Tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2024, sáng 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, chuyển đổi số là yêu cầu chiến lược, ưu tiên hàng đầu giai đoạn hiện nay. Chủ đề chuyển đổi số quốc gia năm nay là phát triển kinh tế số với 4 trụ cột, gồm công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị và dữ liệu số. Những trụ cột này là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Chính phủ kỳ vọng ngành Ngân hàng sẽ đi đầu, tiên phong thúc đẩy chuyển đổi số, do là “huyết mạch của nền kinh tế, có tác động hằng ngày đến hầu hết các lĩnh vực, mọi mặt hoạt động của người dân, doanh nghiệp”. Lấy ví dụ về ngành xăng dầu, Thủ tướng cho biết, theo số liệu từ Bộ Tài chính, thu ngân sách từ lĩnh vực này đã tăng 20% trong tháng 4 - tháng đầu áp dụng hóa đơn điện tử từng lần bán, kết nối với cơ quan thuế. “Ban đầu các doanh nghiệp nói rằng chi phí tăng, gây cản trở, nhưng cuối cùng không có cây xăng nào bị thu giấy phép do chậm áp dụng. Kinh doanh xăng dầu minh bạch hơn nhờ chuyển đổi số”, Thủ tướng nói. Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng chỉ ra một số thách thức của ngành Ngân hàng, nhất là công tác đảm bảo an ninh an toàn, bảo mật thông tin; chưa ngăn chặn được các mã độc đang ngày càng phổ biến. Quý I năm nay ghi nhận 2.400 cuộc tấn công mạng. Tội phạm mạng diễn biến rất phức tạp nên cần phải phát hiện sớm để có giải pháp ngăn chặn. Do đó, người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo ngành Ngân hàng chuyển đổi số trong năm nay và những năm tiếp theo là phải tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Để làm được điều này, Thủ tướng yêu cầu ngành Ngân hàng xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về khách hàng ngân hàng và kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an triển khai hiệu quả ứng dụng dữ liệu dân cư, chú trọng khai thác thông tin căn cước công dân gắn chip và tài khoản VNeID để định danh, xác thực thông tin khách hàng. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu tổ chức tốt công tác quản trị, bảo mật dữ liệu khách hàng; ứng dụng và khai thác hiệu quả dữ liệu dựa trên các công nghệ mới (trí tuệ nhân tạo, học máy, dữ liệu lớn…) để phát triển sản phẩm, dịch vụ tiện lợi hơn cho khách hàng. THANH TOÁN KHÔNG TIỀN MẶT GẤP 23 LẦN GDP Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, hạ tầng công nghệ ngân hàng thường xuyên được đầu tư nâng cấp, phát triển. Việc nâng cấp hạ tầng công nghệ nhằm đảm bảo hoạt động liên tục, thông suốt, an toàn; hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng xử lý bình quân 830.000 tỷ đồng/ ngày (tương đương 40 tỷ USD). Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử xử lý bình quân 20-25 triệu giao dịch/ngày. Cùng đó, mạng lưới ATM, POS bao phủ khắp các tỉnh, thành phố. Việt Nam đã hoàn thành kết nối thanh toán QR code xuyên biên giới với Thái Lan, Campuchia và sắp tới tại Lào. Hiện, tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt 87%, cao hơn mục tiêu vào năm 2025. Với các chỉ tiêu khác, tốc độ tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt bình quân mỗi năm đạt trên 50%. Trong đó, giao dịch trên điện thoại tăng gấp đôi, còn kênh Internet gấp rưỡi. Tỷ lệ khách hàng dùng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đạt hơn 49%. Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, nhiều chỉ tiêu trong chuyển đổi số của ngành Ngân hàng tiệm cận hoặc vượt mục tiêu đặt ra đến năm 2025. Trong đó, giá trị thanh toán không dùng tiền mặt đã gấp 23 lần GDP. Với quy mô GDP năm 2023 khoảng 430 tỷ USD, ước tính thanh toán không dùng tiền mặt đạt khoảng 9.890 tỷ USD (tương đương 250 triệu tỷ đồng). Trước đó, theo đề án phát triển đến năm 2025, giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP. Như vậy, quy mô hiện nay đạt khoảng 90% kế hoạch. NGỌC MAI THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH: Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành Ngân hàng tiên phong chuyển đổi số trong năm nay và những năm tiếp theo. Theo đó, người dân và doanh nghiệp phải được tiếp cận thuận lợi nhất các dịch vụ ngân hàng. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại sự kiện sáng 8/5 ẢNH: NGUYỄN BẮC THỜI SỰ 3 n Thứ Năm n Ngày 9/5/2024 Trong dịp 30/4 - 1/5 vừa qua, các DN trong ngành liên tục tăng chuyến, nhưng điều đáng nói lượng vé mở bán đến đâu hết đến đó, một số chặng còn cháy vé. Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Hoàng Gia Khánh - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, trước đây, đối tượng khách đi tàu chủ yếu là những người lao động thu nhập từ thấp tới trung bình hoặc các sinh viên không có nhiều điều kiện để mua vé máy bay về quê, nhưng thời gian qua số lượng hành khách có thu nhập cao đã quay trở lại đi tàu. Thời gian qua, ngành đường sắt ra mắt hàng loạt sản phẩm mới khai thác đoàn tàu du lịch chất lượng cao, như Kết nối di sản miền Trung, Huế - Đà Nẵng, Sài GònĐà Nẵng, tua ẩm thực tuyến Hà Nội - Hải Phòng,… thu hút lượng khách lớn. Lần đầu tiên có dịch vụ tổ chức lễ cưới trên tàu được triển khai trên chuyến tàu từ Đà Lạt đến Trại Mát (Đà Lạt). “Ngoài nhiệm vụ vận tải hành khách và hàng hóa, đường sắt đang thay đổi quan niệm muốn chia sẻ các giá trị riêng có đến với cộng đồng. Hành trình đi tàu giờ đây là để du lịch, trải nghiệm, quảng bá hình ảnh của đất nước; chuyến tàu là điểm check-in di động, nhà ga là điểm đến của văn hóa, nghệ thuật, lịch sử và di sản. Những hình ảnh ấy đang tạo nên diện mạo mới của ngành đường sắt Việt Nam”, ông Khánh cho biết. Cũng theo ông Khánh, với các vấn đề bất cập hạ tầng yếu kém, công nghệ vận hành tàu, cho đến hệ thống nhà ga, điểm tập kết hàng hóa…ngành đường sắt đang nỗ lực thay đổi, tự làm mới mình. DN tập trung phát triển các tàu khách khu đoạn (đường ngắn), đầu tư chất lượng phương tiện; đưa ra các chương trình ưu đãi, chính sách linh hoạt để cạnh tranh với các phương tiện vận chuyển khác. Đặc biệt, tăng cường liên kết với các công ty du lịch, tận dụng phong cảnh đẹp để khai thác. TS. Phạm Hoài Chung, Phó viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược và Phát triển GTVT cho rằng, việc hành khách trở lại với đường sắt trong thời gian gần đây là điều tín hiệu đáng mừng, ngành đường sắt cần tận dụng cơ hội này để thay đổi cung cách quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm kéo hành khách nhiều hơn trong bối cảnh đường hàng không, đường bộ đang được đầu tư mạnh mẽ. Theo ông Chung, muốn đường sắt lột xác, lấy lại vị thế phải trông chờ vào đường sắt tốc độ cao. Về nguyên tắc, mức thu nhập bình quân đầu người (GDP đầu người) khoảng 7.500 USD là có thể đầu tư đường sắt tốc độ cao. Tại Việt Nam, GDP đầu người năm 2023 đạt 4.284 USD và dự kiến sẽ đạt hơn 7.000 USD vào năm 2030. Điều đó cho thấy, việc đầu tư đường sắt tốc độ cao ở Việt Nam là hoàn toàn khả thi. “Loại hình này sẽ có tính cạnh tranh với hàng không giá rẻ, vận tải ô tô ở cự ly 500 - 1.500km do những lợi thế như an toàn, giá vé hợp lý (chỉ bằng khoảng 70% giá vé máy bay), thời gian được tối ưu”, ông Chung cho hay. DƯƠNG HƯNG Chuyển đổi số ngân hàng gắn với phát triển kinh tế Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, đã phối hợp với ngành Ngân hàng xác thực, làm sạch 49 triệu dữ liệu của Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam; 3,5 triệu dữ liệu của các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán, ví điện tử và đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai làm sạch với số dữ liệu còn lại. Đồng thời, Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước triển khai xác minh những tài khoản nghi ngờ giả mạo phục vụ công tác quản lý nhà nước, phòng chống rửa tiền, tội phạm, xây dựng lòng tin của người dân. Đường sắt đã lột xác? Sau nhiều năm rơi vào cảnh trì trệ, kinh doanh thua lỗ, ngành đường sắt đang có một diện mạo mới. Những chuyến tàu giờ đây không chỉ vận chuyển hành khách mà còn mang đến những trải nghiệm riêng có nhằm kéo hành khách quay trở lại. Đường sắt đưa vào khai thác các chuyến tàu chất lượng cao mang tính trải nghiệm để thu hút hành khách Sau thời gian chìm trong thua lỗ, từ năm ngoái đến nay, ngành đường sắt liên tục báo lãi. Chỉ sau ba tháng đầu năm nay, Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội và Công ty CP Vận tải Đường sắt Sài Gòn đã hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm lần lượt khoảng 2,8 lần và 3 lần. Đây là điều chưa từng có với ngành đường sắt khi trước nay hễ nhắc đến loại hình vận tải này là nói đến sự lạc hậu, trì trệ.
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==