CHƯA LƯỜNG HẾT PHẢN ỨNG CỦA XÃ HỘI Các phương án rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm của đại biểu tại phiên họp ngày 27/5, cho ý kiến về Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Dự thảo đang đưa ra hai phương án. Trong đó, phương án 1 được chia hai nhóm: Nhóm 1, người lao động tham gia BHXH trước khi Luật có hiệu lực, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng chưa đủ 20 năm thì được hưởng BHXH một lần. Còn nhóm 2, người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày luật có hiệu lực thì không được áp dụng quy định điều kiện hưởng BHXH một lần. Với phương án 2, người lao động được giải quyết một phần nhưng “tối đa không quá 50%” tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ. Nêu ý kiến, ĐBQH Nguyễn Thị Hồng Hạnh (đoàn TPHCM) cho rằng, cả 2 phương án này đều “chưa thỏa đáng”. Theo bà, phải giữ chân người lao động bằng sự ưu việt và lợi ích của BHXH, chứ không phải bằng cách giữ 50% số tiền ít ỏi của người lao động theo phương án 2. Bà cũng băn khoăn với phương án 1, vì những người đóng BHXH sau ngày luật có hiệu lực sẽ “không còn được lựa chọn” hưởng một lần. “Chúng ta chưa lường hết phản ứng của xã hội đối với quy định mới này, trong khi chưa có những chính sách chăm lo hữu hiệu cho người lao động. Người lao động vẫn mong muốn rút BHXH một lần để lo cho những công việc bức thiết của cuộc sống trước mắt. Khi bản thân và gia đình có người ốm đau, họ phải nhắm mắt vay tín dụng đen. Cần phải cân nhắc việc không cho người lao động quyền được lựa chọn”, bà Hạnh nêu, đồng thời cho rằng, khi chưa có phương án tối ưu, cần giữ nguyên như quy định hiện hành để tránh sự xáo trộn xã hội. Trong khi đó, ĐBQH Trần Thị Hoa Ry (đoàn Bạc Liêu) phân tích, phương án 1 tạo lát cắt, chia thành 2 nhóm khi tham gia BHXH trước và sau ngày luật này có hiệu lực. Bà đề nghị cân nhắc, đặc biệt trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể và tình trạng sa thải, cắt giảm lao động diễn ra ở nhiều địa phương. Bà Ry viện dẫn, trong tháng 4 vừa qua, việc rút BHXH một lần tới 121.000 trường hợp, tăng 39% trong quý 1 năm 2024. “Đây là mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua, nếu không có giải pháp thực sự có hiệu quả, khả thi, chắc chắn rằng trong thời gian tới, việc rút BHXH một lần sẽ tăng thêm”, ĐBQH Trần Hoa Ry nói. Bà cho rằng, nếu nói phương án 1 không làm ảnh hưởng đến 18 triệu lao động đang tham gia BHXH thì chưa chính xác, chưa tính đến số lượng người rút sẽ tiếp tục tăng sau ngày luật có hiệu lực. Nhất trí với phương án 2, tuy nhiên, theo bà Ry, không nên quy định sau 12 tháng mới xem xét việc rút BHXH một lần, vì người lao động làm việc này chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách khi mất việc làm, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Giải pháp khác được các đại biểu đề xuất là phải có chính sách hỗ trợ người lao động vay vốn qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Trong đó, sổ BHXH như một sự đảm bảo cho khoản vay của người lao động và thủ tục phải hết sức đơn giản, không cần chứng minh tài sản, thu nhập. Trường hợp người lao động không đồng ý vay thì nên cho người lao động được rút BHXH một lần. THIẾT KẾ CÁCH TÍNH LƯƠNG HƯU “CÓ TÍNH CHIA SẺ” ĐBQH Vương Thị Hương (đoàn Hà Giang) đề nghị thiết kế cách tính lương hưu “có tính chia sẻ” để hỗ trợ người có tiền lương hưu quá thấp. Dự thảo luật giảm điều kiện số năm đóng tối thiểu để người tham gia được hưởng lương hưu từ 25 xuống 15 năm. Theo bà, chính sách này phù hợp với thực tế khi thị trường lao động của nước ta còn ở giai đoạn đầu phát triển, tạo cơ hội cho những người tham gia BHXH muộn, hoặc quá trình tham gia không liên tục. Tuy nhiên, do cách tính mức lương hưu hàng tháng dựa trên thời gian đóng góp, nên việc giảm điều kiện về thời gian đóng BHXH sẽ làm xuất hiện thêm nhiều trường hợp người lao động nghỉ hưu với mức lương hưu rất thấp, lao động nam chỉ hưởng mức 33,75%. Bên cạnh đó, dự thảo luật đã không còn quy định về mức lương hưu hàng tháng thấp nhất như luật hiện hành. Đây là điều mà nhiều người lao động đang rất băn khoăn, lo ngại có thể dẫn đến xu hướng “nghèo hóa” của một bộ phận người dân trong tương lai. Do vậy, bà đề nghị ban soạn thảo xem xét thiết kế cách tính lương hưu có tính chia sẻ để hỗ trợ cho những người có tiền lương hưu quá thấp để các đối tượng này có thể đảm bảo cuộc sống. Cùng mối quan tâm, ĐBQH Trần Kim Yến (đoàn TPHCM) cho rằng, từ việc