12 QUỐC TẾ n Thứ Ba n Ngày 28/5/2024 THỦ TƯỚNG TRUNG QUỐC: Ca ngợi “khởi đầu mới” với hai đồng minh của Mỹ Thủ tướng Trung Quốc hôm 27/5 có cuộc gặp Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Seoul, trong nỗ lực nối lại đàm phán hiệp định thương mại tự do ba bên bế tắc từ năm 2019. Khi hội nghị khai mạc, ông Lý nói rằng cuộc gặp lần này “vừa tái khởi động vừa là một khởi đầu mới”, đồng thời kêu gọi nối lại hợp tác toàn diện giữa các cường quốc kinh tế Đông Á. Thủ tướng Trung Quốc cho rằng điều này chỉ có thể diễn ra nếu tách chính trị khỏi các vấn đề kinh tế và thương mại. Ông cũng kêu gọi chấm dứt chủ nghĩa bảo hộ và tách rời các chuỗi cung ứng. “Đối với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, quan hệ gần gũi giữa chúng ta sẽ không thay đổi, tinh thần hợp tác có được thông qua ứng phó khủng hoảng sẽ không thay đổi, và sứ mệnh bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực của chúng ta sẽ không thay đổi”, ông Lý nói. Hội nghị lần này được coi là dấu mốc cho quan hệ giữa ba quốc gia sau những nghi kỵ. Trung Quốc và hai đồng minh của Mỹ đang cố gắng quản lý sự ngờ vực lẫn nhau trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung diễn ra gay gắt, căng thẳng vì vấn đề Đài Loan (Trung Quốc) và chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Tổng thống Yoon và Thủ tướng Kishida đã nhất trí về lộ trình hàn gắn quan hệ và thúc đẩy hợp tác ba bên với Washington trong vấn đề an ninh và các lĩnh vực khác. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang áp nhiều biện pháp để hạn chế nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Trung Quốc. Ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump tuyên bố nếu đắc cử sẽ áp mức thuế 60% hoặc cao hơn lên tất cả hàng hóa Trung Quốc. Về vấn đề Triều Tiên, Tổng thống Yoon và Thủ tướng Kishida kêu gọi Bình Nhưỡng không thực hiện vụ phóng vệ tinh do thám mà họ cho rằng sẽ sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo bị Liên Hợp Quốc cấm. Thủ tướng Lý Cường kêu gọi các bên kiềm chế và không làm phức tạp hơn nữa tình hình bán đảo Triều Tiên. Trung Quốc là một đồng minh quan trọng và đối tác thương mại lớn của Triều Tiên, cùng với Nga. Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản thay đổi nhiều trong thập kỷ qua để trở nên ngày càng cạnh tranh. Mối quan hệ đó càng bị thử thách khi Mỹ kêu gọi đồng minh từ dịch chuyển các chuỗi cung ứng sản phẩm quan trọng, như thiết bị bán dẫn, đến tách khỏi Trung Quốc. Ba nhà lãnh đạo cũng dự diễn đàn với các doanh nghiệp hàng đầu từ ba quốc gia, đồng ý cần hợp tác để hỗ trợ thương mại và ổn định các chuỗi cung ứng. Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc đã tổ chức 16 vòng đàm phán chính thức về hiệp định thương mại tự do ba bên, khởi động từ năm 2012. Tại vòng đàm phán gần đây nhất vào tháng 11/2019, ba bên đồng ý về mức độ tự do hóa cao hơn cả khuôn khổ RCEP. BÀ HOA XUÂN OÁNH TRỞ THÀNH THỨ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC Ngày 27/5, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh được bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước này. Bà Hoa trở thành người trẻ nhất và là phụ nữ duy nhất trong năm thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc hiện nay. Bà Hoa, sinh năm 1970, tốt nghiệp Đại học Nam Kinh, hiện có 2,4 triệu người theo dõi trên mạng xã hội X. Những năm qua, bà được biết đến rộng rãi với vai trò người phát ngôn. Bà gây chú ý với những phát ngôn quyết liệt để đáp trả phương Tây, trong bối cảnh cạnh tranh địa - chính trị Mỹ và Trung diễn ra gay gắt. Khi một số phương tiện truyền thông phương Tây nói đến những tín hiệu xấu trong nền kinh tế Trung Quốc và nêu bật “cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đang rình rập”, cho rằng điều này có thể cản trở việc hiện thực hóa “giấc mơ Trung Hoa” như lãnh đạo Trung Quốc đã đề ra, bà Hoa nói: “Tôi hy vọng những người bịa ra những chuyện sai về Trung Quốc được hưởng sức khỏe và hạnh phúc như người dân Trung Quốc và cùng chứng kiến việc chúng tôi hiện thực hóa giấc mơ Trung Quốc”. Khi trả lời câu hỏi về việc một số phương tiện truyền thông phương Tây đưa tin người phương Tây làm việc tại Trung Quốc nhận được thông báo họ có thể bị bắt dựa trên các cáo buộc “bịa đặt” và bị Trung Quốc bắt làm “con tin” bất cứ lúc nào sau khi hai công dân Canada Michael Kovrig và Michael Spavor được trả tự do, bà Hoa nói: “Mỹ là nước phát minh ra ‘ngoại giao con tin’ và ‘ngoại giao cưỡng bức’, với nơi sinh và trụ sở chính ở Washington DC”. Những thay đổi nhân sự gần đây trong Bộ Ngoại giao