Tiền Phong số 151

9 n Thứ Năm n Ngày 30/5/2024 VĂN HÓA - GIẢI TRÍ Đồng. Năm 2019, ở Giải Bơi - Lặn vô địch trẻ Quốc gia 2019, Dũng giành được 1 Huy chương Đồng. Năm 2021, Dũng đoạt 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Đồng ở Giải Bơi - Lặn vô địch các nhóm tuổi Quốc gia; Đoạt 2 Huy chương Vàng ở giải Giải Bơi - Lặn vô địch trẻ Quốc gia năm 2022. VƯƠN RA BIỂN LỚN Sự cố gắng không mỏi mệt của Nguyễn Trọng Dũng đã giúp anh được chọn vào đội hình đi thi đấu Giải Lặn cúp thế giới 2022 tại Thái Lan. Dũng cho biết: “Lần đầu thi đấu quốc tế, các thầy cũng không đặt nặng thành tích cho tôi, chỉ mang tính cọ xát, học hỏi kinh nghiệm. Nhìn vận động viên các nước mà tôi choáng ngợp, họ to cao, mình chỉ đứng ngang vai họ thôi. Nhưng khi vào thi đấu tôi không quan tâm hay lo lắng gì nữa. Bước vào nội dung thi đấu cự ly 400m, tôi giành được Huy chương Bạc, điều đó giúp tôi tự tin hơn rất nhiều khi tiếp tục thi đấu ở cự ly 200m. Băng băng về đích, tôi vượt qua đối thủ và giành Huy chương Vàng. Hãnh diện khi nhận huy chương nhưng tôi biết, tôi còn một cự ly thi đấu đồng đội nữa, bản thân cần tập trung. Tôi cùng 3 đồng đội họp bàn chiến thuật và được phân chia ở phần thứ 2 tăng tốc, sự đoàn kết và cố gắng của cả đội đã mang về Huy chương Vàng ở nội dung này”. Tháng 12/2022, Nguyễn Trọng Dũng lại khiến cho người hâm mộ nhớ đến tên mình khi anh xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng, phá kỷ lục quốc gia ở cự ly 400m và 1.500m; 1 Huy chương Bạc ở cự ly 200m tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 9. Dũng cho hay: “Trước khi thi đấu, tôi tâm lý lắm, lo sợ mình thực hiện sai điều gì là không sửa chữa được nữa. Đại hội 4 năm tổ chức một lần nên tôi cẩn thận sửa soạn từng chút một. Thi đấu cự ly 400m, vừa ngoi đầu lên khỏi nước, thầy Hồ Phi Lược chạy đến hô to “Phá kỷ lục rồi, phá kỷ lục rồi Dũng ơi”, cảm xúc vỡ òa, tôi bật khóc. Tiếp tục đoạt Huy chương Vàng ở cự ly 1.500m, thầy Lược hô tiếp “lại phá kỷ lục rồi Dũng ơi”. Tôi không ngờ mình lại phá được kỷ lục của các anh, chị trước đó, thậm chí hơn mấy giây”. Năm 2023, là năm thành công rực rỡ của chàng trai trẻ xứ Nghệ. 11 Huy chương Vàng, 6 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng giúp cho bảng thành tích của Nguyễn Trọng Dũng thêm đồ sộ. Đặc biệt, tại SEA Games 32, Dũng đã 2 lần đứng trên bục cao nhất nhìn cờ Tổ quốc tung bay và hát vang quốc ca. Với những thành tích đó, Nguyễn Trọng Dũng vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng 3. “Nhận được tin tôi có trong danh sách khen thưởng, tôi hét toáng lên vì sung sướng, báo ngay cho bố, mẹ và thầy, cô. Tôi biết bản thân mình phải cố gắng nhiều hơn để xứng đáng với danh hiệu cao quý đó, không được để cảm xúc lên cao quá rồi mình chễm chệ và không cố gắng nữa. Dự định của tôi sau này sẽ trở thành một huấn luyện viên bộ môn Lặn”, Dũng nói. C.H chúng trẻ em đến với văn hóa nghệ thuật”, ông Lê Xuân Thành nói. Giải Khát vọng Dế Mèn trao cho 5 tác phẩm: truyện tranh Cuộc phiêu lưu của Dế Út (tác giả