đang kinh doanh vàng trên thị trường hiện nay cũng là các đơn vị được NHNN cho phép bán vàng. Còn chuyện họ bán bao nhiêu thì tôi không có ý kiến”, ông Mi nói. Trao đổi với PV Tiền Phong chiều 14/6, ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam, nói rằng, bốn ngân hàng thương mại của Nhà nước gần đây bán vàng miếng SJC cho khách hàng cá nhân không phải là nghiệp vụ chính của họ, mà đó gần như thực hiện nhiệm vụ mang tính chính trị. Đó là bình ổn giá vàng, thông qua đó bình ổn nền kinh tế cũng như bình ổn tỷ giá, giảm sức tăng nóng cũng như hạn chế việc đầu cơ, đẩy giá vàng. Nguồn vàng của nhóm bốn ngân hàng này đến từ nguồn vàng của NHNN. Các ngân hàng khác đang kinh doanh vàng miếng SJC đã có nghiệp vụ kinh doanh vàng trước đó, chẳng hạn Sacombank có cả công ty kinh doanh vàng SBJ. Cho nên việc họ có tham gia vào thị trường vàng gần đây là điều hết sức bình thường. Ông Phương nói rằng, giá vàng giữa các đơn vị kinh doanh theo cơ chế thị trường với ngân hàng thực hiện nhiệm vụ được giao phó có sự khác biệt. Vì giá vàng của các ngân hàng lớn đến từ chỉ đạo của NHNN, còn giá vàng của nhóm thị trường đến theo cung cầu thị trường, kể cả đến từ giá vốn họ đã mua vào trước đó. Và đến thời điểm này họ vẫn có chức năng thu mua vàng vào. Trong khi bốn ngân hàng lớn đang làm nhiệm vụ hiện nay chỉ bán vàng chứ không thu mua vàng, giống như một kênh bình ổn giá. “Theo tôi, giá vàng giữa hai nhóm này chênh lệch cũng là điều bình thường. Người dân có nhu cầu mua vàng miếng nhanh chóng, tiện lợi, không cần phải mất nhiều thủ tục thì nên chọn nơi bán vàng theo cơ chế giá thị trường. Và tất nhiên giá vàng cũng phải cao hơn. Ngược lại, những người chịu khó chờ đợi, chấp nhận các quy trình theo cơ chế bình ổn thì họ sẽ mua được vàng với giá lợi hơn. Đây là sự tùy chọn của nhà đầu tư”, ông Phương phân tích. Ông Phương cho rằng, nếu thông qua những phiên đấu thầu vàng công khai, minh bạch hay những đợt bán vàng gần đây, các đơn vị kinh doanh nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy định thì việc họ có mua vàng từ nguồn Nhà nước phân phối ra cũng là chuyện hết sức bình thường, không có gì phạm pháp. UYÊN PHƯƠNG NƠI NGHỈ BÁN, NƠI BÁN GIÁ CAO HƠN GIÁ BÌNH ỔN Ngày 3/6, khi NHNN bắt đầu triển khai bán vàng miếng cho 4 ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank) và SJC, giá vàng miếng SJC từ 90 triệu đồng/lượng xuống còn 76,98 triệu đồng/lượng cho đến ngày 14/6. Hai tuần nay, 5 đơn vị bán vàng bình ổn liên tục bán vàng cho người dân và nhiều ngày giữ nguyên giá 76,98 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, do nhu cầu cao nên các đơn vị trên vẫn xảy ra tình trạng xếp hàng dù thêm hình thức bán vàng trực tuyến. Các ngân hàng tư nhân được phép kinh doanh vàng miếng SJC lại bán vàng cao hơn giá bình ổn. Ngày 13/6, ACB giao dịch vàng miếng ở mức cao hơn, quanh 76,5 triệu đồng/lượng mua vào, bán ra 79,5 triệu đồng/lượng. Eximbank niêm yết 78,98 triệu đồng/ lượng bán ra. Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện truyền thông Eximbank lý giải, giá vàng tại ngân hàng tư nhân cao hơn là do NHNN chỉ can thiệp bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng thương mại nhà nước và SJC, trong khi ngân hàng tư nhân không thuộc đối tượng này. Trong 6 phiên NHNN tổ chức đấu thầu vàng miếng thành công gần đây, bên cạnh các doanh nghiệp kinh doanh vàng còn có sự góp mặt thường xuyên của các tổ chức tín dụng trên. Vị đại diện truyền thông cho rằng, hiện nay, giá niêm yết của nhóm ngân hàng quốc doanh thấp nhưng người dân khó mua được. “Đó không phải giá thị trường vì người dân mua được rất ít. Còn người dân mua được và giao dịch nhiều mới là giá thị trường”, vị này nói. Trên thị trường tự do, các nhà vàng nhỏ lẻ tại Hà Nội đều trong tình trạng hết cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn. Trên “phố vàng” Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), nhiều ngày nay, khách hàng khi đến cửa hàng đều nhận được thông báo hết vàng. Các cửa hàng chỉ nhận mua vào. Thậm chí, nhân viên cửa hàng còn nhiệt tình giới thiệu khách đi sang ngân hàng mua vàng. LO NGẠI NHỮNG HỆ LUỴ Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Quang Huy, chuyên gia kinh tế (CEO Khoa Tài chính - Ngân hàng - Đại học Nguyễn Trãi) cho biết, nếu ngân hàng tư nhân được mua vàng miếng SJC từ NHNN trong đợt này phải bán đúng giá niêm yết, NHNN sẽ giám sát, hoặc thanh tra. Còn nếu không phải từ nguồn NHNN bán, việc họ bán sẽ tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, ngân hàng bán với giá 82 triệu đồng/lượng sẽ dẫn đến tình trạng người dân mua gom rồi bán lại ăn chênh lệch. “Với tình trạng người dân vẫn đang đi xếp hàng mua vàng như hiện nay, tình trạng 2 giá sẽ còn tiếp tục tồn tại. Biện pháp đang áp dụng hiện nay nhằm tăng cung cho thị trường nhưng nếu kéo dài sẽ nảy sinh nhiều hệ lụy”, ông Huy nói. Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho hay, khi thị trường có 2 giá, sẽ xuất hiện hiện tượng người xếp hàng mua giá thấp để mang ra ngoài bán giá cao hơn. Nguyên nhân là nhu cầu vàng trên thị trường hiện nay còn cao mà nguồn cung chưa đáp ứng được. Hiện các ngân hàng thương mại nhà nước và SJC bán vàng cho cá nhân, không bán cho doanh nghiệp nên trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu mua sẽ phải cử người đi xếp hàng nhiều lần mới mua được. Do đó, theo ông Thịnh, để giải quyết bài toán 2 giá này, ngoài việc cung cấp nguồn hàng trên thị trường, các biện pháp xử lý đầu cơ, thổi giá cũng cần được triển khai. Trước đó, NHNN phát đi thông tin cho biết tại nhiều điểm bán vàng có đối tượng thuê người xếp hàng mua gom vàng với mục tiêu đẩy giá, hưởng chênh lệch, gây bất ổn thị trường và thiệt hại cho nền kinh tế. Hiện nay còn có thông tin thất thiệt về việc NHNN thiếu vàng để bán. Nhà điều hành đang phối hợp cơ quan công an để xác minh và xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, thao túng thị trường. Đồng thời với việc duy trì cung ứng vàng miếng SJC để đáp ứng các nhu cầu chính đáng và hợp pháp của người dân, NHNN sẽ chủ động triển khai các giải pháp để đấu tranh mạnh mẽ với hiện tượng đầu cơ, gom hàng. NHNN khẳng định có đủ nguồn lực và quyết tâm để bình ổn thị trường, kiểm soát mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ở mức phù hợp. Người dân cần đề cao cảnh giác, tránh bị tác động, lợi dụng bởi các đối tượng có dụng ý xấu. NGỌC MAI Kiên nhẫn xếp hàng nhiều giờ liền để mua vàng tại Công ty SJC, bà Lê Thị Hà (64 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TPHCM) nói: “Chỉ có nơi này vàng có giá hợp lý, vào mua là có ngay dù phải chịu khó xếp hàng rất lâu. Còn tại những ngân hàng hoặc tiệm vàng khác cũng có bán vàng miếng SJC nhưng có giá cao hơn tới 3 – 5 triệu đồng/lượng”. KINH TẾ 5 n Thứ Bảy n Ngày 15/6/2024 Lo hệ lụy Người dân vẫn xếp hàng tại ngân hàng để mua vàng bình ổn ẢNH: NGUYỄN ĐỨC Trong lúc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nỗ lực bán vàng bình ổn thông qua 4 ngân hàng quốc doanh và Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), trên thị trường bỗng xuất hiện nơi bán giá cao hơn giá bình ổn. Trong khi đó, nhiều cửa hàng vàng nhỏ lẻ tạm thời dừng bán vàng miếng. Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam vừa có công văn gửi Thủ tướng kiến nghị thêm các doanh nghiệp bán vàng bình ổn. Điều này sẽ giúp cho thị trường vàng sớm ổn định, mua bán bình thường, giảm nhu cầu tích trữ vàng. Về thời gian, sÕ lượng và phương thức bán sẽ theo quy định của NHNN. Doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo theo quy định. Nhu cầu mua vàng nhẫn tròn trơn của người dân từ đầu năm tới nay tăng khiến một số doanh nghiệp vàng tạm thời “khan hàng”. Khảo sát của PV Tiền Phong ngày 14/6 tại “phố vàng” Trần Nhân Tông (Hà Nội), hầu hết cửa vàng thưa vắng khách mua. Giá bán vàng nhẫn tròn trơn tương đương giá niêm yết trên trang điện tử của từng thương hiệu. Trái ngược với cảnh khách hàng rồng rắn xếp hàng trong tháng 5, cửa hàng vàng của Công ty Bảo Tín Minh Châu vắng lặng. Ngay khi khách hàng dừng xe trước cửa, nhân viên Bảo Tín Minh Châu thông báo cho khách, đã hết vàng nhẫn tròn trơn và vàng SJC. Công ty chỉ nhận mua vào 2 sản phẩm này, không còn vàng bán ra. Các sản phẩm vàng trang sức giao dịch bình thường. “Nhẫn tròn trơn và SJC đã hết, chưa biết khi nào có sản phẩm bán trở lại. Giai đoạn trước, công ty có nhận khách hàng đặt mua vàng trước nhưng nay không nhận nữa. Lượng vàng rất ít, công ty chia đều cho các cửa hàng khác nhau”, nhân viên cửa hàng Bảo Tín Minh Châu tại phố Trần Nhân Tông nói. Cũng trong cảnh tạm thời “khan hàng”, nhân viên cửa hàng vàng Doji tại phố Trần Nhân Tông cho biết, giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 Hưng Thịnh Vượng bán ra ngày 14/6 ở mức 74,8 triệu đồng/lượng. Khách hàng mua vàng, thanh toán tiền theo mức giá niêm yết ngày 14/6 và nhận giấy hẹn. Cửa hàng Doji hẹn khách hàng 10 ngày sau sẽ nhận vàng. “Từ đầu tháng 6 tới nay, khách hàng mua vàng nhẫn tròn trơn tại cửa hàng sẽ chờ 10 ngày sau mới nhận vàng. Lượng mua nhiều nên cửa hàng không có sẵn vàng bán cho khách. Cửa hàng vàng phụ thuộc số lượng phòng kinh doanh công ty gửi về từng cửa hàng”, nhân viên cửa hàng Doji cho biết. Khảo sát của PV Tiền Phong cho thấy, hầu hết doanh nghiệp vàng bán vàng nhẫn tròn trơn đúng giá niêm yết trên trang điện tử. Duy nhất, cửa hàng vàng Phú Quý tại phố Trần Nhân Tông sẵn vàng nhẫn tròn trơn trọng lượng 1-2-3 chỉ/sản phẩm bán cho khách hàng. QUỲNH NGA Nhẫn tròn trơn: nơi bán – nơi không chŊn, đŚn thŸi điŞm phÓ hžp, nŚu bŢnh “ng½o v¾ng” không dƄt, vņn cÎn c½ch phņu thuňt hoŒc liŢu ph½p sŬc n¾o đÍ, miŠn l¾ cŊt cơn, cƄu sŬng ngưŸi bŢnh. Nh¾ nưŶc quľn l bŌng chÈnh s½ch hƊu hiŢu, nhưng không cÍ nghĴa sẽ mÁi uyŞn chuyŞn đŞ mŒc sƄc nhÍm đłu cơ tƌ tung tƌ t½c, lži dƀng tâm l thÈch v¾ng cƂa ngưŸi dân đŞ trƀc lži. NghŦ quyŚt 82 (đłu th½ng 6 n¾y, phiên họp ChÈnh phƂ thưŸng kƎ th½ng 5), ChÈnh phƂ giao Ngân h¾ng Nh¾ nưŶc cłn cÍ giľi ph½p trưŶc mŊt v¾ lâu d¾i đŞ quľn l thŦ trưŸng v¾ng, bľo đľm hoļt đŴng Űn đŦnh, hiŢu quľ, minh bļch… v¾ “không đŞ v¾ng hÍa nŜn kinh tŚ, ľnh hưźng đŚn Űn đŦnh kinh tŚ vĴ mô”. Đây l¾ mŴt thƈ th½ch không nhŪ. Đ.T
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==