“GỤC NGÔ SAU THỜI KỲ KHÓ KHĂN NHẤT Trong 4 tháng đầu năm 2024, trung bình, mỗi tháng có 21,6 nghìn doanh nghiệp dừng hoạt động, cao gấp hơn 2 lần thời điểm 2021. Theo khu vực kinh tế, doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (2.458 doanh nghiệp), công nghiệp chế biến, chế tạo (702 doanh nghiệp), xây dựng (480 doanh nghiệp), và kinh doanh bất động sản (410 doanh nghiệp). Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cũng cho thấy, Việt Nam có gần 920.000 doanh nghiệp đang hoạt động, gần 98% doanh nghiệp thuộc nhóm siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Doanh nghiệp chưa kịp phục hồi hoàn toàn sau COVID-19, lại tiếp tục phải đối diện với nhiều khó khăn thách thức do tác động của các bất ổn kinh tế, địa, chính trị thế giới. Nhận định của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) trong báo cáo Thủ tướng về tình hình doanh nghiệp chỉ ra, doanh nghiệp đối diện với 5 khó khăn chính gồm: đơn hàng, dòng tiền, thực hiện các thủ tục hành chính và đáp ứng quy định pháp luật, nguy cơ hình sự hóa các giao dịch kinh tế, tiếp cận vốn vay. Chính phủ cần có chính sách, kế hoạch thực hiện cụ thể để vực dậy các doanh nghiệp đang “chết lâm sàng” mà không thể làm thủ tục ngừng kinh doanh hoặc giải thể. Dù khó khăn vẫn tiếp diễn, nhưng khảo sát về triển vọng vĩ mô, tiếp cận vốn, thị trường, đánh giá hiệu quả hỗ trợ niềm tin của doanh nghiệp đã quay trở lại. Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, với dư âm năm 2023 đầy khó khăn (khó nhất trong hàng chục năm qua của ngành dệt may), tình hình sản xuất kinh doanh năm nay của doanh nghiệp chưa thể khởi khắc. Sức khỏe doanh nghiệp suy yếu từ năm ngoái, nếu đến năm nay chưa phục hồi, trở nên yếu ớt hơn thì sẽ rút khỏi thị trường. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận: Hiện tình trạng ngành này đã “sáng” hơn, đơn hàng đã dồi dào hơn, giá có xu hướng nhích lên nhưng vẫn chưa được như mong muốn nhưng . Doanh nghiệp dệt may chuyển từ gì cũng nhận, sang lựa chọn đơn hàng, đã có đơn hàng tới cuối quý III, nhưng dài hơi hơn cần thận trọng. THAY ĐỔI TƯ DUY HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP Quý I/2024, vốn đầu tư thực hiện từ khu vực tư nhân chỉ tăng 4,2%, bằng một nửa so với trung bình các năm trước. Trong khi đó, theo thống kê, đầu tư tư nhân lại chiếm 55 - 60% tổng đầu tư toàn xã hội. Chuyên gia cho rằng, sự “lép vế” từ khu vực tư nhân, cuộc sàng lọc tự nhiên chưa dừng lại trong khu vực doanh nghiệp cho thấy một số tín hiệu báo động, TS. Nguyễn Đình Cung nhận định, đầu tư tư nhân vẫn chưa phục hồi trở lại, tăng trưởng chỉ bằng 30-50% trước đây. “Năm ngoái 1,3 doanh nghiệp gia nhập thị trường, thì có 1 doanh nghiệp rút lui. Sang tới năm nay, số liệu cho thấy, 1 doanh nghiệp gia nhập thị trường nhưng có tới 2 doanh nghiệp rút lui. Trong khi đó, trước đây, 4 doanh nghiệp gia nhập, mới có 1 doanh nghiệp bị đào thải. Số lượng doanh nghiệp rút lui cao ở hầu hết các ngành”, ông Cung phân tích và cho rằng, tình trạng này đặt ra nhiều vấn đề về sự ổn định và động lực phát triển của doanh nghiệp, cũng như cả nền kinh tế trong tương lai. TS Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng bày tỏ lo ngại, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ vô cùng khó khăn, do yêu cầu tiên quyết là tài sản đảm bảo. Dù Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã 4 lần hạ lãi suất cơ bản và mặt bằng lãi suất huy động giảm nhanh, song lãi suất cho vay vẫn khá cao. Chính sách hỗ trợ 2% lãi suất vừa qua chưa phát huy được hiệu quả. Để gỡ khó cho doanh nghiệp trong tiếp cận vốn, ông Hòe đề nghị sử dụng 20.000 tỷ đồng từ gói lãi suất 40.000 tỷ đồng (gói hỗ trợ bù lãi suất 2%) không giải ngân được để thành lập Quỹ bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. VIỆT LINH Bốn tháng đầu năm, cả nước có 86,4 nghìn doanh nghiệp rút lui; 81,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới, quay trở lại hoạt động. Khó khăn