Tiền Phong số 180

4 KHOA GIÁO n Thứ Sáu n Ngày 28/6/2024 Đề Văn quá dài, đề Toán phân ĐỀ QUÁ DÀI, THIẾU ĐIỂM MỚI TS. Trịnh Thu Tuyết, giáo viên Ngữ văn - Hệ thống giáo dục HOCMAI, nhận định, đề vẫn giữ cấu trúc 2 phần gồm: Đọc hiểu (3 điểm) và Làm văn (7 điểm). Trong đó, phần Đọc hiểu gồm 4 câu hỏi phân loại theo các mức độ nhận thức. Hai câu đầu đều là câu hỏi dừng ở mức độ nhận biết, thí sinh thực hiện quá dễ dàng. Câu 3, 4 là câu phân loại, đòi hỏi thí sinh có vốn hiểu biết nhất định về thiên nhiên, cuộc sống, văn chương cũng như cần sự sâu sắc, tư duy và trải nghiệm để phân tích. Ở phần Làm văn, yêu cầu thí sinh viết khoảng 200 chữ về “ý nghĩa của sự tôn trọng cá tính” ít nhiều có thể tạo bất ngờ và hứng thú cho thí sinh vì vấn đề tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng cá tính và tư duy độc lập lâu nay vẫn thường được đề cao trong các bài giảng hoặc đề tài thảo luận nhưng thực tế đó vẫn là sự bức bối của không ít người trong thực tế cuộc sống hằng ngày. Đối với câu Nghị luận văn học chiếm 5 điểm, đề vẫn sử dụng cấu trúc quen thuộc, trong đó yêu cầu thí sinh phân tích 18 dòng đầu trong đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm và nhận xét về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của tác giả trong đoạn thơ. “Đề không khiến thí sinh bất ngờ, nếu không nói là quá đỗi quen thuộc và điều này cũng làm giảm hứng thú, yếu tố vốn không nên thiếu khi tới với văn chương”, TS. Tuyết nhận định. TS. Tuyết hi vọng, sang năm tới, khi giáo dục Việt Nam hoàn chỉnh một chặng đường đổi mới theo cách học và thi của Chương trình Giáo dục 2018, khi các ngữ liệu trong đề thi hoàn toàn là những văn bản bên ngoài sách giáo khoa, đề thi Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp sẽ đem lại nhiều hứng thú, thách thức và cơ hội cho thí sinh yêu văn chương, ham hiểu biết, khám phá, có tư duy độc lập, không thích đi theo lối mòn. Cô Nguyễn Thị Thanh Hà, giáo viên Ngữ văn cốt cán của Trường THPT Tử Đà (Phú Thọ), đánh giá đề hay, không đánh đố, phù hợp với thí sinh năm cuối cùng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2006. Hình thức câu hỏi cũng quen thuộc, gần gũi với đề tham khảo nhưng hơi dài. “Giá như, phần nghị luận văn học ngắn hơn một chút sẽ thuận lợi hơn cho thí sinh khi phân bổ thời gian hoàn thành bài thi”, cô Hà nói. CHẤM DỨT HỌC THUỘC LÒNG Thầy Nguyễn Xuân Hảo, Tổ phó bộ môn Ngữ văn, Trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông (Hà Nội), cho rằng học sinh được dạy rất kỹ để dự thi nên với đề yêu cầu phân tích cùng lúc 18 câu thơ là hơi dài, khiến nhiều em không phân bố được thời gian để kết bài, có thể dẫn đến “đầu voi đuôi chuột”. Đề thi không khó, không có điểm mới, sự sáng tạo vì các yêu cầu nằm trong bài đã học nhưng đòi hỏi học sinh phải xử lý thông minh mới hoàn thành. Theo thầy Hảo, kỳ thi năm tới, đề sẽ đổi mới hoàn toàn, không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa để ra cho bất cứ phần nào. Với chương trình mới có nhiều sách giáo khoa khác nhau, học sinh học để nắm hình thức, thể loại, kỹ năng và khi đi thi có thể “vấp” ngay văn bản, dữ liệu lần đầu được tiếp cận. Điều đó khác biệt hoàn toàn từ trước đến nay, học sinh có thể chuẩn bị sẵn từng vấn đề, chủ đề, thậm chí nhiều em học thuộc làu bài dạy của thầy cô để khi vào phòng thi tái hiện và đạt điểm tốt. Do đó, bắt buộc thầy trò đều phải đổi mới việc dạy học ngay từ bây giờ, thậm chí từ trước đó. Hôm qua, hơn 1 triệu thí sinh kết thúc ngày thi đầu tiên Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2024. Đề Ngữ văn giữ nguyên cấu trúc, không làm khó