LinhRab), bản thảo truyện dài Dưới khung trời ngát xanh (tác giả Lữ Mai), bản thảo truyện tranh Thư viện kỳ bí (tác giả nhí Lê Sinh Hùng), ca khúc Trăng ơi… từ đâu đến? (Thái Chí Thanh, phổ thơ Trần Đăng Khoa) và thơ Vương quốc nhỏ bí mật (tác giả Lã Thanh Hà). Tặng thưởng của Hội đồng giám khảo Dế Mèn trao cho chùm sách thiếu nhi trong bộ Vun đắp tâm hồn của nhà văn May và bản thảo truyện dài Con khỉ vàng Bắp ở Rú Mò (Đặng Chương Ngạn). Đại diện Ban giám khảo nhấn mạnh một số điểm nổi bật của mùa giải - lần đầu tiên, Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn vinh danh một tác phẩm thơ của nữ tác giả trẻ Lã Thanh Hà, sinh năm 1993. Chấm điểm cao nhất cho tập thơ Vương quốc nhỏ bí mật của chị, nhà phê bình Ngô Văn Giá ghi nhận, đã lâu rồi mới có một tập thơ viết cho thiếu nhi thành công đến vậy. Tác phẩm ghi điểm nhờ cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo, trìu mến. Như thường lệ, Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn tìm ra những gương mặt thiếu nhi thực sự xuất sắc. Thư viện kỳ bí của Lê Sinh Hùng (14 tuổi) là một bất ngờ trong số các tác phẩm của thiếu nhi dự thi. Tác phẩm thể hiện rất rõ đây là sản phẩm sáng tạo của một bạn nhỏ trong thời hiện đại “Với cốt truyện hấp dẫn, lớp lang, mở đầu hấp dẫn, có cao trào và kết thúc vừa vặn, vấn đề môi trường và thông điệp được đặt ra trong Thư viện kỳ bí rất tự nhiên, không khiên cưỡng, cũng không nặng giáo điều”, ban giám khảo nhận xét. Bên cạnh phần truyện, Lê Sinh Hùng cũng tự vẽ minh họa và tô màu cho tác phẩm. Đây được xem là một mùa giải thành công vượt ngoài sự mong đợi, bởi lần thứ ba, Giải thưởng tìm được tác giả xứng đáng để “phong tặng” Hiệp sĩ Dế Mèn, nối tiếp những tên tuổi xuất sắc như nhà văn Nguyễn Nhật Ánh (2020), Trần Đức Tiến (2023). Sau giải thưởng, nhà thơ Trần Đăng Khoa bày tỏ mong muốn “đánh thức” thêm những tài năng văn học nhí, tạo điều kiện để các em phát triển. THU AN 3 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Tỉnh Đoàn Nghệ An có 3 hội nghị quán triệt các chuyên đề cấp tỉnh, 210 hội nghị cấp huyện và 2.760 hoạt động cấp cơ sở. 100% cán bộ Đoàn các cấp tham gia học tập chuyên đề Chỉ thị 05 theo từng năm và có đăng ký cam kết thực hiện nội dung học tập và làm theo Bác với cấp ủy cùng cấp gắn với việc thực hiện Chỉ thị 01 của BCH Trung ương Đoàn. Nhớ lại khoảnh khắc mang lá cờ Tổ quốc, hát Quốc ca, nhận Huy chương Vàng nơi nước bạn, Nguyễn Trọng Dũng không giấu nổi xúc động. “Lời quốc ca vang lên cũng là lúc lá cờ Tổ quốc phấp phới tung bay, tôi tự hào khi mang vinh quang về cho nước nhà. Tôi hát quốc ca thật to, đó là lòng tự tôn, là bản lĩnh, là khát khao chiến thắng”, Dũng chia sẻ. nhi Triển lãm những khuôn tranh đặc sắc trong truyện Cuộc phiêu lưu của Dế Út ẢNH: TRỌNG QUÂN Trong khuôn khổ lễ trao giải, BTC tuyển chọn những khuôn tranh xuất sắc từ 4 tập Cuộc phiêu lưu của Dế Út cho cuộc trưng bày, như một cách để thưởng thức những “biến tấu” vui tươi, rực rỡ của Dế Mèn phiêu lưu ký trong tâm hồn giới trẻ hôm nay. Theo nhà thơ Trần Đăng Khoa, bộ truyện tranh này đã sáng tạo dựa vào cuốn Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài, nhưng tác giả không đơn thuần là chuyển thể sang tranh. Tác giả LinhRab mở rộng thêm, đưa đời sống mới vào tác phẩm. CHUYỆN HÔM NAY 6 năm trước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 522/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”. Quyết định này hướng dẫn rất rõ về đối tượng phân luồng và mục tiêu đặt ra đến năm 2025 có ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%. Nhưng trên thực tế, phần lớn các tỉnh thành đều có hơn 70% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên cấp 3, thậm chí có địa phương hơn 80%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp vào học nghề còn thấp. Đó là chưa kể một tỷ lệ không nhỏ học sinh tham gia thị trường lao động mà không qua đào tạo đã làm ảnh hưởng đến chất lượng và cơ cấu đào tạo của lực lượng lao động. Trước kỳ thi chuyển cấp lên lớp 10 năm nay, Hà Nội dự báo sẽ có khoảng 23.000 học sinh không vào được các trường THPT công lập trong khi ở TPHCM con số này khoảng 13.000 em. Số lượng học sinh lớp 9 tham dự vào các trường công lập quá đông nhưng số lượng trường lớp có hạn khiến cho tỷ lệ chọi tại nhiều trường đã vượt 1 “chọi” 6. Con số này đủ cho thấy, cuộc đua vào các trường cấp 3 công lập năm học này cũng khắc nghiệt và cạnh tranh không thua kém thi vào đại học ngành hot những năm trước đây. Vì vậy, số này phải học tư thục, du học và theo… học nghề. Chị Thu Thủy, bạn tôi có con thi vào lớp 10 năm nay đã quyết định cho cháu lối rẽ vào trường nghề. Chị Thuỷ nói, ai cũng muốn con học lên cấp 3 vì đó là quyền lợi chính đáng nhưng cháu tâm sự năng lực có hạn nên xin ba mẹ học nghề. Cả gia đình đã đồng ý. Những trường hợp như con chị Thủy không nhiều vì nhiều phụ huynh đều mong con mình tham gia kỳ thi, không chấp nhận “ngã rẽ” sớm. Đó cũng là lý do vì sao thị trường lao động trong nhiều năm qua luôn mất cân đối, nhiều ngành “thừa thầy” nhưng đang “thiếu thợ” có tay nghề cao. Nhiều học sinh tốt nghiệp cấp 3 bắt đầu lối rẽ đi học nghề trong khi nhiều cử nhân ra trường không có việc làm quay lại với trường nghề hoặc làm công việc phổ thông, gây lãng phí cho xã hội và chính bản thân. Phân luồng bằng con số 40% nói thì dễ nhưng làm không dễ, bởi đây không phải là việc của mỗi ngành giáo dục mà nó cần sự vào cuộc của một hệ thống. Muốn phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS thật tốt thì việc đầu tiên thuộc về trách nhiệm của các trường. Nơi đây cần đánh giá đúng năng lực học tập của học trò bằng cách cho điểm đúng, không chạy theo bệnh thành tích khi đó mới định hướng được cho các em và phụ huynh. Nhưng quan trọng hơn vẫn là sự phối hợp giữa nhà trường với các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp và làng nghề trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh… N.L Ngã rẽ… TIẾP THEO TRANG 1 Nguyễn Trọng Dũng vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng 3

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==