Chương trình liên kết quốc tế sẽ nở rộ?

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Liên kết đào tạo quốc tế  từ lâu đã được các trường ĐH tại Việt Nam xem là một mũi chiến lược trong kế hoạch quốc tế hóa các chương trình đào tạo.

Ảnh hưởng từ COVID-19 khiến nhiều chương trình liên kết quốc tế (LKQT) bị hạn chế. Tuy nhiên, từ năm 2022, dự báo các chương trình này sẽ "phục hồi".

Hầu hết các trường đều có chương trình liên kết quốc tế

Theo thống kê, hiện Việt Nam có 70 cơ sở giáo dục ĐH có chương trình giáo dục quốc tế, 352 chương trình liên kết đào tạo; riêng các tỉnh phía Nam chiếm gần 200 chương trình.

Số lượng sinh viên Việt Nam đang du học tại nước ngoài khoảng 200.000; số sinh viên theo học các chương trình LKQT chiếm khoảng hơn 10.000 sinh viên/năm; số sinh viên quốc tế đến Việt Nam học trong các năm trước 2020 mỗi năm tăng 10%.

Theo PGS. TS Lê Vũ Nam (trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. HCM), vào những năm trước 2000, LKQT khởi đầu tại Việt Nam chỉ là những chương trình du học, đến nay đã xuất hiện nhiều hình thức llinh hoạt hơn với mục đích tạo điều kiện thuận lợi nhất nhằm đáp ứng cho nhu cầu của người học như: du học bán phần (2+2, 3+1); du học tại chỗ (4+0) và trao đổi tín chỉ.

Chương trình liên kết quốc tế sẽ nở rộ? ảnh 1

Sinh viên chương trình LKQT tại trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM).

Cùng với mức tăng về thu nhập bình quân của hộ gia đình và trình độ ngoại ngữ của người học, nhu cầu tìm kiếm các chương trình giáo dục quốc tế có chất lượng ngày càng lớn. Hơn nữa, từ khi dịch COVID-19 xuất hiện và diễn biến phức tạp, một lượng lớn du học sinh tìm cách quay về học trong nước và sinh viên Việt Nam cũng chưa thể ra nước ngoài học tập, đang làm cho nhu cầu theo học các chương trình LKQT tại Việt Nam càng tăng lên.

Trong gần 2 năm dịch COVID-19, nhiều trường ĐH trong nước đẩy mạnh các chương trình LKQT nhằm đáp ứng mong muốn du học của học sinh. Hầu hết các trường ở phía Nam đều đã triển khai đào tạo các chương trình LKQT trong nhiều ngành với các đối tác có danh tiếng từ nước có nền giáo dục tiên tiến như Anh, Mỹ, Canada, Pháp, New Zealand... Nhiều trường có chương trình LKQT mạnh như: ĐH Quốc tế, ĐH KHTN, ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM), ĐH Ngân hàng, ĐH Kinh tế - Tài chính, ĐH RMIT…

Thí sinh sẽ tăng?

Theo trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP. HCM), trường bắt đầu triển khai chương trình LKQT đầu tiên vào năm 2010, đến nay, nhà trường đã xây dựng và vận hành 3 chương trình thạc sĩ và 3 chương trình cử nhân theo hình thức du học tại chỗ và 6 chương trình chuyển tiếp. Đối tác liên kết là những trường ĐH danh tiếng tại các nước phát triển như trường ĐH Pantheon-Sorbonne, Pantheon-Assas, Birmingham City, Gloucestershire với gần 600 học viên.

Tại trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM), năm 2022, trường tiếp tục có 6 phương thức xét tuyển khác nhau, với 21 ngành đào tạo đại học chính quy (học 4 năm tại Việt Nam do trường cấp bằng) và 24 chương trình đào tạo liên kết do trường đại học đối tác nước ngoài (Hoa Kỳ, Anh, Úc, New Zealand) cấp bằng.

Ngoài các chương trình LKQT với các trường tại Mỹ, Anh, Úc, New Zealand… ngôn ngữ giảng dạy chủ yếu là tiếng Anh, trong chiến lược phát triển sắp tới trường khuyến khích người học những ngoại ngữ khác như tiếng Pháp, Nhật, Hàn… và xem đây là cơ sở quan trọng trong việc thu hút sinh viên nước ngoài đến học.

Dự kiến, năm 2022, lượng thí sinh các chương trình LKQT sẽ tăng do các điều kiện khách quan từ kinh tế và việc kiểm soát COVID-19. Thực tế, trong nhiều năm qua lượng thí sinh các chương trình này do trường tuyển sinh luôn tăng đáng kể. Năm 2021, trường tuyển sinh hơn 600 sinh viên.

Chương trình liên kết quốc tế sẽ nở rộ? ảnh 2

Chương trình LKQT hấp dẫn vì học phí rẻ hơn du học nhưng vẫn tiếp cận bằng cấp do trường nước ngoài cấp.

Tháng 8/2021, trường ĐH Kinh tế TP. HCM công bố nhiều chương trình liên kết, trong đó có có chương trình Mekong Talent 100 liên kết với ĐH Western Sydney (Úc) và ĐH Victoria Wellington (New Zealand) để đào tạo liên kết tại phân hiệu Vĩnh Long. Sinh viên sẽ học 18 tháng đầu tại Việt Nam và chuyển tiếp 18 tháng sau tại nước ngoài theo chuyên ngành đăng ký.

ThS Trần Nam – Trưởng Phòng Truyền thông và quan hệ doanh nghiệp, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) cho biết: "Với xu hướng quốc hóa chương trình đào tạo, năm 2022, trường tuyển sinh tại Hàn Quốc 3 chương trình liên kết ngành Việt Nam học bằng phương thức 2 + 2”. Năm qua, trường cũng lần đầu mở chương trình liên kết cho ngành ngôn ngữ Trung Quốc với ĐH Sư phạm Quảng Tây (Trung Quốc). Theo ông Nam, số lượng sinh viên đăng ký các chương trình quốc tế khác ở trường cũng đã tăng so với năm trước đó, một phần cũng do kỳ vọng đại dịch sẽ được kiểm soát, việc di chuyển sẽ trở lại bình thường.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chuyên gia Tâm lý mách nước cho các bạn trẻ nhận biết ‘hội chứng Over thinking’

Chuyên gia Tâm lý mách nước cho các bạn trẻ nhận biết ‘hội chứng Over thinking’

SVVN - ThS Tâm lý Phan Thị Mai Quyên - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM đã có buổi chia sẻ với các bạn học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An (Q. 5, TP. HCM) về chủ đề “Over thinking của GenZ: Làm sao để vượt qua?”. Chương trình do báo Tiền Phong phối hợp cùng AIA Việt Nam, trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, trường ĐH Mở TP. HCM và Ngân hàng Nam Á tổ chức ngày 15/5.