Trung Quốc đang gây chú ý. Ông Lục Khảng, nhà ngoại giao kỳ cựu từng là Đại sứ Trung Quốc ở Indonesia, được bổ nhiệm làm Phó trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông Uông sẽ thôi vị trí phát ngôn viên Bộ Ngoại giao. Báo chí Trung Quốc đưa tin ông sẽ trở thành đại sứ tại một quốc gia quan trọng hoặc được thăng chức. BÌNH GIANG (theo Reuters, Global Times, SCMP, Xinhua) Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường ca ngợi điều mà ông gọi là sự tái khởi động quan hệ với Nhật Bản và Hàn Quốc, nhân dịp ba quốc gia tổ chức gặp gỡ thượng đỉnh nhằm khôi phục đối thoại an ninh và thương mại sau thời gian bị gián đoạn vì căng thẳng. Ngày 27/5, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường nói rằng, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nên xử lý đúng đắn các vấn đề nhạy cảm và khác biệt, đồng thời quan tâm lợi ích cốt lõi và mối quan tâm lớn của nhau. Ông đưa ra đề xuất trên khi cùng gặp gỡ báo chí với hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản sau Hội nghị thượng đỉnh ba bên lần thứ chín giữa ba nước Đông Á. Vụ lở đất xảy ra ở vùng núi Enga ở phía bắc Papua New Guinea ngày 24/5 (giờ địa phương). Người dân địa phương bàng hoàng sau khi hàng tấn đất đá và bùn ập vào nhà khi họ đang ngủ. Lực lượng cứu hộ đã phải vật lộn để tiếp cận khu vực xa xôi của một trong những quốc gia nghèo nhất châu Á-Thái Bình Dương. Người dân địa phương không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đào xuyên qua sườn núi bị sập bằng bất kỳ công cụ nào họ có. Evit Kambu chia sẻ rằng, bà mất hơn chục người thân trong thảm họa. “18 thành viên trong gia đình tôi bị chôn vùi dưới đống đổ nát mà tôi đang đứng đây. Còn rất nhiều người thân quen khác trong làng mà tôi không thể đếm được”, bà nói với Reuters. Miok Michael, một lãnh đạo cộng đồng địa phương, nói với CNN rằng, có thể có rất ít người sống sót. Ông nói: “Mọi người đang tụ tập và để tang. Người ta đã đào bới từ ngày đầu tiên nhưng không thể xác định được vị trí các thi thể vì bị bao phủ bởi những tảng đá khổng lồ. Chỉ có máy móc mới làm được”. QUY MÔ TÀN PHÁ Ngay sau khi thảm họa xảy ra, Liên Hợp Quốc cho biết có thể có tới 100 người đã thiệt mạng. Con số này sau đó đã được sửa đổi thành 670, theo ước tính của Trưởng phái đoàn Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Papua New Guinea. Nhưng theo dự báo mới nhất từ cơ quan thảm họa Papua New Guinea, con số nạn nhân có thể lên tới hàng nghìn. Lusete Laso Mana, quyền Giám đốc Trung tâm Thảm họa Quốc gia Papua New Guinea, viết trong thư gửi Liên Hợp Quốc: “Vụ lở đất đã chôn sống hơn 2.000 người và tàn phá nhà cửa, ruộng vườn cây lương thực và ảnh hưởng lớn đến huyết mạch kinh tế của đất nước. Tình hình vẫn không ổn định do lở đất tiếp tục diễn biến chậm, gây nguy hiểm liên tục cho cả đội cứu hộ cũng như những người sống sót”. Đường chính dẫn đến khu vực đã bị tắc nghẽn hoàn toàn do lở đất. Chris Jensen, Giám đốc World Vision Papua New Guinea, nói với CNN rằng các nhân viên cứu hộ “nhận thức rõ ràng quy mô của sự tàn phá”. “Đây là một vụ lở đất có quy mô lớn. Thật kinh ngạc - cả một ngọn núi đã đổ xuống rất nhiều hộ gia đình vào lúc nửa đêm”. Justine McMahon, Giám đốc CARE International Papua New Guinea, cho biết, tổng số người chết “vẫn chưa xác định được vì chỉ một số thi thể được tìm thấy”. McMahon nói: “Do những ngôi nhà bị chôn vùi dưới lớp đất dày tới 8 mét, nên việc tiếp cận một số nạn nhân sẽ rất khó khăn”. Serhan Aktoprak công tác tại IOM nói với Reuters rằng các đội cứu hộ đang “cố gắng tìm kiếm người bị nạn bằng cách tận dụng gậy đào, thuổng, bồ cào, thậm chí bằng tay không”. Vụ lở đất xảy ra tại ngôi làng hẻo lánh Kaokalam, cách thủ đô Port Moresby khoảng 600 km về phía tây bắc, vào khoảng 3 giờ sáng hôm thứ Sáu. Các quan chức địa phương hôm 26/5 nói rằng, hơn 150 ngôi nhà ở làng Yambali đã bị chôn vùi trong đống đổ nát. Giới chức cho biết, khu vực này tiếp tục có “nguy cơ cực độ”, khi đá tiếp tục rơi xuống và đất nền phải chịu áp lực gia tăng liên tục. THÁI AN (theo CNN, Reuters) Theo Trung tâm Thảm họa Quốc gia Papua New Guinea, hơn 2.000 người được cho là đã bị chôn vùi trong trận lở đất đá cuối tuần trước. Đội cứu hộ đang phải dùng cuốc, thuổng, tay trần… để đào bới. Chôn sống hơn 2.000 người, cứu hộ bằng tay không (Từ trái qua) Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường ẢNH: NIKKEI Ngày 26/5, dân làng tiếp túc đào bới tìm người mất tích trong vụ lở đất ở Papua New Guinea ẢNH: AP LỞ ĐẤT Ở PAPUA NEW GUINEA:
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==