học sinh nhưng cũng bị chê “quá dài”, “thiếu tính sáng tạo”. Riêng đề Toán, thí sinh dễ lấy điểm 7-8 nhưng khó đạt điểm 9 nên thuận lợi cho mục tiêu xét tuyển ĐH. Sáng qua, trước giờ thí sinh vào phòng dự môn thi Ngữ văn, trả lời PV, không ít em đã dự đoán đề ra đoạn trích “Đất nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Em Nguyễn Thành Đạt, dự thi tại điểm thi Trường THCS Đống Đa, quận Đống Đa (Hà Nội), nói rằng, em bước vào kỳ thi không quá áp lực, căng thẳng và dự đoán đề sẽ ra “Đất nước”. Một số thí sinh khác cũng có câu trả lời tương tự. Sau 120 phút làm bài thi, ghi nhận của PV tại điểm thi Trường THCS Lê Ngọc Hân, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), nhiều thí sinh reo hò, ôm nhau ăn mừng vì “trúng tủ”. Nhiều thí sinh cho biết, không khó để đạt điểm 7 - 8 ở môn thi này. Em Nguyễn Việt Anh, Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Hai Bà Trưng, chia sẻ niềm vui bị “tủ đè” nên viết liền một mạch từ đầu đến cuối dù Ngữ văn chỉ là môn để xét tốt nghiệp. Trong khi đó, thí sinh Mai Lan Anh đến từ Học viện Ngân hàng lại đánh giá đề thi không khó nhưng quá dài khiến em viết không hết các ý trong khoảng thời gian 120 phút. Lan Anh là thí sinh tốt nghiệp từ năm ngoái, hiện là sinh viên năm nhất Học viện Ngân hàng. Sau một năm, cảm thấy ngành học không phù hợp nên đã quyết tâm ôn luyện và thi lại với hi vọng được tuyển vào ĐH Kinh tế Quốc dân. Mai Anh dự đoán sẽ đạt điểm 8 cho bài thi Ngữ văn. ĐỀ THI ĐƯỢC BẢO MẬT Liên quan việc nhiều thí sinh đoán trúng đề, chiều qua, Bộ GD&ĐT thông tin, sau khi tiếp nhận phản ánh liên quan đến đề thi môn Ngữ văn trùng với một số suy đoán trên mạng xã hội trước khi kỳ thi diễn ra, Thường trực Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã yêu cầu Hội đồng ra đề thi báo cáo. Hội đồng thi cho rằng, về câu Nghị luận xã hội (phần làm văn), dù vào chủ đề gì cũng luôn yêu cầu thí sinh phải có liên hệ thực tiễn, nêu được suy nghĩ, tình cảm, nhận xét, trách nhiệm của mình đối với vấn đề đó nhằm bảo đảm tính thực tiễn, định hướng giáo dục, bồi đắp tâm hồn, nhân cách mà nhiều tài liệu, tác phẩm... đều hướng tới. Số lượng tác phẩm văn học trong chương trình hiện hành và phạm vi ra đề là có giới hạn. Do đó, việc suy đoán đúng tên tác phẩm, tác giả được sử dụng trong đề thi là ngẫu nhiên và có thể xảy ra. “Đề thi sử dụng toàn bộ tác phẩm hay một phần tác phẩm hoặc một phần cụ thể nào của tác phẩm cũng như yêu cầu (lệnh hỏi) đối với thí sinh là hoàn toàn khác biệt so với suy đoán. Ban Chỉ đạo cấp quốc gia kỳ thi khẳng định đề thi môn Ngữ văn đã được bảo mật tuyệt đối”, Bộ GD&ĐT thông tin. NGUYỄN HÀ Đề thi Văn được bảo mật tuyệt đối Liên quan việc nhiều thí sinh đoán trúng đề thi Ngữ văn, chiều qua, Bộ GD&ĐT thông tin, số lượng tác phẩm văn học trong chương trình hiện hành và phạm vi ra đề là có giới hạn, nên việc suy đoán đúng tên tác phẩm, tác giả được sử dụng trong đề thi là ngẫu nhiên và có thể xảy ra, đề thi đã được bảo mật tuyệt đối. Thí sinh ăn mừng trước cổng điểm thi THCS Lê Ngọc Hân (Hà Nội) ẢNH: HÀ LINH Thí sinh Hà Nội trong ngày thi đầu tiên ẢNH: TRỌNG TÀI NGÀY ĐẦU THI TỐT NGHIỆP “Dù sẽ khó khăn, vất vả hơn cho lứa học sinh đầu tiên thi chương trình mới trong năm tới nhưng cách học và ra đề thi kiểu mới sẽ phát huy được tính sáng tạo, năng lực văn chương của học sinh. Kỳ thi tốt nghiệp năm tới cũng sẽ chấm dứt đồn đoán đề thi và học thuộc có thể làm bài thi”. Thầy NGUYỄN XUÂN HẢO, Tổ phó bộ môn Ngữ văn, Trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông (Hà Nội)

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==