Cuộc thi viết Trà sữa cho tâm hồn: Thơm thảo gánh xôi chị Hằng của bà tôi

HHT - Bà tớ vẫn hay ngồi bán xôi ở cái góc hiên trước nhà. Một chõ xôi con con, cùng tấm biển hiệu có tên Xôi Hằng Nga do chính tay ông tớ vẽ. Khách vẫn gọi đùa xôi bà là xôi của chị Hằng.

Một ngày của bà tớ bắt đầu vào bốn giờ sáng. Khi mà ông Mặt Trời còn chưa thức dậy, lúc mà mọi người vẫn đang cuộn mình trong chiếc chăn ấm, thì gian bếp của bà tớ đã thơm mùi nếp mới rồi. Công việc này, bà duy trì thấm thoắt mà cũng hơn hai mươi năm.

Gần hai chục năm về trước, đó là lúc quán xôi của bà tớ được khai trương. Nói là khai trương nhưng thật ra chỉ có vỏn vẹn cái góc hiên trước nhà, một chõ xôi con con, cùng tấm biển hiệu có tên Xôi Hằng Nga do chính tay ông tớ vẽ. Có lẽ vậy mà đến tận bây giờ, khi có khách quen đến mua, họ vẫn hay nói trêu bà là xôi của chị Hằng.

Cuộc thi viết Trà sữa cho tâm hồn: Thơm thảo gánh xôi chị Hằng của bà tôi ảnh 1 Lúc mọi người vẫn đang cuộn mình trong chiếc chăn ấm, thì gian bếp của bà đã thơm mùi nếp mới.
(Ảnh minh họa: phim Mùi Đu Đủ Xanh)

Xôi của bà tớ, có lẽ dùng từ ngon thôi thì chưa lột tả hết được hương vị của nó. Gạo dùng để nấu phải là chuẩn gạo nếp Bắc, không thì xôi sẽ không dẻo và thơm. Gạo trước khi đồ, phải ngâm qua nước cả một đêm, có như vậy khi chín xôi sẽ nức và hạt sẽ không bị đục. Khi nấu, lửa căn sao cho vừa phải, nếu lớn quá thì sẽ bị khê, còn nếu nhỏ quá thì xôi sẽ bị nục. Cho nên mỗi lần tớ được bà nhờ canh lửa, cảm giác cứ như có hàng tấn đá đang đè nặng trên vai vậy.

Xôi của bà tớ chỉ có vỏn vẹn hai vị, đó là mặn và ngọt. Nếu ai muốn ăn mặn, bà sẽ cho thêm thịt heo quay vàng rụm, một ít giăm bông cùng một quả trứng cút. Rưới lên thêm một ít mỡ hành sóng sánh, thơm lừng. Còn nếu có vị khách nào thích ăn ngọt, bà sẽ rắc thêm một ít đậu phộng giã nhuyễn cùng với đường. Lúc ăn, vị ngọt của đường và béo ngậy của đậu phộng sẽ tan ra, hòa quyện cùng nhau, ai ăn cũng phải xuýt xoa.

Cuộc thi viết Trà sữa cho tâm hồn: Thơm thảo gánh xôi chị Hằng của bà tôi ảnh 2 Tuổi thơ của tớ thơm nức và dẻo ngọt xôi của bà.
(Ảnh minh họa: phim Mùi Đu Đủ Xanh)

Giá của mỗi hộp xôi chỉ có vỏn vẹn năm ngàn đồng, thế mà hộp nào hộp nấy cũng đầy ú ụ. Mẹ tớ vẫn hay tỉ tê với bà rằng: “U bán thế này thì lời lãi có được là bao”. Nhưng bà chỉ bảo rằng: “Mình bán cho học trò, cho các anh chị công nhân, họ đâu có dư dả như mình đâu con”. Bà tớ là thế, tình thương đã thấm vào trái tim, vào máu, vào con người của bà mất rồi. Đối với bà công việc này không còn đơn thuần là kế mưu sinh mà còn là một cách để giúp đỡ những người còn đang khó khăn hơn mình. Giờ tớ mới biết tại sao giá xôi của bà bao năm nay vẫn không hề thay đổi, vì bà sợ rằng nếu bà tăng thêm một ngàn nữa, thì lại có thêm một người bị đói bụng.

Hiện tại, tớ không còn là bé con ngày nào của bà nữa, tớ đã là cô sinh viên năm hai rồi. Ấy vậy mà dù đi hết bao nhiêu quán xá ở Sài thành, tớ cũng chẳng thể gặp lại hương vị xôi thân thuộc của bà. Cái vị nồng nàn của hương nếp mới, hương thơm lừng của những miếng hành phi. Vì vậy mà nếu có một điều ước thì có lẽ tớ sẽ ước mình được bé lại, được sà vào lòng bà, cùng bà canh lửa trong gian bếp nhỏ đượm mùi nếp hương và mùi khói, rồi lại được bà kể những câu chuyện ngày xửa ngày xưa…

Cuộc thi viết Trà sữa cho tâm hồn: Thơm thảo gánh xôi chị Hằng của bà tôi ảnh 3 Tớ ước được cùng bà canh lửa trong gian bếp nhỏ đượm mùi nếp hương và mùi khói.
(Ảnh minh họa: phim Mùi Đu Đủ Xanh)

Bạn có tin nhắn:

Sau khi đăng tải các bài viết dự thi lọt qua vòng sơ khảo trên Hoa Học Trò Online, BTC sẽ tiến hành chấm điểm và thông báo kết quả 10 giải khuyến khích vào đầu tháng 5/2020. Mời bạn đón đọc kết quả sẽ được đăng trên Hoa Học Trò Online và fanpage Trà sữa cho tâm hồn. Riêng 3 bài dự thi xuất sắc nhất sẽ được đăng tải riêng trên ấn phẩm Trà sữa cho tâm hồn phiên bản đặc biệt, phát hành cuối tháng 4/2020. Cảm ơn bạn đã tham gia, hẹn bạn ở những cuộc thi sắp tới nhé!

MỚI - NÓNG
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
HHT - Có một điều thú vị ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà những người yêu viết láchcó thể học hỏi, chính là việc ông rất chăm viết nhật ký. Bằng việc suy tư và chăm ghi chép lại những điều diễn ra xung quanh mình, Nguyễn Huy Tưởng dần tìm ra những quan niệm về nhân sinh, để đưa vào các tác phẩm do ông sáng tác. 

Có thể bạn quan tâm

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

HHT - Ba Bánh Cam mất sớm, má nó làm các loại bánh bột chiên, bỏ mối cho những người bán dạo. Có lần, Bánh Cam xách theo bọc bánh, mời bạn bè trong lớp. Mọi người xúm vô ăn. Mấy chục bánh nóng hổi hết sạch. Tới lúc đó, Bánh Cam mới dõng dạc: “Mỗi cái bánh 500 đồng. Trả tiền cho tui nha!”. Tụi bạn chưng hửng ngó nhau.
Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Đậu Ván vẫn ít nói, vẫn đeo kính và có lẽ vẫn mơ làm bác sĩ. Tớ nghĩ chẳng nghề nào hợp với cậu ấy hơn thế. Bởi những người có tính thương yêu thực sự, chẳng cần phô diễn ồn ào, luôn sẵn lòng cứu giúp những vật nhỏ nhất như Đậu Ván sẽ làm được rất nhiều điều tốt lành cho cuộc sống này.