giao. Thời gian qua cũng có một số người có suy nghĩ “thà không hoàn thành nhiệm vụ, bị kỷ luật còn hơn nếu sai thì phải đứng trước vành móng ngựa”. Vì vậy, cần phải biết vượt qua tâm lý sợ sai để làm tròn chức trách nhiệm vụ được giao. Tôi nghĩ vấn đề là phải hiểu rõ và hiểu đúng tâm lý sợ sai. Sợ sai là chuyện bình thường, nhưng sợ sai thái quá mới cần phải bàn đến và để vượt qua, mới dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Theo tôi, để vượt qua tâm lý sợ sai cần chú ý 2 yếu tố quan trọng là con người và thể chế pháp luật. Về con người - là yếu tố quan trọng nhất - yếu tố này liên quan đến từng cá nhân, từng công chức, nhân viên, người lao động. Nhưng trực tiếp và trước hết là người giữ cương vị lãnh đạo, quản lý. Vì “cán bộ nào thì phong trào ấy”, tôi muốn nói đến vai trò của người đứng đầu - đầu tàu khỏe thì cả đoàn tàu đều tiến nhanh về phía trước. Sự nêu gương, quyết liệt, tiên phong và máu lửa, sự tự tin, lòng quyết tâm, nói đi đôi với làm của người đứng đầu sẽ truyền cảm hứng, lòng tự tin, tạo động lực làm việc đến mọi thành viên trong cơ quan, đơn vị. Thông điệp của Thủ tướng “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, vượt qua tâm lý sợ sai, với nội hàm tư tưởng rất lớn và rộng khắp trong mọi lĩnh vực. Không chỉ đúng trong các lĩnh vực hạ tầng, sản xuất và giao thông, các công trình trọng điểm… mà cả trong hoạch định chính sách, quản lý vĩ mô của Chính phủ. Vừa rồi, để nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện đối với một chính sách rất quan trọng là tiền lương, Chính phủ đã đề nghị cấp có thẩm quyền và Quốc hội cho phép chưa tiến hành cải cách tiền lương theo vị trí việc làm, mà thay vào đó là nâng tiền lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng. Rất đơn giản mà lại hiệu quả trong cải thiện tiền lương, tạo động lực đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Tôi cho rằng, đây cũng chính là biểu hiện dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, vì lợi ích chung. Yếu tố con người quan trọng như vậy, cho nên trong tuyển chọn, bổ nhiệm phải nghiên cứu để tìm những người có phẩm chất, có tố chất và phải có năng lực làm được việc. Thể chế cũng rất quan trọng, nhất là trong điều kiện đang xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. Thế nhưng cần nâng cao chất lượng thể chế. Mỗi đạo luật, văn bản pháp luật phải có tính ổn định, ít sửa đổi trong thời gian ngắn. Như thế cũng là cơ sở để vượt qua tâm lý sợ sai, chỉ chuyên tâm làm việc và cống hiến. TÚ OANH (lược ghi) Chọn người làm được việc TIẾP THEO TRANG 1
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==