Cười ra nước mắt với trào lưu pha tiếng cực 'dị' của Gen Z

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Với cách pha trộn hài hước giữa tiếng Anh và tiếng Việt theo phong cách “Vietlish”, đoạn tin nhắn “Class mình ơi” bất ngờ trở thành hiện tượng mạng, thu hút hàng nghìn lượt tương tác.

Mọi chuyện bắt đầu từ hình ảnh một đoạn tin nhắn được đăng tải trên mạng xã hội, với nội dung lời nhắc nhở khá hài hước của một thành viên trong lớp về việc giữ trật tự trong giờ học:

"Class mình ơi, hôm nay miss chủ nhiệm vừa called mình out, complained với mình, vì class mình too noisy. Class mình not good at all trong việc giữ trật tự và follow the rules. Một số bạn cứ talking, chatting trong giờ học, làm ảnh hưởng đến class performance, còn một số khác không chịu pay attention trong classroom, cứ daydreaming như đang ở another dimension vậy! Làm ơn wake up và change your attitude, guys! This is not a joke! Come on, class mình phải work harder, không thì miss chủ nhiệm sẽ punish cả class đó. Mình không muốn mỗi lần họp class là lại bị negative feedback! Let’s fix this, class nha!"

(Tạm dịch: Lớp mình ơi, hôm nay cô chủ nhiệm vừa gọi mình, than phiền với mình vì lớp mình quá ồn ào. Lớp mình thực sự chưa tốt trong việc giữ trật tự và tuân thủ nội quy.

Một số bạn cứ nói chuyện, tám chuyện trong giờ học, làm ảnh hưởng đến kết quả chung của lớp, còn một số khác thì không chịu tập trung, cứ mơ mộng như đang ở một thế giới khác vậy! Làm ơn tỉnh táo lại và thay đổi thái độ đi mọi người! Đây không phải chuyện đùa đâu!

Nào, lớp mình phải cố gắng hơn, nếu không cô chủ nhiệm sẽ phạt cả lớp đó. Mình không muốn mỗi lần họp lớp lại nhận phản hồi tiêu cực! Hãy cùng nhau sửa đổi nhé, lớp mình!)

Cười ra nước mắt với trào lưu pha tiếng cực 'dị' của Gen Z ảnh 1

Đoạn tin nhắn "gây bão" mạng xã hội những ngày qua. (Ảnh chụp màn hình)

Với sự pha trộn hài hước giữa tiếng Anh và tiếng Việt theo phong cách “Vietlish”, đoạn tin nhắn nhanh chóng gây bão trên các nền tảng mạng xã hội. Nhiều Gen Z bày tỏ sự thích thú với cách sử dụng ngôn ngữ vừa lạ vừa vui nhộn này. Một số cư dân mạng còn hài hước bình luận: “Dù Vietlish nhưng không quên chia quá khứ từ complained” hay “Lần đầu đọc thấy hơi kỳ, đọc lại thấy dễ thương, đọc nhiều thành nghiện”.

Thậm chí, đoạn tin nhắn này được những nhà ngôn ngữ học trên không gian mạng "hô biến" thành các ngôn ngữ ở nhiều quốc gia như Đức, Ý, Trung Quốc, Hàn Quốc,.... Dưới phần bình luận, cư dân mạng hài hước comment bằng những thứ tiếng khác nhau, nhưng đều có đặc điểm chung là bắt trend "pha" tiếng nước ngoài với Tiếng Việt:

- Seriously, thật sự là muy cansado cuando reading cái post này, alguien puede bảo él/ella to speak más clearly, ¡por favor! (Tạm dịch: Thật sự là rất mệt khi đọc bài viết này, có ai có thể bảo anh ấy/cô ấy nói rõ ràng hơn không, làm ơn!)

- 我read this message xong mà đau hết cả 頭 i’m 真的so tired (Tạm dịch: Tôi đọc xong tin nhắn này mà đau hết cả đầu, tôi thật sự rất mệt.)

- Cô ơi, chắc là do tụi em đang "creative" quá, nên hơi khó pay attention một chút thôi mà. Chắc cô don't understand, mấy bạn trong class em không phải là không pay attention, chỉ là lúc nào cũng phải "multi-task" mới là đúng chất Gen Z thôi. (Tạm dịch: Cô ơi, chắc là do tụi em đang quá sáng tạo nên hơi khó tập trung một chút thôi mà. Chắc cô không hiểu, mấy bạn trong lớp em không phải là không chú ý, chỉ là lúc nào cũng phải làm nhiều việc cùng lúc mới đúng chất Gen Z thôi.)