giảm thời gian đóng BHXH sẽ làm xuất hiện thêm nhiều trường hợp lương hưu rất thấp, chỉ tương đương hơn 2 triệu đồng, dẫn đến xu hướng “nghèo hóa” khi bỏ “mức sàn” lương hưu. Do vậy, cần xem xét thiết kế cách tính lương hưu theo hướng chia sẻ bằng cách quy định mức lương hưu tối thiểu. Theo đó, mức lương hưu tối thiểu của người lao động nam ở mức 40%, lao động nữ ở mức 50%. ĐBQH Trần Kim Yến đề xuất nghiên cứu tăng tỷ lệ tính mức lương hưu hằng tháng lên để thu hút người tham gia. Cụ thể, sửa đổi quy định theo hướng: Mức lương hưu hằng tháng của người lao động bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại Điều 70 của dự án luật này, tương ứng với thời gian đóng là 20 năm đối với lao động nam, 15 năm đối với lao động nữ, cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2,3%, mức tối đa bằng 79,5%. “Điều này góp phần an sinh xã hội, tăng điều kiện mức sinh sống theo thời gian, khuyến khích người lao động không rút BHXH một lần”, bà Yến cho hay. THÀNH NAM Nhận định các phương án rút bảo hiểm một lần đều “chưa thỏa đáng”, đại biểu Quốc hội cho rằng, phải giữ chân người lao động bằng sự ưu việt và lợi ích của bảo hiểm xã hội, chứ không phải bằng cách giữ số tiền ít ỏi của người lao động. Công nhân sản xuất tại Công ty TNHH Esquel Garment Manufacturing VN - Bình Dương ẢNH: H.C Đại biểu Trần Thị Hoa Ry - Đoàn tỉnh Bạc Liêu ẢNH: NHƯ Ý Đề nghị cân nhắc thời điểm thông qua luật Tại phiên họp, nhiều ĐBQH đề nghị cân nhắc thời điểm thông qua dự án luật này. Theo ĐBQH Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên), đây là dự án luật khó, tác động đến nhiều đối tượng trong xã hội, nhiều vấn đề cần phải được xử lý một cách thấu đáo, rà soát rất kỹ từng nội dung chính sách. Do vậy, ông đề nghị cân nhắc, tiếp tục nghiên cứu, trình thông qua tại Kỳ họp thứ 8, không nên “vội vàng” thông qua tại Kỳ họp thứ 7 này. THỜI SỰ 3 n Thứ Ba n Ngày 28/5/2024 QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI (SỬA ĐỔI): Chính sách phải vì người lao động Chiều 27/5, báo cáo giải trình, tiếp thu cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng LĐ,TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, nội dung hưởng (rút) BHXH một lần là vấn đề nhạy cảm nhất, cũng là vấn đề phức tạp cần xử lý. Mục tiêu là, vừa đảm bảo an sinh xã hội, để khi về hưu người lao động đều có lương, có bảo hiểm y tế, nhưng cũng phải quan tâm đến hiện tại của người lao động. Đến 25/5, Chính phủ tiếp tục cho ý kiến và thấy “không có phương án nào khác”. Có ý kiến đề nghị tích hợp cả hai phương án, nhưng theo ông, nếu cộng vào như vậy lại chỉ “cộng nhược điểm hơn là ưu điểm”. Nên Chính phủ đề xuất lựa chọn một trong hai phương án Chính phủ trình. Mặt khác, để hạn chế rút BHXH một lần, có nhiều giải pháp, như chính sách tín dụng, cho vay không lãi, nhưng không đưa vào luật này, mà bố trí vào các nghị định khác, luật khác. Liên quan đến cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ 1/7/2024, theo ông Dung, cái khó nhất của cải cách tiền lương là không có tiền, nhưng lần này đã có. Đây cũng là vấn đề mới, phức tạp, cốt lõi là trả lương theo vị trí việc làm, nên phải xác định được vị trí việc làm. Về lương hưu, ông Dung nói, Thường trực Chính phủ đã họp, cơ quan tham mưu đề xuất, từ 1/7- khi cải cách tiền lương với công nhân viên chức, thì cũng áp dụng ở mức cao nhất có thể với người hưởng lương hưu. THÀNH NAM Quy định rút BHXH “không có phương án nào khác” khả thi hơn Đơn giản hóa thủ tục xây, mua nhà ở xã hội Sáng 27/5, chủ trì cuộc họp về dự thảo Nghị định quản lý và phát triển nhà ở xã hội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước… nghiên cứu cơ chế huy động, sử dụng nguồn lực cho phát triển nhà ở xã hội một cách thống nhất, tập trung. Trong đó nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với nguồn tiền đóng góp để phát triển nhà ở xã hội từ các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại và các nguồn xã hội khác, không để gánh nặng cho các ngân hàng thương mại khi tham gia các gói tín dụng ưu đãi cho nhà ở xã hội. Đặc biệt, Phó Thủ tướng lưu ý Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, ngành, rà soát, cắt giảm tối đa trình tự, thủ tục thực hiện dự án nhà ở xã hội; đơn giản hoá tiêu chí xác định đối tượng cũng như điều kiện, thủ tục thuê, mua và bổ sung chế định chuyển đổi quỹ đất hoặc dự án nhà tái định cư sang làm nhà ở xã hội. VĂN KIÊN
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==