Tiền Phong số 149

ĐẤU THẦU ĐẾN ĐÂU, DÂN HẤP THỤ HẾT ĐẾN ĐÓ? Ngân hàng Nhà nước bắt đầu gọi thầu từ ngày 22/4 và đến nay đã có 9 lần gọi thầu và 6 lần đấu thành công. Theo đó, số lượng vàng cung ra thị trường lên đến 48.400 lượng (tương đương khoảng 1,8 tấn vàng). Giá vàng miếng SJC dù quay đầu giảm về quanh mốc 89 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn giá vàng thế giới khoảng 17 triệu đồng/lượng. Trong các phiên đấu thầu vàng, ngoài các doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn, có các ngân hàng tham gia và trúng thầu. Đặc biệt, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) luôn là đơn vị trúng thầu tất cả các phiên với số lượng lớn nhất. Đại diện Công ty SJC cho biết, do đặc thù của doanh nghiệp kinh doanh vàng là khi mua về phải bán ngay nên tất cả số lượng vàng đấu thầu thành công phải bán liền cho người dân, nhằm đảm bảo nguồn cung cho người dân và tránh thua lỗ về phía doanh nghiệp. Công ty cho biết, sẽ tham gia các phiên đấu thầu tiếp theo của Ngân hàng Nhà nước. Tại các cửa hàng vàng, dù Ngân hàng Nhà nước cảnh báo rủi ro khi mua vàng nhưng thực tế người dân vẫn tiếp tục mua vào mỗi khi giá có biến động. Chị Ngọc Thương (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Lãi suất tiết kiệm rất thấp. Tôi không đủ tiền đầu tư bất động sản nên chỉ mua vàng. Từ đầu năm đến nay, cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn giá đều tăng, tôi tin giá còn tăng nữa”. KHÔNG NÊN TỐN NGOẠI TỆ NHẬP VÀNG ĐỂ BÁN QUA ĐẤU THẦU Từ đầu năm đến nay, vàng miếng SJC đã tăng 13 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn tăng 11 triệu đồng/lượng và lập đỉnh tới 92 triệu đồng/lượng. Trên thực tế, hiện vàng không còn là phương tiện thanh toán, nhưng giá biến động mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, khi giá vàng lên cao so với giá vàng thế giới sẽ dẫn đến tình trạng buôn lậu vàng, lượng USD sử dụng tăng cao, dẫn đến lạm phát và chảy máu ngoại tệ. Chuyên gia kinh tế tài chính Nguyễn Đức Hùng Linh, nhà sáng lập kiêm giám đốc Think Future Consultancy cho rằng, việc nhập khẩu vàng để bình ổn giá sẽ lãng phí các nguồn lực dự trữ không cần thiết. Bình ổn thị trường có thể thực hiện thông qua giải pháp tăng lãi suất. Theo ông Linh, lãi suất thấp như giai đoạn 2021 - đầu 2022 hay cuối 2023 đến nay là môi trường lý tưởng để tạo sóng với bất kỳ một loại tài sản nào, không riêng gì vàng. Khi “sóng” vàng lên, biến động giá mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Theo ông Linh, năm nay, việc tạo sóng vàng còn thuận lợi hơn nhờ giá vàng thế giới tăng do bất ổn địa chính trị trong khi kênh chứng khoán, bất động sản không có đủ độ hấp dẫn để hút dòng tiền nhiều như năm 2021 - 2022. Do đó, có thể nói rằng, hiện tại đang có cả yếu tố “thiên thời” và “địa lợi” cho việc tạo sóng vàng. Ngoài ra, do tác động của yếu tố tâm lý, người dân vẫn đổ xô vào đầu tư vàng. Ông Linh cho rằng, tăng lãi suất vừa giúp kiểm soát bong bóng tài sản vừa hỗ trợ việc tăng trưởng kinh tế. “Bởi ổn định cũng là một phần của tăng trưởng. Chỉ khi có sự ổn định, tăng trưởng mới thực sự bền vững”, ông Linh nói. Một chuyên gia của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho hay, xu hướng giá vàng tăng xuất phát từ tâm lý đầu cơ tích trữ, đặt trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động vẫn đang ở mức thấp và lo ngại bất ổn định địa chính trị. Cùng với đó, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới vẫn đang được nới rộng. Hiện tại, một số ý kiến đề xuất mở cửa cho nhập vàng, tuy nhiên việc nhập vàng sẽ tốn kém ngoại tệ, gây tác động lên tỷ giá. Do đó, chuyên gia VCBS kỳ vọng mặt bằng lãi suất huy động sẽ dần dâng cao hơn, nhằm thu hẹp mức chênh lệch lãi suất USD - VND, để phần nào giải tỏa áp lực tỷ giá. Nhiều chuyên gia cho rằng, giá vàng tăng cao, hút nguồn tiền lớn, trong ngắn hạn sẽ làm giảm giá trị của các hàng hóa, dịch vụ, kênh đầu tư khác so với vàng. Dòng tiền bị chôn vào vàng thay vì đưa vào sản xuất. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến nguồn cung hàng hóa dịch vụ ít đi, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng lên. Từ đó lạm phát tăng trong dài hạn và tác động xấu đến đời sống kinh tế xã hội. NGỌC MAI Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Quang Dũng cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp can thiệp, tăng cung vàng miếng SJC, thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước và giá vàng quốc tế. Cơ quan này cũng tiến hành tổng kết thực hiện Nghị định 24, đề xuất sửa đổi, bổ sung để ngăn chặn có hiệu quả tình trạng vàng hóa nền kinh tế; không để biến động giá vàng ảnh hưởng đến tỷ giá, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô... Sau 9 phiên đấu thầu vàng trong 1 tháng qua, Ngân hàng Nhà nước cung ra thị trường tổng cộng 48.400 lượng vàng miếng SJC. Giá vàng giảm so với mức giá đỉnh cách đây nửa tháng nhưng nhu cầu của người dân vẫn tăng do đầu tư vàng thời điểm này mang lại lợi nhuận. Các chuyên gia cho rằng, Ngân hàng Nhà nước thay vì tiếp tục đấu thầu vàng miếng có thể nghiên cứu nâng lãi suất huy động trở lại. Người dân vẫn chọn kênh đầu tư vàng trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm thấp như hiện nay ẢNH: NHƯ Ý KINH TẾ 5 n Thứ Ba n Ngày 28/5/2024 GẦN 2 TẤN VÀNG MIẾNG TUNG RA THỊ TRƯỜNG QUA ĐẤU THẦU: Nhu cầu về vàng vẫn cao Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, bình quân 4 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,9%, riêng tháng 4, CPI tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính, 10 nhóm tăng giá, riêng chỉ số giá nhóm bưu chính viễn thông giảm. Nhóm giáo dục tăng cao nhất với 8,31% làm CPI chung tăng 0,51% do năm học 20232024, một số tỉnh, thành phố tăng học phí. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 7,4%, làm CPI chung tăng 0,4% do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư số 22 của Bộ Y tế. Hàng hoá và dịch vụ khác cũng tăng giá. Tổng cục Thống kê cũng xây dựng 3 kịch bản lạm phát năm 2024, tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%. Cả kịch bản của Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê đưa ra đều cho thấy lạm phát năm nay có xu hướng tăng cao hơn so với năm ngoái (3,2%) nhưng vẫn nằm trong ngưỡng trần Quốc hội đề ra. KHÔNG “HY SINH” TĂNG TRƯỞNG ĐỂ KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Trao đổi với PV Tiền Phong, chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực nhận định, lạm phát vẫn tiềm ẩn, nhưng chưa ở mức đáng lo. Trong nước, 3 nhóm hàng hóa dịch vụ tăng giá nhanh thời gian qua là lương thực thực phẩm, nhà ở xã hội và y tế giáo dục. Tuy nhiên, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát do chúng ta làm chủ được nguồn cung về lương thực thực phẩm. Giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý trong tầm kiểm soát. “Trong kịch bản cơ sở, lạm phát năm nay tăng 3,5-4% hoàn toàn trong ngưỡng Quốc hội và Chính phủ cho phép. Năm nay, Chính phủ ưu tiên tăng trưởng và đương nhiên vẫn phải ổn định kinh tế vĩ mô. Vì vậy, không nên quá quan ngại về lạm phát đến mức phải siết chặt, kìm hãm đà tăng trưởng đang phục hồi tốt hiện nay”, ông Lực lưu ý. TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nhận định, lạm phát chi phí đẩy là yếu tố đáng quan tâm. “Giá một số nguyên liệu đầu vào sản xuất được nhập khẩu có xu hướng tăng do VND giảm giá khoảng 5% từ đầu năm đến nay. Bên cạnh đó, lãi suất đang có xu hướng tăng làm tăng chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đẩy giá cả hàng hóa tăng theo. Đáng chú ý, tăng lương cơ bản cũng như lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7 tới cũng góp phần làm tăng chi phí của doanh nghiệp, tạo tâm lý tăng giá hàng hóa”, ông Việt phân tích. Ông Việt cũng lưu ý, VND mất giá kéo theo rủi ro làm tăng lạm phát. VND cứ mất giá 1%, lạm phát sẽ tăng 0,34%. Nếu theo nghiên cứu này, VND mất giá khoảng 4,5% (kể từ đầu năm 2024) có thể đẩy lạm phát sẽ tăng thêm 1,5%. “Kiểm soát mức độ mất giá VND trong năm 2024 vẫn là ưu tiên để ổn định vĩ mô”, vị chuyên gia lưu ý. VIỆT LINH Cách nào ghìm cương lạm phát dưới 4,5%? Một trong những nội dung Ủy ban Kinh tế báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 lần này là vấn đề lạm phát, tỷ giá; ủy ban này kiến nghị Chính phủ kiểm soát không để xảy ra các cú sốc ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu. Những tháng đầu năm, lạm phát đã tăng gần 4%, tiệm cận mục tiêu đặt ra năm nay là 4-4,5%. Từ đầu năm 2024 đến nay, VND mất giá 4,5%

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==