Cười ra nước mắt với trào lưu pha tiếng cực 'dị' của Gen Z ảnh 2

Những phiên bản "Class mình ơi" pha trộn Tiếng Hàn, Tiếng Nhật, Tiếng Trung khiến nhiều người "cười bò" vì sự lầy lội của cộng đồng mạng. (Ảnh chụp màn hình)

Cười ra nước mắt với trào lưu pha tiếng cực 'dị' của Gen Z ảnh 3

Một phiên bản khác của trend "Class mình ơi". (Ảnh chụp màn hình)

Nhiều bạn trẻ cũng tỏ ra vô cùng thích thú với trào lưu và ứng dụng trend trong nhiều tình huống giao tiếp hàng ngày.

Nguyễn Minh Quân (20 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Lúc đầu mình thấy lạ lắm, nhưng sau vài lần nghe, mình lại thấy trend này rất thú vị và dễ thương. Bây giờ cứ nhắn tin với bạn bè là mình hay chêm mấy từ Tiếng Anh vào cho hài hước, giảm bớt sự căng thẳng trong lời nói

Lê Hoàng Yến (18 tuổi, TP.HCM) cho biết: “Trend này khá hay khi giúp mình vừa vui vừa có thể rèn luyện ngoại ngữ, từ vựng,..."

Trên nền tảng TikTok, những video bắt trend "Class mình ơi" cũng nhận được lượng tương tác "khủng", lên tới hàng nghìn, trăm nghìn lượt xem và tương tác. Các video nhại lại tin nhắn theo phong cách Nhật Bản, Hàn Quốc,... khiến nhiều người "cười bò" về sự hài hước, duyên dáng của những nhà sáng tạo nội dung.

00:00
/
Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4

Các nhà sáng tạo nội dung trên TikTok nhanh chóng bắt trend "Class mình ơi". (Nguồn: trungtamduhocseoul)

00:00
/
Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4

Nguồn: @toanhoctiengnhat

00:00
/
Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4

Nguồn: @meichanvideocall.

Tuy vậy, trào lưu này lại nhận một số ý kiến trái chiều. Một số ý kiến cho rằng việc pha trộn tiếng Anh vào tiếng Việt theo cách này vô tình cổ xúy cho thói quen lạm dụng ngoại ngữ, khiến tiếng mẹ đẻ dần bị xem nhẹ. Nhiều người lo ngại rằng nếu xu hướng này lan rộng, giới trẻ có thể dần mất đi sự trau chuốt trong cách diễn đạt bằng tiếng Việt, thay vào đó là những câu từ lai tạp thiếu mạch lạc.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Minh, chuyên gia Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, hiện tượng giao tiếp pha trộn giữa tiếng Việt và tiếng Anh này phản ánh rõ nét sự tác động của toàn cầu hóa đến ngôn ngữ. Bà nhận định: “Không thể phủ nhận rằng ngoại ngữ giúp giới trẻ mở rộng kiến thức và kết nối với thế giới. Tuy nhiên, khi lạm dụng quá mức, vô hình trung, tiếng Việt lại bị đẩy vào tình thế lép vế trong giao tiếp hàng ngày.”

Bà cho rằng, tiếng Việt vốn giàu đẹp và hoàn toàn có khả năng biểu đạt đầy đủ các sắc thái ý nghĩa. Chẳng hạn, thay vì nói “deadline”, chúng ta có thể dùng từ “hạn chót”; hay thay “highlight” bằng “điểm nổi bật”,.... “Nếu không trân trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ, tiếng Việt có nguy cơ bị mai một dần theo thời gian,” Tiến sĩ nhấn mạnh.

Trong thời đại hội nhập, ngoại ngữ ngày càng quan trọng, nhưng cách sử dụng sao cho hợp lý mà vẫn bảo tồn bản sắc văn hóa Việt lại là điều cần suy ngẫm. Tiến sĩ Minh khuyến cáo giới trẻ cần cân nhắc bối cảnh trước khi đưa ngoại ngữ vào giao tiếp. “Khi tham gia hội thảo quốc tế hoặc học tập trong môi trường chuyên ngành, việc sử dụng tiếng Anh là cần thiết. Tuy nhiên, trong những cuộc trò chuyện hàng ngày với người Việt, hãy ưu tiên tiếng mẹ đẻ. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt mà còn thể hiện sự tôn trọng với người đối diện.”

