Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do tại Hà Nội ngày 27/6 báo giá USD 25.950 - 26.030 đồng/USD mua vào - bán ra, tăng 70 đồng so với hôm trước. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay. Giá USD bán ra trên thị trường chợ đen đã bỏ xa vùng đỉnh cũ trên 25.800 đồng/USD lập vào tháng 4. Trong khi đó, giá USD ở các ngân hàng thương mại ổn định những ngày qua (Nếu so với mức đỉnh quanh vùng 25.500 đồng/USD hồi giữa tháng 4, giá USD trong ngân hàng hiện đã hạ nhiệt). Tỷ giá trung tâm ngày 27/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.264 đồng. Áp dụng biên độ 5%, hiện các ngân hàng thương mại được phép giao dịch với tỷ giá trần là 25.477 đồng/ USD và tỷ giá sàn 23.050 đồng/ USD. Còn tỷ giá mua - bán vẫn được Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước duy trì trong phạm vi 23.400-25.450 đồng/USD. Tại các ngân hàng thương mại, giá mua vào USD tăng - giảm trong biên độ hẹp. Giá USD bán ra được nâng lên mức kịch trần. Ngân hàng Vietcombank giao dịch USD 25.227-25.477 đồng/USD mua vào - bán ra; VietinBank mua - bán USD ở mức 25.257 - 25.477 đồng/USD; Techcombank giao dịch 25.241-25.477 đồng/USD. Trong báo cáo thị trường của Khối Thị Trường Tài Chính của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) mới đây cho biết, nhu cầu ngoại tệ trên thị trường tăng mạnh vào thời điểm cuối tháng 6 cùng với hiệu ứng tâm lý từ đà tăng của đồng USD trên thị trường thế giới, khiến tỷ giá duy trì đà tăng rõ nét hơn sau khi tương đối ổn định vào 2 tuần trước đó. Trước đó, từ ngày 19/4, trong bối cảnh tỷ giá liên tục tăng nóng, Ngân hàng Nhà nước đã thông báo bán ngoại tệ can thiệp nhằm bình ổn thị trường. Theo ông Phạm Chí Quang - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, đây là biện pháp mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo giải tỏa tâm lý thị trường, đáp ứng nguồn cung thị trường, nguồn cung ngoại tệ thông suốt, phục vụ đầy đủ nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế. Ngoài biện pháp can thiệp bằng bán ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước còn áp dụng việc phát hành tín phiếu và tăng lãi suất trúng thầu để hạ nhiệt tỷ giá. Chia sẻ về diễn biến tăng “nóng” của giá USD trên thị trường tự do, ông Đinh Đức Quang, Giám đốc điều hành Khối Kinh doanh tiền tệ (Ngân hàng UOB Việt Nam), đánh giá khối lượng giao dịch trên thị trường tự do là rất nhỏ trong tổng thể hoạt động của thị trường ngoại hối trong nước. Theo ông Quang, gần như toàn bộ giao dịch phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu, vay trả nợ nước ngoài, đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp và các giao dịch hợp pháp của cá nhân như du học, du lịch, kiều hối… đều diễn ra trên kênh giao dịch ngân hàng. Vì thế, các biến động lớn hơn nếu có từ thị trường tự do không phải là yếu tố trọng yếu có thể gây áp lực lên sự ổn định của thị trường. NGỌC MAI Giá 1 USD trên thÍ trưång tự do vượt mốc 26.000 đồng Giá USD trên thị trường tự do liên tục tăng ẢNH: NHƯ Ý PHÍ BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TĂNG Lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng từ ngày 1/7. Bên cạnh niềm vui của công chức, viên chức hưởng lương, nhiều người mua bảo hiểm y tế hộ gia đình cũng thêm gánh nặng do tăng thêm số tiền chi trả. Chị Nguyễn Hiền (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, vợ chồng anh chị đều làm việc tại doanh nghiệp, một phần chi phí đóng BHXH (trong đó có bảo hiểm y tế) được doanh nghiệp cùng đóng góp. Tuy nhiên, do bố mẹ 2 bên làm công việc tự do nên vợ chồng chị Hiền mua bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình. “Lương cơ sở tăng khiến mức tăng đóng bảo hiểm hộ gia đình tăng lên. Tôi mua bảo hiểm y tế cho bố mẹ 2 bên hết hơn 4 triệu đồng/năm. Số tiền mua bảo hiểm y tế tăng lên 1 triệu đồng/năm so với các năm trước. Năm nay kinh tế khó khăn, thu nhập giảm sút nên việc tăng chi phí khiến gia đình tôi cũng phải co kéo”, chị Hiền chia sẻ. Không