Tiền Phong số 151

8 VĂN HÓA - GIẢI TRÍ n Thứ Năm n Ngày 30/5/2024 VƯỢT KHÓ Tôi có dịp trò chuyện với Nguyễn Trọng Dũng - Vận động viên bộ môn Lặn thuộc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Nghệ An sau khi anh kết thúc giờ tập luyện buổi sáng. Nhiều năm qua, Dũng là cái tên tiêu biểu nhất của thể thao Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung khi anh đã giành 26 Huy chương Vàng và hàng chục Huy chương Bạc, Đồng ở các giải đấu Quốc gia, SEA Games và thế giới về bộ môn Lặn. Nguyễn Trọng Dũng cho biết, ngoài tham gia tập luyện, thi đấu cho đoàn Nghệ An, anh còn là sinh viên năm 2 của trường Đại học TDTT Bắc Ninh. “Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng chiêm trũng xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) nên từ nhỏ đã được thỏa thích bơi lội trên dòng sông Lam. Nhưng đến với môn Lặn lại là một sự tình cờ và may mắn. Còn nhớ, năm 2015, tôi học lớp 6, thầy giáo thể dục có hỏi cả lớp về việc có ai đăng ký thi tuyển làm vận động viên Bơi, Lặn hay không? Sau đó, tôi tham gia tuyển chọn và được tuyển nhờ thể hình to cao và có tố chất hơn các bạn cùng trang lứa”, Dũng chia sẻ. Nói về quá trình tập luyện và trở thành vận động viên chuyên nghiệp, Nguyễn Trọng Dũng cho hay: “Chân ướt chân ráo xuống thành phố tập luyện vào những ngày hè oi ả, bể bơi không có mái che, nước nóng rát, lại tập liên tục từ sáng đến tối khiến thể lực tôi hao mòn. Chỉ trong một mùa hè mà tôi đã sụt 10kg, bà con hàng xóm còn không nhận ra là tôi nữa. Cường độ tập luyện cùng các yếu tố kỹ thuật chuyên môn khiến tôi gặp chấn thương liên tục ở đùi, bụng, lưng, phải đến bệnh viện điều trị, thậm chí tôi đã nghĩ chuyện bỏ cuộc. Nhưng có hậu phương vững chắc là bố, mẹ cùng thầy giáo Hồ Phi Lược - Huấn luyện trưởng bộ môn Lặn luôn giúp đỡ tôi những lúc khó khăn, động viên lúc tôi chán nản. Nhà cách trung tâm hơn 20km, sáng đi, tối về, tôi quyết tâm trở lại với mong muốn không phụ lòng gia đình và thầy giáo. Đại dịch COVID -19 bùng phát, tôi ở lại trung tâm luôn, đây cũng là khoảng thời gian tôi được thầy giáo tăng cường tập, chỉnh sửa kỹ thuật. Kể từ đó, tôi đã hoàn thiện và phát triển, có được thành tích như ngày hôm nay”. Năm 2017, tại Giải Bơi - Lặn vô địch các câu lạc bộ Quốc gia, Dũng giành được 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Đồng. Năm 2018, tại Giải Bơi - Lặn vô địch các câu lạc bộ Quốc gia, Dũng giành được 5 Huy chương Vàng; 1 Huy chương Bạc; 1 Huy chương NHỮNG BÔNG HOA TRONG VƯỜN BÁC VĐV Nguyễn Trọng Dũng giành Huy chương Vàng tại SEA Games và Giải Lặn cup thế giới Vượt qua những khó khăn và sự khốc liệt trong tập luyện, chàng trai Nguyễn Trọng Dũng đã giành nhiều Huy chương Vàng mang vinh quang cho bộ môn Lặn nước nhà. Ở tuổi 21, Dũng đang cố gắng không ngừng để tiếp tục gặt hái những thành công, chinh phục nhiều kỷ lục mới. TÌM RA HIỆP SĨ DẾ MÈN Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn do báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) sáng lập và tổ chức thường niên từ năm 2020, trao cho các sáng tác, trình diễn nghệ thuật xuất sắc “của thiếu nhi” (thiếu nhi là chủ thể sáng tạo) hoặc “vì thiếu nhi” (thiếu nhi là đối tượng phục vụ). Mùa giải thứ 5 quy tụ nhiều loại hình văn học nghệ thuật khác nhau. Trong đó, văn học chiếm ưu thế với 5 tập/ bộ truyện dài, 1 tập thơ, 1 bộ truyện tranh, 1 bản thảo tranh truyện, 1 chùm tranh truyện,… Giải Hiệp sĩ Dế Mèn là phần thưởng cao quý nhất, được xét tặng cho tác giả có tác phẩm đặc biệt xuất sắc, có