Bên cạnh đó, bà cũng đề xuất việc tăng cường giáo dục về giá trị và vẻ đẹp của tiếng Việt trong nhà trường. Theo bà, học sinh, sinh viên cần được tạo cơ hội để cảm nhận sự tinh tế, sâu sắc của ngôn ngữ dân tộc, từ đó nâng cao ý thức giữ gìn tiếng Việt ngay trong chính đời sống thường ngày.

MỚI - NÓNG
Cuối tuần, bạn trẻ Sài Gòn ‘săn’ tour du lịch giá rẻ
Cuối tuần, bạn trẻ Sài Gòn ‘săn’ tour du lịch giá rẻ
SVVN - Ngày Hội Du lịch TP. HCM 2025 diễn ra tại Công viên 23/9 (3 - 6/4) đã thu hút hàng nghìn người tham gia, trong đó rất đông là giới trẻ. Đây là dịp để người dân và các bạn trẻ khám phá những tour du lịch mới, nhận những ưu đãi ‘khủng’ và thỏa sức trải nghiệm những hoạt động thú vị.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Tuổi trẻ Thủ đô tiễn bộ đội, dân quân lên đường hợp luyện diễu binh Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Tuổi trẻ Thủ đô tiễn bộ đội, dân quân lên đường hợp luyện diễu binh Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

SVVN - Tối 4/4, tại Ga Hà Nội, hàng trăm sinh viên tình nguyện đã có mặt để tiễn đoàn cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và lực lượng dân quân tự vệ tiếp tục lên đường vào TP. Hồ Chí Minh, tham gia hợp luyện cho lễ diễu binh, diễu hành cấp Quốc gia Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Yêu y học cổ truyền, nữ sinh Hưng Yên trúng tuyển học bổng toàn phần của Chính phủ Trung Quốc

Yêu y học cổ truyền, nữ sinh Hưng Yên trúng tuyển học bổng toàn phần của Chính phủ Trung Quốc

SVVN - Ký ức tuổi thơ lớn lên tại làng nghề trồng và chế biến dược liệu Nghĩa Trai (Hưng Yên), Trần Kiều Anh ấp ủ ước muốn quảng bá làng nghề truyền thống địa phương phát triển vươn xa. Từ đây, cô nàng chăm học và chinh phục thành công suất học bổng từ trường ĐH Trung Y Dược Bắc Kinh, Trung Quốc.
Từ ý tưởng trên giảng đường đến giải Nhì cuộc thi ‘Bệ phóng khởi nghiệp sinh viên 2024’

Từ ý tưởng trên giảng đường đến giải Nhì cuộc thi ‘Bệ phóng khởi nghiệp sinh viên 2024’

SVVN - GypFoam là một dự án khởi nghiệp đầy tâm huyết của nhóm sinh viên trẻ, trong đó Lê Đức Tâm đóng vai trò trưởng nhóm. Xuất phát từ những trăn trở về vấn đề ô nhiễm môi trường và sự cấp thiết của vật liệu xây dựng bền vững, nhóm đã nghiên cứu và phát triển thành công một loại vật liệu tái chế mới, giúp tận dụng phế thải nông nghiệp và công nghiệp.
Hành trình bứt phá ngoạn mục từ con số 0 đến giấc mơ khởi nghiệp

Hành trình bứt phá ngoạn mục từ con số 0 đến giấc mơ khởi nghiệp

SVVN - Võ Lê Thảo Nguyên ( sinh năm 2002) tốt nghiệp Cử nhân Quản trị kinh doanh tại Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) và hiện theo học Thạc sĩ Tài chính tại Loughborough University, Anh Quốc. Không chỉ xuất sắc trong học tập, cô còn là gương mặt nổi bật trong cộng đồng khởi nghiệp trẻ, ghi dấu ấn với tư duy sắc bén và tinh thần tiên phong, chinh phục nhiều cột mốc đáng nể trên hành trình phát triển bản thân.
‘Chill’ vỉa hè lên ngôi

‘Chill’ vỉa hè lên ngôi

SVVN - Không trang trí lung linh, không điều hòa mát lạnh hay nhạc lo-fi du dương, chỉ với góc vỉa hè thoáng đãng, những quán trà đá vỉa hè vốn từng được xem là “bình dân” giờ đây bỗng hóa thành “chốn chill” đầy sức hút trong lòng đông đảo giới trẻ GenZ.