dường như vẫn đang hiện hữu… 4 THỜI SỰ n Thứ Năm n Ngày 9/5/2024 BỐN THÁNG ĐẦU NĂM, 86,4 NGHÌN DOANH NGHIỆP DỪNG HOẠT ĐỘNG: Cuộc sàng lọc tự nhiên chưa dừng lại? Trong ngành dệt may, vừa qua đã có doanh nghiệp lâu đời là Garmex Sài Gòn công bố tạm ngưng sản xuất hàng may mặc do chưa nhận được đơn hàng. Tình trạng này đã diễn ra từ tháng 5/2023. Đại diện Garmex Sài Gòn cho biết, năm 2023, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn, thiếu đơn hàng để hoạt động, đơn hàng nhỏ, năng suất thấp, giá gia công cạnh tranh dẫn đến doanh thu không đủ bù đắp chi phí. Công ty đã phải tổ chức lại bộ máy, tiếp tục cắt giảm lao động, tạm ngưng sản xuất để giảm thiểu thiệt hại. Công ty đã thanh lý tài sản, chuyển hướng sang lĩnh vực mới như vận tải hàng hóa, bất động sản. Trung bình, mỗi tháng có 21,6 nghìn doanh nghiệp dừng hoạt động ẢNH: NHƯ Ý Đại diện Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (HPTC) cho biết, từ 10 tuyến buýt ban đầu, đến nay HPTC đã thực hiện mở rộng thí điểm hệ thống vé thanh toán điện tử trên 24 tuyến xe buýt chở khách công cộng của thành phố. Trong đó, có 11 tuyến do Công ty Cổ phần Unit - Napas triển khai ứng dụng và thiết bị để chuyển từ thanh toán vé giấy sang thẻ vé điện tử không dùng tiền mặt, gồm các tuyến: E01; E02; E03; E04; E05; E06; E07; E08; E09; E10; 146); có 14 tuyến buýt (bao gồm cả tuyến buýt nhanh BRT) do Liên Minh Asim - VPBank triển khai ứng dụng và thiết bị để chuyển từ thanh toán vé giấy sang thẻ vé điện tử, gồm các tuyến buýt: 02; 32; 103A,B; 105; 04, 05, 17, 22 A, B, C, 23, 33, 90, 106 và buýt nhanh - BRT. Để thay đổi từ vé giấy (đặc biệt là vé tháng) sang vé điện tử, hành khách có thể đăng ký vé, thanh toán online thông qua các ứng dụng của nhà cung cấp (Website, qua APP mobile) hoặc trực tiếp đến các quầy vé sẽ được thông báo, hướng dẫn sử dụng dịch vụ. Đánh giá về thẻ vé thanh toán điện tử, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho rằng, thẻ vé điện tử là một trong những giải pháp quan trọng nhằm hướng tới thành phố thông minh, đem lại nhiều lợi ích cho thành phố và người tham gia giao thông công cộng. “Hệ thống vé điện tử liên thông đa phương thức ngoài việc thực hiện bán vé và soát vé nhanh chóng, thuận tiện còn đáp ứng các yêu cầu quản lý điều hành mạng lưới tuyến, cho phép tạo ra cơ chế vé linh hoạt để thu hút người dân sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng”, ông Thường nhấn mạnh. Để tiện dụng và tối ưu hóa thẻ vé điện tử, trong tháng 4 vừa qua, HPTC đã khai trương ứng dụng thẻ vé ảo (phi vật lý) cho giao thông công cộng tại thành phố Hà Nội. Theo đó, thay vì sử dụng vé cứng (thẻ từ), khi sử dụng ứng dụng này khách đi xe buýt chỉ cần có điện thoại cài được (app) trên màn hình sẽ thực hiện được thanh toán vé đi xe buýt thông qua quét mã QR hoặc mã vạch. Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết, cùng với phát triển mạng lưới tuyến, thời gian qua, Sở GTVT Hà Nội cũng đang giao cho Trung tâm HPTC thực hiện nhiều giải pháp để đa dạng công tác phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi và tốt nhất cho hành khách đi xe buýt và các loại hình vận tải công cộng của thành phố. “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ theo dõi và đánh giá việc thí điểm thẻ vé tháng điện tử, từ hiệu quả thu được, Sở GTVT Hà Nội sẽ nghiên cứu mở rộng trên mạng bus trên địa bàn thành phố và các loại hình vận tải công cộng khác như đường sắt đô thị, taxi... Mục tiêu của Sở GTVT Hà Nội trong năm 2024 là sử dụng thẻ vé điện tử áp dụng cho toàn mạng”, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội nhấn mạnh. ANH TRỌNG HÀ NỘI: Mở rộng thanh toán vé xe buýt không cần thẻ Trên nhiều tuyến buýt Hà Nội đang thực hiện thanh toán vé điện tử Thay vì thanh toán tiền mặt, nhận lại vé giấy, hiện đã có 25 tuyến buýt chở khách công cộng tại Hà Nội được sử dụng vé thanh toán điện tử không dùng tiền mặt.
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==