chỉ riêng chị Hiền, nhiều người mua bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình chung lo lắng. Chị Lê Thị Tiên, nhân viên BHXH một phường ở Long Biên (Hà Nội) cho biết, lương cơ bản là căn cứ tính phí đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình nên phí bảo hiểm y tế tăng theo. Người đầu tiên trong hộ gia đình đóng mức bảo hiểm y tế là 1.263.600 đồng (hiện ở mức 972.000 đồng). “Tại phường của tôi có khoảng 600 người mua bảo hiểm y tế tự nguyện theo hình thức hộ gia đình. Sau khi tăng lương cơ bản, mỗi người mua bảo hiểm y tế hộ gia đình tăng 291.000 đồng/người/ năm so với mức hiện hành. Đa số người mua là lao động tự do, người già không có lương hưu. Việc tăng phí mua bảo hiểm y tế cũng khiến người dân phàn nàn gặp khó do chi phí tăng lên”, chị Tiên nói. Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình nhằm chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận và do Nhà nước tổ chức thực hiện. Hiện nay, Chính phủ quy định, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình gồm: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; Người thứ 2, 3, 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Mỗi năm, hộ gia đình có từ 2 người mua bảo hiểm y tế trở lên sẽ tăng thêm 496.000 - 1.049.000 đồng/hộ gia đình/tùy theo số lượng người trong gia đình. Theo cơ quan bảo hiểm, sau khi tăng mức tiền đóng, mức chi trả chi phí khám chữa bệnh tăng thêm. Hiện nay, mức chi trả tiền khám chữa bệnh tính theo tỷ lệ phần trăm của mức lương cơ sở. HƠN 1,8 TRIỆU NGƯỜI ĐÓNG BHXH TỰ NGUYỆN Ngoài chi phí bảo hiểm y tế, cá nhân đóng BHXH tự nguyện cũng chịu tác động. Anh Lê Văn Chiến (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, đã đóng BHXH được 15 năm. Năm 2018, anh Chiến nghỉ việc công ty và làm công việc tự do. Với mong muốn có lương hưu khi tuổi già, hằng năm anh Chiến đóng BHXH tự nguyện. Mức đóng của anh Chiến tính theo lương cơ sở. “Mỗi lần lương cơ sở tăng, tôi phải tích cóp để thêm tiền đóng BHXH tự nguyện. Trước đây khi đi làm, một phần tiền đóng bảo hiểm do công ty chi trả, khi làm công việc tự do, tôi phải nộp toàn bộ chi phí. Tôi mong cơ quan chức năng có chính sách hỗ trợ người đóng BHXH tự nguyện như tôi để tiết giảm chi phí”, anh Chiến nói. Hiện nay, mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia lựa chọn. Trong đó, mức đóng thấp nhất bằng 22% lương cơ bản. Sau khi lương cơ bản tăng từ ngày 1/7, người đóng BHXH tự nguyện đóng mức thấp nhất 514.800 đồng/tháng, tương đương gần 6,2 triệu đồng/năm. Mức đóng BHXH tự nguyện cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở, tương đương 46,8 triệu đồng/ người/tháng. Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, đến hết năm 2023, cả nước có khoảng 1,83 triệu người đóng bảo hiểm xã hội. Chính sách BHXH tự nguyện góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho những người lao động tự do giảm bớt khó khăn, rủi ro khi về già. Đồng thời, bảo hiểm xã hội giúp bảo đảm thu nhập, ổn định cuộc sống cho mỗi người khi hết tuổi lao động. NGỌC LINH Lương cơ sở là căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế. Lương cơ sở tăng từ ngày 1/7 khiến người đóng BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình phải đóng thêm tiền. Nhiều người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế hộ gia đình lo tăng chi phí khi tăng lương cơ sở từ ngày 1/7 ẢNH: BHXH Từ ngày 1/7, lương cơ sở của công chức, viên chức tăng 30%, tương đương tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng. Lương cơ sở là căn cứ để tính mức đóng bảo hiểm xã hội. Đối với ngưåi đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình, bảo hiểm xã hội tự nguyện, ngưåi tham gia đóng toàn bộ số tiền. Ngày 27/6, giá USD trên thị trường tự do tăng mạnh, vượt mốc 26.000 đồng/USD, mức cao nhất từ trước đến nay. 15 XÃ HỘI n Thứ Sáu n Ngày 28/6/2024 LƯƠNG CƠ SỞ TĂNG TỪ 1/7: Thêm chi phí cho người đóng bảo hiểm tự nguyện
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==