Chuyển đổi số trong giáo dục đại học: Nhiều thách thức

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (HIU) vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Chuyển đổi số: Xu thế phát triển trong giáo dục đại học” với sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành và đại diện cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chuyển đổi số, đại diện các trường đại học, viện nghiên cứu tại Việt Nam cùng hàng nghìn sinh viên, học viên đến từ các trường đại học khu vực phía Nam.

Chuyển đổi số đang là xu thế tất yếu và mang tính toàn cầu. Có thể hình dung một cách đơn giản chuyển đổi số là chuyển hoạt động từ thế giới thực sang thế giới ảo, trên môi trường mạng. Những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại cho nhân loại là không phải bàn cãi. Nó giúp chúng ta tiếp cận thông tin nhiều, nhanh và chính xác hơn, rút ngắn về khoảng cách, thu hẹp về không gian, tiết kiệm về thời gian và các nguồn lực, đặc biệt là tài nguyên.

Nội dung chuyển đổi số rất đa dạng như chính phủ số (dịch vụ công trực tuyến, dữ liệu mở), kinh tế số (tài chính số, thương mại điện tử), xã hội số (giáo dục, y tế, văn hóa) và chuyển đổi số trong các ngành trọng điểm (nông nghiệp, du lịch, điện lực, giao thông, y tế, giáo dục).

Chuyển đổi số trong giáo dục đại học: Nhiều thách thức ảnh 1
PGS. TS Lê Khắc Cường - Phó Hiệu trưởng HIU phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS. TS Lê Khắc Cường - Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cho biết: “Chuyển đổi số trong giáo dục đại học đang được triển khai mạnh mẽ tại nhiều trường nhằm hướng đến mô hình đại học thông minh, với những ứng dụng công nghệ, giải pháp kỹ thuật số sử dụng trong các hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập, giúp giáo dục Việt Nam hội nhập với hệ thống giáo dục đại học tiên tiến của thế giới. Hội thảo sẽ là cơ hội để các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục chia sẻ kinh nghiệm thực tế chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục và có những đề xuất thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số tại Việt Nam”.

Hơn 70 bài tham luận của các nhà khoa học, giảng viên đến từ 26 trường đại học, học viện trên cả nước đã gửi đến Hội thảo trình bày một số ứng dụng của kỹ thuật số trong giáo dục đại học phổ biến ở Việt Nam. Những bài tham luận nổi bật sẽ được trình bày, đặc biệt với sự chia sẻ của PGS. TS Đỗ Văn Nhơn - Trưởng Khoa Công nghệ - Kỹ thuật, Trưởng ngành Công nghệ thông tin HIU, với nội dung: “Các hệ thống trí tuệ nhân tạo ứng dụng trong giáo dục”.

Theo PGS. TS Đỗ Văn Nhơn, nhiều hệ thống trí tuệ nhân tạo ứng dụng cụ thể đã được xây dựng như hệ thống hỗ trợ tìm kiếm, truy vấn, hỏi đáp trong đào tạo và tìm kiếm tài liệu, hệ thống giải bài toán thông minh, hệ quản lý kho tài nguyên học tập và hỗ trợ tìm kiếm. Người học sẽ được hỗ trợ trực tiếp về chuyên môn bởi các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, hỗ trợ học tập kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề chuyên môn.

PGS. TS Đỗ Văn Nhơn cho biết thêm, khoảng 10 năm trở lại đây, ngành giáo dục đã có những chuyển biến tích cực trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy, học tập, phát huy khả năng tư duy sáng tạo, chủ động và giúp người học có thể tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi.

Chuyển đổi số trong giáo dục đại học: Nhiều thách thức ảnh 2
PGS. TS Đỗ Văn Nhơn - Trưởng khoa Công nghệ Kỹ thuật, Trưởng ngành Công nghệ Thông tin HIU trong buổi thảo luận.

Tuy nhiên, tiến trình áp dụng các công nghệ mới trong giáo dục đại học tại Việt Nam còn gặp nhiều thách thức như thiếu tài nguyên số, thiếu đội ngũ nhân lực được đào tạo chính quy khi chuyển đổi sang hệ thống giáo dục đại học số và cần tăng cường an ninh thông tin nhằm đảm bảo về tính chính xác thông tin và quyền sở hữu trí tuệ.

Mặc dù phải đối mặt với một số thách thức, các nhà khoa học đều khẳng định chuyển đổi số là xu thế phát triển tất yếu không thể đảo ngược của giáo dục đại học.

Tham gia Hội thảo, các nhà quản lý giáo dục và đội ngũ giảng viên thêm hiểu và có cái nhìn tổng thể về chuyển đổi số, từ đó có thể ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy và nghiên cứu. Các sinh viên, học viên sẽ được lắng nghe những thông tin chuyên sâu, những minh chứng và kết luận của các nhà khoa học, giảng viên cao cấp, tiếp cận trực tiếp với lĩnh vực nghiên cứu đang là xu hướng tất yếu của xã hội.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

SVVN - Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch số 299/KH-BGDĐT về việc tổ chức Hội nghị tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024. Từ 24/4 đến 28/4, Bộ sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi chính thức từ 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

SVVN - “Giá trị con người không nằm ở điểm số, nhưng nó giúp con đường đi sau này dễ dàng hơn, nếu các bạn có mục tiêu và hoạch định được con đường đi của mình”, ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM chia sẻ tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", sáng 8/4, tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q. Tân Bình, TP. HCM).