Chọn đầu vào Đại học cho các thí sinh đợt 2: Xét tuyển học bạ hay thi đánh giá năng lực?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Sau khi TP.HCM đưa ra thông báo cụ thể, các teen 2K3 được xét đặc cách tốt nghiệp vẫn tiếp tục lo lắng và phân vân lựa chọn hình thức tuyển sinh đại học phù hợp với mình.

Nỗi lo lớn nhất của sĩ tử chính là việc xét tuyển vào các trường Đại học

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết Bộ đồng ý đề nghị xét đặc cách cho thí sinh thi tốt nghiệp THPT đợt 2 tại TP.HCM và tỉnh Vĩnh Long. Thế nhưng, nỗi lo lớn nhất của hàng chục nghìn sĩ tử chính là việc xét tuyển vào các trường Đại học.

Để đảm bảo quyền lợi công bằng cho tất cả các thí sinh, Bộ GD&ĐT đã có văn bản đề nghị Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thêm kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL).

Đồng thời, Bộ cũng đề nghị các cơ sở đào tạo có những phương án xét tuyển bổ sung cho thí sinh đợt 2 được đặc cách tốt nghiệp. Mới đây, trường Đại học Kinh tế và Đại học Nha Trang đã có thông báo đầu tiên về việc xét tuyển cho thí sinh thuộc diện đặc cách tốt nghiệp.

Chọn đầu vào Đại học cho các thí sinh đợt 2: Xét tuyển học bạ hay thi đánh giá năng lực? ảnh 1

Hai khối Đại học Quốc gia ở Hà Nội và TP.HCM chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thêm kỳ thi Đánh giá năng lực. Ảnh minh họa từ Internet

Thế nhưng khi được lựa chọn giữa hình thức xét tuyển bằng học bạ và thi ĐGNL, bạn Vũ Thanh Doan (trường THPT Marie Curie) cho biết: “Mình sẽ ưu tiên thi đánh giá năng lực hơn vì trước đó mình cũng có tham gia một lớp ôn luyện. Học bạ mình cũng không được đẹp lắm nên sẽ khó để tranh với các bạn khác."

“Mình không có cơ hội thi tốt nghiệp đợt 1. Đến bây giờ tình hình dịch bệnh ở khu vực mình vẫn còn rất phức tạp nên mình nghĩ thi đánh giá năng lực sau đó sẽ là phương án tốt nhất. Mình cũng muốn thi để biết được khả năng bản thân sau 12 năm học”, Mai Tuấn Vĩ (trường THPT Giồng Ông Tố) chia sẻ lý do không chọn xét học bạ.

Chọn đầu vào Đại học cho các thí sinh đợt 2: Xét tuyển học bạ hay thi đánh giá năng lực? ảnh 2

Bạn Tuấn Vĩ ưu tiên phương án thi đánh giá năng lực để có thể biết được khả năng của bản thân sau 12 năm đèn sách. Ảnh: NVCC

Bí kíp “luyện công” cấp tốc cho kỳ thi Đánh giá năng lực

Tuy phương án Đánh giá năng lực được nhiều sĩ tử ưu ái, thế nhưng một số teen vẫn rất hoang mang khi mới bắt đầu “tu luyện” các dạng đề ĐGNL.

Là thí sinh Top 5 cao điểm nhất của kỳ thi Đánh giá năng lực 2021 đợt 1, bạn Lâm Nguyễn Quang Tuệ (học sinh lớp 12 chuyên Hóa trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TP.HCM) chia sẻ: "Bài thi đòi hỏi kiến thức nhiều môn học khác nhau nên mình cảm thấy có một chút lợi thế trong việc trải đều sức so với việc chỉ tập trung vào các môn tổ hợp. Với mình, việc ôn thi ĐGNL là một phần của việc ôn tập kiểm tra tại lớp nên nhìn chung việc ôn thi không tạo thêm quá nhiều áp lực so với ôn thi THPT Quốc gia."

Bên cạnh đó, Quang Tuệ cũng bật mí những bí kíp "luyện công" để đạt được số điểm ngoài mong đợi: Giải đề minh họa để nắm cấu trúc đề và học cách phân hóa thời gian, tập trung ôn tập thật kĩ các kiến thức trong sách giáo khoa.

Chọn đầu vào Đại học cho các thí sinh đợt 2: Xét tuyển học bạ hay thi đánh giá năng lực? ảnh 3

Bạn Nguyễn Quang Tuệ đã đạt số điểm 1.085/1200 điểm trong kì thi Đánh giá năng lực 2021 (đợt 1) vừa qua. Ảnh: NVCC

Thầy Trịnh Văn Khoát (giáo viên Ngữ văn tại trường Võ Văn Kiệt, TP.HCM) cũng tiết lộ vài bí quyết “luyện công”: “Về phần tiếng Việt, các bạn nên đọc nhiều từ vựng vì đề thi thường hỏi về các lỗi chính tả, ôn lại về khái niệm của các thể loại tác phẩm. Đối với các môn như Lý, Hóa, Sinh thì cần biết những công thức cơ bản để tính toán”.

ĐH Quốc Gia đã tổ chức đợt 1 Kỳ thi ĐGNL với hơn 70.000 thí sinh, tăng đột biến so với năm đầu tiên chỉ với hơn 5.000 người đăng ký. Điều này chứng tỏ sức hút và cơ hội xét tuyển đại học mà hình thức này mang lại khi ngày càng có nhiều trường đại học dành một lượng lớn chỉ tiêu cho các “nhân tài” ĐGNL.

Chọn đầu vào Đại học cho các thí sinh đợt 2: Xét tuyển học bạ hay thi đánh giá năng lực? ảnh 7
MỚI - NÓNG
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
HHT - Có một điều thú vị ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà những người yêu viết láchcó thể học hỏi, chính là việc ông rất chăm viết nhật ký. Bằng việc suy tư và chăm ghi chép lại những điều diễn ra xung quanh mình, Nguyễn Huy Tưởng dần tìm ra những quan niệm về nhân sinh, để đưa vào các tác phẩm do ông sáng tác. 

Có thể bạn quan tâm