THỜI SỰ 3 n Thứ Sáu n Ngày 28/6/2024 Trừ điểm giấy phép lái xe, cấm tuyệt đối nồng độ cồn NHIỀU NHÀ TRỌ “KHÔNG LỐI THOÁT” Phản ánh tình trạng “cháy, lại cháy và lại đang tiếp tục cháy”, đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) cho rằng, PCCC&CHCN là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, các vụ cháy xảy ra gần đây cho thấy, khi xảy ra, người dân sống ở đó không biết chạy đi đâu, vì xung quanh là khung sắt, “chuồng cọp” quây kín. “Cháy mà không chạy được tức là nguy cơ tử vong rất cao. Điều này đã xảy ra trong các vụ cháy ở Hà Nội, rất xót xa”, ông Mai nói. Từ đó, đại biểu đoàn Đắk Nông đề nghị cơ quan soạn thảo quan tâm đến công tác PCCC&CHCN đối với loại hình nhà ở kết hợp với sản xuất, kinh doanh, hoặc kết hợp cho thuê nằm sâu trong ngõ, ngách mà phương tiện PCCC không vào được. “Nhà ở kinh doanh, chủ nhà trọ, chủ kinh doanh thì thu tiền của người dân hằng ngày, hằng tháng, nhưng khi hỏa hoạn xảy ra lại lấy đi sinh mạng của rất nhiều người sinh sống, hoặc thuê trọ ở đó”, ông Mai nói. Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) cho rằng, phần lớn các vụ cháy khiến nhiều người chết gần đây do công trình không có lối thoát hiểm, hoặc nạn nhân không có kiến thức về thoát hiểm. Do đó, ông đề nghị, dự thảo Luật PCCC&CHCN cần thiết kế một chương riêng quy định về thoát nạn. Chương này sẽ quy định cụ thể về lối thoát hiểm, cũng như trách nhiệm hướng dẫn người dân, học sinh, sinh viên, trẻ em quy trình thao tác thoát nạn ở các không gian vị trí, hoàn cảnh khác nhau. Về trang bị thiết bị, ông Cảnh đề nghị bổ sung các dụng cụ chuyên biệt để cắt sắt nhằm phá “chuồng cọp”, cửa sổ. “Đối với nhà dân, những dụng cụ này rất cần thiết. Nếu chỉ mua sắm kìm cắt, búa tạ thì rất khó đáp ứng được các yếu tố kịp thời”, đại biểu đoàn Bình Định nói. Ông cũng đề nghị nghiên cứu mua sắm phương tiện mô tô chuyên dụng để PCCC. Bởi ở các đô thị hiện nay, có rất nhiều nhà dân, khu nhà trọ nằm sâu trong ngõ hẻm, xe cứu hỏa không thể vào được, nhưng mô tô chuyên dụng thì có thể vào được. “CỨ KIỂM TRA LÀ RA VI PHẠM”? Nhận xét “chưa bao giờ giặc hỏa lại tàn khốc như hiện nay”, đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) nêu thực tế vi phạm PCCC diễn ra khá phổ biến. “Nếu đi kiểm tra các ngõ phố, khu nhà trọ nào ở các đô thị lớn có thể thấy, trên 90% là không bảo đảm yêu cầu về PCCC. Trong hoàn cảnh đó, người dân vẫn phải phó mặc sinh mệnh của mình vào sự may rủi chứ đâu có cách nào khác”, ông Thắng nói. Do đó, ông đề nghị cần quan tâm đặc biệt đến công tác PCCC và thoát nạn ở các khu nhà trọ, khu nhà ở của dân. Đại biểu Vũ Thị Liên Hương (đoàn Quảng Ngãi) đề nghị bổ sung các quy định để bảo đảm an toàn PCCC, nhất là về nguồn điện, thiết bị điện, sử dụng điện. Đối với nhà ở kết hợp kinh doanh, nhất là ở khu vực đô thị, nằm sâu trong các ngõ ngách, bà Hương cho rằng cần có những quy định cao hơn về PCCC, như phải có giải pháp ngăn cháy khu vực ở với khu vực để xe. Đại biểu Phạm Đình Thanh (đoàn Kon Tum) đề nghị đầu tư mua sắm thiết bị PCCC phù hợp với thực tế hiện nay, kể cả trang bị máy bay để PCCC&CHCN. Đặc biệt, ông Thanh đề nghị nghiêm cấm việc người được giao nhiệm vụ thẩm quyền nhưng không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình; hoặc có hành vi khác tiếp tay, giúp sức cho việc thi công xây dựng, cải tạo công trình, hạng mục công trình không đảm bảo các điều kiện theo quy định của luật về PCCC. VĂN KIÊN Chiều 27/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CHCN). Các đại biểu đề nghị bổ sung những quy định phòng ngừa cháy nổ chặt chẽ đối với loại hình nhà ở kết hợp cho thuê hoặc kinh doanh. PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY: Giải pháp nào khi “cứ kiểm tra là ra vi phạm”? TRỪ ĐIỂM ĐỂ NÂNG CAO Ý THỨC Theo quy định trong Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), điểm của giấy phép lái xe (GPLX) được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về giao thông của lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu. Số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Dữ liệu về điểm trừ GPLX của người vi phạm sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho lái xe biết. Trường hợp GPLX bị trừ hết điểm thì người có GPLX không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo loại giấy phép lái xe đó. Sau thời hạn ít nhất là 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có GPLX được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về TTATGTĐB do lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức, có kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm. Luật giao Chính phủ quy định chi tiết quy định trình tự, thủ tục trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe; quy định lộ trình thực hiện. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định điểm, trừ điểm GPLX trong dự thảo Luật được tiếp cận là một biện pháp để quản lý việc chấp hành pháp luật của người lái xe. Điều này giúp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự giao thông, phòng ngừa vi phạm, không có tính chế tài nên không phải là hình thức xử phạt vi phạm hành chính bổ sung theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. XE CHỞ HỌC SINH PHẢI LẮP THIẾT BỊ CẢNH BÁO Một nội dung khác gây nhiều tranh luận và cũng được Quốc hội thông qua là quy định cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Trước khi biểu quyết thông qua toàn bộ dự luật, Quốc hội đưa ra biểu quyết riêng về quy định này. Kết quả, trong số 448 đại biểu tham gia biểu quyết, có 357 đại biểu tán thành cấm tuyệt đối nồng độ cồn và 69 đại biểu không tán thành. Báo cáo giải trình về quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới cho biết, trong quá trình thảo luận, cũng có một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định có ngưỡng tối thiểu. Qua xem xét, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, nếu không quy định cấm sẽ có nguy cơ gia tăng các vụ tai nạn, gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội; đi ngược lại nỗ lực của cả hệ thống chính trị, gây lãng phí công sức, tiền bạc của Nhà nước và nhân dân thời gian qua. Ngoài ra, Thường vụ Quốc hội giao cho Bộ Y tế quy định về xác định nồng độ cồn và nồng độ cồn nội sinh trong máu, để làm căn cứ xác định trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn do sử dụng rượu, bia hoặc đồ uống có cồn khác. Về bảo đảm an toàn đối với ô tô chở học sinh, trẻ em mầm non, dự luật cũng bổ sung quy định ô tô kinh doanh vận tải chở học sinh, trẻ em mầm non hoặc ô tô kinh doanh vận tải kết hợp hoạt động đưa đón học sinh, trẻ em mầm non phải có thiết bị ghi nhận hình ảnh học sinh, trẻ em mầm non và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe. VĂN KIÊN Ngoài cấm tuyệt đối nồng độ cồn, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ (được Quốc hội thông qua sáng 27/6) còn quy định về trừ điểm giấy phép lái xe khi vi phạm giao thông. Theo đó, những trường hợp bị trừ hết điểm giấy phép lái xe (12 điểm) thì sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong 6 tháng. Sau đó, phải tham dự kiểm tra kiến thức mới được khôi phục điểm. Ngày 27/6, Quốc hội thông qua Luật Đường bộ, trong đó bổ sung nhiều quy định mới về đường cao tốc. Theo quy định, đường cao tốc là một cấp kỹ thuật của đường bộ, chỉ dành cho một số loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông; có dải phân cách phân chia 2 chiều xe chạy riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác. Luật cũng dành riêng một điều quy định về trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe, đồng thời giao Chính phủ và Bộ GTVT quy định chi tiết một số nội dung liên quan. Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đường bộ và Luật TTATGTĐB ẢNH: NHƯ Ý Nhà ở kết hợp kinh doanh ở Khương Hạ (Hà Nội) cháy ẢNH: TRỌNG TÀI
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==