Tiền Phong số 149

13 TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG n Thứ Ba n Ngày 28/5/2024 TIN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MB chuẩn bị Đại hội đồng cổ đông nhiệm kỳ 2024 - 2029 Đại hội sẽ được tổ chức vào ngày 15/6 tại tòa nhà Hội sở MB - 18 Lê Văn Lương, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Quân đội (MB - Mã: MBB) vừa thông báo về việc tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông nhiệm kỳ 2024 - 2029 vào ngày 15/6/2024 tại tòa nhà Hội sở MB- 18 Lê Văn Lương, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội và chi trả cổ tức tiền với tỷ lệ 5% cho các cổ đông theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024. Thời điểm chốt danh sách các cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông nhiệm kỳ 2024 - 2029 và nhận cổ tức là ngày 24/5/2024. Việc chi trả cổ tức sẽ thực hiện từ ngày 14/6. Với mức cổ tức tiền mặt 5%, dự kiến tổng số tiền MB chi ra để trả cổ tức tiền mặt lần này ước tính 2.643 tỷ đồng. Trước đó, MB đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2024 ngày 19/4/2024 tại TT Hội nghị Quốc gia. Được biết, tại Đại hội đồng cổ đông nhiệm kỳ lần này, các cổ đông MB sẽ thông qua số lượng và bầu Thành viên Hội đồng quản trị, Thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2024 - 2029. Thông tin chi tiết tại website của MB: https://www.mbbank.com.vn/Investor/ thong-bao-nha-dau-tu/2024/0//0 P.V Đến nay, người dân có thể lựa chọn đa dạng các hình thức thanh toán dịch vụ công trực tuyến thực hiện trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia và ứng dụng VNeID. Trước hết, đối với kênh thanh toán trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia (dichvucong.gov.vn), thông qua việc NAPAS đã hoàn thành kết nối hạ tầng thanh toán trực tuyến tới 63 địa phương, 21 đơn vị là các bộ, cục, cơ quan cung cấp dịch vụ công, người dân có thể thanh toán trực tuyến các dịch vụ bao gồm Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; Nộp thuế, lệ phí trước bạ về đất đai, tài sản; Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính/giao thông; Nộp tạm ứng án phí và Thanh toán phí, lệ phí thủ tục hành chính; Khai và nộp thuế cá nhân. Người dân sẽ lựa chọn các hình thức thanh toán như thẻ nội địa NAPAS, tài khoản thanh toán mở tại các ngân hàng và mã VietQR. Thời gian tới, phương thức thanh toán thông qua tài khoản mobile money sẽ được NAPAS tiếp tục triển khai nhằm gia tăng sự tiện ích, đơn giản, nhanh chóng trong thanh toán dịch vụ công trực tuyến thực hiện trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Đáng chú ý, thói quen thanh toán dịch vụ công trực tuyến của người dân hiện nay đang ngày càng tăng lên, thể hiện qua sự tăng trưởng mạnh mẽ của các giao dịch thanh toán trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia trong những năm gần đây. Cụ thể: Trong năm 2023, giao dịch thanh toán trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia được xử lý qua NAPAS đã tăng lên 540% về số lượng giao dịch và 149% về giá trị giao dịch so với năm 2022. Tính đến hết Quý I/2024, giao dịch thanh toán nói trên được ghi nhận tăng 153% về số lượng giao dịch và 129% về giá trị giao dịch so với cùng kì năm trước. Đối với kênh thanh toán trên ứng dụng VNeID, trên cơ sở thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 20222025, tầm nhìn đến năm 2030, NAPAS đang tiếp tục phối hợp với Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân, C06, Bộ Công an và các đơn vị liên quan triển khai thanh toán trực tuyến phí/lệ phí đối với các dịch vụ công thực hiện qua ứng dụng VNeID. Theo đó, mới đây, dịch vụ thanh toán trực tuyến phí/ lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp đã được Bộ Công an thí điểm triển khai cho người dân tại thành phố Hà Nội và Huế. Với dịch vụ này, người dân có thể lựa chọn hình thức thanh toán bằng thẻ NAPAS của 44 ngân hàng/công ty tài chính, thanh toán qua tài khoản của 07 ngân hàng hoặc thanh toán bằng mã VietQR qua ứng dụng của 37 ngân hàng. Chia sẻ về ý nghĩa của nhiệm vụ thúc đẩy triển khai thanh toán điện tử trong lĩnh vực dịch vụ công, ông Nguyễn Quang Minh, Tổng Giám đốc của NAPAS cho biết: “Việc hợp tác với Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an và các đơn vị liên quan trong triển khai hạ tầng thanh toán đối với các dịch vụ công trực tuyến thực hiện trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia và ứng dụng VNeID là một trong những nhiệm vụ quan trọng của NAPAS . NAPAS hy vọng kết quả triển khai đạt được sẽ là tiền đề và tạo động lực để NAPAS và các cơ quan quản lý tiếp tục mở rộng phương thức thanh toán trực tuyến cho nhiều dịch vụ công khác trong tương lai, hướng tới mục tiêu chuyển đổi số quốc gia và phát triển nền kinh tế số, xã hội số, công dân số theo chủ trương của Chính phủ”. MINH ANH Công ty xếp hạng định mức tín nhiệm VisRating vừa công bố báo cáo ngành ngân hàng và bức tranh các ngân hàng năm 2024. Theo Vis, tỷ lệ nợ xấu (NPL) trung bình toàn ngành đã tăng lên 2.2% trong 3 tháng đầu năm 2024 từ mức 1.9% vào năm 2023 do cho vay bán lẻ. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROAA) của các ngân hàng cải thiện nhẹ lên 1.6% từ 1.5% trong cùng khoảng thời gian do chi phí tín dụng thấp hơn và biên lãi ròng (NIM) cải thiện. Lợi nhuận của ngân hàng sẽ tiếp tục cải thiện trong năm 2024 nhờ điều kiện hoạt động trong nước tốt hơn và lãi suất thấp hỗ trợ khả năng trả nợ của người đi vay và NIM cải thiện hơn. Nguồn vốn và thanh khoản sẽ duy trì ổn định nhờ tăng trưởng tiền gửi theo kịp tăng trưởng cho vay và các ngân hàng tăng nguồn vốn dài hạn. VisRating cũng lưu ý, nợ quá hạn cho vay bán lẻ tăng đáng kể. Các ngân hàng tập trung vào bán lẻ như VIB, VPB, ABB ghi nhận nợ quá hạn tăng cao từ cho vay mua nhà. Trong số các ngân hàng quốc doanh, BID giảm chất lượng tài sản đáng kể nhất do tỷ lệ nợ xấu gia tăng và tỷ lệ xóa nợ thấp. Trong số các ngân hàng tư nhân lớn, nợ xấu của MBB tăng đáng kể do một khoản nợ xấu lớn của một công ty năng lượng tái tạo. OCB đã giải quyết một phần đáng kể các khoản cho vay có vấn đề bằng cách xử lý tài sản bị tịch thu. LPB duy trì tỷ lệ nợ xấu ổn định thông qua biện pháp thắt chặt điều kiện cho vay và hoạt động thu hồi nợ. Đến cuối năm 2024, tỷ lệ nợ xấu và chi phí tín dụng của ngành sẽ giảm so với năm trước do tỷ lệ hình thành nợ xấu mới suy giảm và các ngân hàng giải quyết các khoản nợ xấu thông qua việc thu hồi hoặc xóa nợ. Khả năng sinh lời được cải thiện khiêm tốn nhờ NIM tăng và chi phí tín dụng thấp hơn. Tăng trưởng tín dụng ngành trong 3 tháng đầu năm 2024 ở mức khiêm tốn 0.26%, với động lực chủ yếu từ cho vay doanh nghiệp lớn của một số ngân hàng tư nhân. Các ngân hàng này ghi nhận ROAA cao hơn từ NIM cải thiện (ví dụ: TCB, LPB, HDB), hoặc thu nhập từ đầu tư và phí cao hơn cũng như chi phí vốn thấp hơn (ví dụ: TPB). Ngược lại, một số ngân hàng như VIB ghi nhận khả năng sinh lời yếu hơn do tăng trưởng cho vay chậm và NIM bị thu hẹp. ROAA của CTG và MBB cũng giảm do nợ quá hạn và chi phí tín dụng cao hơn. Trong các quý tới, nhu cầu tín dụng sẽ dần tăng và NIM sẽ cải thiện so với mức năm 2023, từ đó thúc đẩy ROAA của các ngân hàng tăng dần. Theo VisRating, hiện nguồn vốn và thanh khoản các ngân hàng đang duy trì ổn định. Tiền gửi CASA của ngành vẫn khá ổn định ở mức 20% trên tổng dư nợ trong 3 tháng đầu năm 2024. Một số ngân hàng cỡ vừa như LPB, MSB ghi nhận dòng tiền gửi CASA tốt từ các doanh nghiệp lớn. Nhìn chung, các ngân hàng duy trì đủ lượng tài sản thanh khoản và sẽ huy động thêm trái phiếu dài hạn để bổ sung nguồn vốn và duy trì dưới mức giới hạn quy định về vốn ngắn hạn cho các khoản vay trung và dài hạn là 30%”- VisRating nhấn mạnh. K.H Ngân hàng tăng lãi nhờ vốn rẻ Napas vào cuộc thanh toán điện tử Thực hiện mục tiêu Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công và Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, phát huy vai trò đơn vị xây dựng hạ tầng thanh toán bán lẻ quốc gia, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã tích cực phối hợp với các bộ ngành và các đơn vị liên quan triển khai nhiều phương thức thanh toán điện tử. Lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ tăng trong năm 2024 do chi phí tín dụng thấp hơn và biên lợi nhuận cải thiện, giúp củng cố bộ đệm rủi ro còn yếu của các ngân hàng. Triển khai nhiệm vụ được NHNN giao về kết nối hạ tầng thanh toán trong lĩnh vực dịch vụ công, thời gian qua, NAPAS đã chủ động phối hợp với các Tổ chức thành viên, các bộ ban ngành triển khai đa dạng các phương thức thanh toán điện tử mang đến sự tiện lợi, nhanh chóng và an toàn cho người dân khi thực hiện thanh toán dịch vụ công trực tuyến. Theo đó, Cổng Dịch vụ công Quốc gia và ứng dụng VNeID (do Bộ Công an xây dựng và quản lý) là hai kênh thanh toán dịch vụ công trực tuyến được NAPAS tích cực triển khai nhằm đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công cấp độ 4 cho người dân.

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==