nhiều cống hiến cho thiếu nhi trong cả cuộc đời và sự nghiệp. Năm nay, Hiệp sĩ Dế Mèn gọi tên nhà văn Lý Lan với Tự truyện một con heo (NXB Trẻ). Tác phẩm tìm kiếm một lớp độc giả thiếu nhi trưởng thành hơn những tập truyện trước của bà. Câu chuyện xoay quanh chú heo nhỏ không biết mình đến từ đâu, không đồng loại nào ở bên... Chú heo phải sống trong nhịp đô thị mà không biết ngày sau ra sao. Vẫn là câu chuyện khám phá thế giới thiên nhiên, tác giả Lý Lan chọn hướng tiếp cận khác biệt, để nhân vật chính dần khám phá cuộc sống ngoài kia theo cách “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Chủ tịch Hội đồng giám khảo nhận định: “Ưu điểm của tác phẩm này là tác giả rất hiểu đời sống, lối sống của heo, và nhiều loài vật khác nên rất sinh động và rất thật. Vấn đề đặt ra rất hay, đó là khát vọng sống tự do, không muốn làm thú cưng... Đây là tác phẩm nổi trội nhất trong các tác phẩm dự giải”. PGS.TS Ngô Văn Giá, thành viên giám khảo nhận xét, truyện viết “rất có nghề”, mạch truyện sáng rõ, nhiều chỗ bất ngờ, ngôn ngữ chắt lọc. Nhà văn Lý Lan chia sẻ, những câu chuyện mang màu sắc đồng thoại có sức hút đặc biệt với bà. “Một tác phẩm viết cho thiếu nhi hay cho bất ké ai đều cần tấm lòng của người viết, một tấm lòng chân thành và trân trọng người đọc. Thiếu nhi cần sách giải trí như cần đồ chơi, bánh kẹo, văn chương là chất dinh dưỡng nuôi lớn tâm hồn con người, bồi bổ khả năng cảm thông hay sự thông minh, cảm xúc. Một người, dù dành hết thời gian đọc sách khi tuổi còn nhỏ cũng vất vả lắm mới hưởng thụ được phần cốt lõi của kho tàng văn học vốn đã đồ sộ của nhân loại”, tác giả Lý Lan tâm niệm. Từ nước ngoài, bà chia sẻ trực tuyến với lễ trao giải rằng, khi bắt tay viết tác phẩm không nghĩ sẽ thành công như vậy. Dù có ý định gác bút, nhưng thời gian sinh sống ở nông thôn trong đợt dịch COVID-19 giúp tác giả Lý Lan có cảm hứng và chất liệu cho tác phẩm. Nhà văn Lý Lan sinh năm 1957 tại tỉnh Bình Dương. Nhiều bạn đọc lâu nay vẫn biết đến bà trong vai trò dịch giả của bộ truyện Harry Potter. Bắt đầu sự nghiệp văn học từ những năm 1980, nhà văn Lý Lan đã xuất bản hàng chục tác phẩm văn học gồm truyện, thơ, tiểu thuyết, tản văn. Tác phẩm Ngôi nhà trong cỏ của bà đoạt giải A Cuộc thi sáng tác cho nhi đồng (1982-1984). MÙA GIẢI TƯƠI MỚI Nhà báo Lê Xuân Thành, Trưởng BTC Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn nhấn mạnh nhiều nét tươi mới của mùa giải năm nay. Đây chưa phải bức tranh toàn cảnh về nền nghệ thuật thiếu nhi trong năm qua, nhưng là tất cả những nỗ lực để truyền cảm hứng xem-nghe-đọc cho trẻ em và cho cả những ai từng là trẻ em, trong tháng hành động vì trẻ em và trước thềm Quốc tế Thiếu nhi 1/6. “Sự tươi mới, với chất đương đại của đời sống vẫn luôn là điều cần thiết để hấp dẫn công chúng, đặc biệt là công Lễ công bố Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 5-2024 diễn ra chiều 29/5. Mùa giải tìm ra 1 Hiệp sĩ Dế Mèn, 5 giải Khát vọng Dế Mèn và 2 tặng thưởng của Hội đồng giám khảo. Giải Hiệp sĩ Dế Mèn được trao cho nhà văn Lý Lan với Tự truyện một con heo. Giải thưởng chưa phải bức tranh toàn cảnh về nền nghệ thuật thiếu nhi trong năm qua, song có ý nghĩa truyền cảm hứng trong tháng hành động vì trẻ em. Tác giả Lê Sinh Hùng, 14 tuổi (trái) có tác phẩm với cốt truyện hấp dẫn, hiện đại ẢNH: TRỌNG QUÂN Nhiều tác phẩm tươi mới cho thiếu Bài cuối: Khổ luyện thành tài nCẢNH HUỆ PHÓNG SỰ GIẢI THƯỞNG THIẾU NHI DẾ MÈN 2024:

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==