Chàng trai mượn biểu tượng emoji để kể câu chuyện văn hóa Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
Chàng trai mượn biểu tượng emoji để kể câu chuyện văn hóa Việt Nam
SVVN - Với mong muốn lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc, Nguyễn Minh Ngọc (sinh năm 1993, sống tại Hà Nội) đã quyết định thực hiện dự án “Nhỏ to Việt Nam”. Đến nay, anh đã cho ra mắt phần đầu tiên của dự án là bộ emoji (biểu tượng cảm xúc) “54 dân tộc anh em”.

Minh Ngọc có cơ hội tiếp xúc với các giá trị văn hóa từ nhiều nước trên thế giới trong thời gian học tập tại nước ngoài. Chính vì thế, anh mong muốn có thể làm được một dự án liên quan đến Việt Nam - nơi mình sinh ra và lớn lên. Sau nhiều công đoạn nghiên cứu và tổng hợp thông tin, Ngọc quyết định chọn emoji làm định hướng cho dự án của mình.

Anh bắt tay thực hiện dự án “Nhỏ to Việt Nam” vào tháng 4/2020. Đến tháng 8/2020, dự án hoàn thiện và được ra mắt công chúng. Dự án này đang được Minh Ngọc tiếp tục mở rộng về nội dung, cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị. Hiện tại, bộ emoji “54 dân tộc anh em” nói về các trang phục truyền thống dân tộc có 108 emoji (54 hình nam, 54 hình nữ).

Chàng trai mượn biểu tượng emoji để kể câu chuyện văn hóa Việt Nam ảnh 1
Hiện tại, bộ emoji nói về các trang phục truyền thống dân tộc có 108 emoji (54 hình nam, 54 hình nữ).

Minh Ngọc chia sẻ: “Thông qua dự án này, mình muốn khuyến khích mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ hãy tự đào sâu, nghiên cứu kho tàng văn hóa của nước nhà để khám phá thêm nhiều điều thú vị”.

Để thực hiện dự án này, anh đã sử dụng phần mềm thiết kế Adobe Illustrator và phân tích, tổng hợp tài liệu bằng Excel. Ngọc cho biết, emoji là hình thức giao tiếp phổ biến của các bạn trẻ trong thời đại mới. Họ sử dụng emoji như một ngôn ngữ tượng hình để kể chuyện, thể hiện cảm xúc với nhiều mục đích giao tiếp khác nhau.

Chàng trai mượn biểu tượng emoji để kể câu chuyện văn hóa Việt Nam ảnh 2
Minh Ngọc sẽ cập nhật thêm phần nội dung về các địa điểm, món ăn và ngành nghề cho bộ emoji.

Chia sẻ về ý nghĩa của tên “Nhỏ to Việt Nam”, Ngọc thổ lộ: “Emoji là những hình họa nhỏ xíu trên màn hình máy tính, điện thoại nhưng lại là phương tiện để truyền đạt câu chuyện lớn hơn - câu chuyện về văn hóa Việt Nam”. Ngoài ra, “nhỏ to” còn là cụm từ chỉ việc thì thầm, “buôn chuyện” giống như chúng ta đang kể chuyện cho bạn bè, hàng xóm. Ngọc muốn những câu chuyện về Việt Nam sẽ được lan tỏa xa hơn bằng cách truyền miệng.

Chàng trai mượn biểu tượng emoji để kể câu chuyện văn hóa Việt Nam ảnh 3
Emoji về trang phục của dân tộc Lô Lô và Pà Thẻn.

Theo Ngọc, điểm đặc biệt của dự án này là sự kết hợp giữa văn hóa hiện đại (emoji) và những kiến thức truyền thống (trang phục dân tộc) để tạo nên một tổ hợp sinh động. Khi dự án này nhận được sự ủng hộ của nhiều người, Ngọc cảm thấy rất vui vì đã giúp các bạn học hỏi thêm kiến thức mới. Thông qua dự án này, anh cũng có cơ hội kết nối với nhiều người cùng niềm đam mê khám phá văn hóa dân tộc.

Chàng trai mượn biểu tượng emoji để kể câu chuyện văn hóa Việt Nam ảnh 4
Emoji về trang phục của dân tộc Ê Đê và BRâu.

Để cập nhật thông tin chính xác nhất, Minh Ngọc đã tìm kiếm tài liệu trên cổng thông tin chính thống và các nguồn tin tin cậy như VOV, VTV...

Với Ngọc, trang phục của dân tộc Lô Lô đã để lại cho anh nhiều dấu ấn bởi các hoa văn hình tam giác lớn, sặc sỡ, vô cùng đặc biệt. Các trang phục truyền thống của 54 dân tộc ở Việt Nam mang theo những dấu ấn về văn hóa - lịch sử đặc trưng của từng dân tộc. Chẳng hạn như dân tộc Pà Thẻn thờ con chim lửa nên trang phục của họ rực rỡ sắc đỏ hay trang phục của nhiều vùng núi phía Bắc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của dân tộc Thái. Trong quá trình thực hiện bộ emoji này, Ngọc cho biết, trang phục của dân tộc Bố Y và Dao Đỏ là nhiều chi tiết và cầu kỳ nhất.

Chàng trai mượn biểu tượng emoji để kể câu chuyện văn hóa Việt Nam ảnh 5
Emoji về trang phục của dân tộc Bố Y và dân tộc Thái.

Trong tương lai, Minh Ngọc sẽ cập nhật thêm phần nội dung về các địa điểm, món ăn và ngành nghề cho bộ emoji. Bên cạnh đó, anh cũng dự định sẽ xuất bản thêm sách về dự án này. Anh nhấn mạnh: “Theo mình, cách tốt nhất để bảo tồn văn hóa Việt Nam là ngày càng có thêm nhiều người quan tâm đến lịch sử và các giá trị văn hóa truyền thống. Khi đó, cũng sẽ có nhiều người nghĩ ra cách ứng dụng các giá trị văn hóa này vào nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống”.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Sinh viên chấp nhận mức lương thấp không phải để sống mà để học hỏi, hoàn thiện bản thân

Sinh viên chấp nhận mức lương thấp không phải để sống mà để học hỏi, hoàn thiện bản thân

SVVN - “Thực trạng của giới trẻ hiện nay là chưa đi làm đã đòi quyền lợi, họ quên việc đầu tiên là phải cống hiến cho tổ chức, xã hội. Từ tổ chức đó nâng tầm bản thân lên thì tiền sẽ tự đến, thu nhập có sự cân bằng với trình độ. Sinh viên đi làm lương thấp không phải để sống mà để học hỏi, hoàn thiện bản thân”, ông Lê Xuân Tùng – Chủ tịch HĐQT Công ty Thời trang nam BILUXURY chia sẻ tại Toạ đàm Sinh viên với nghề nghiệp và việc làm thời đại cách mạng 4.0 - Hội chợ Hướng nghiệp và việc làm TMU 2024.
Những nẻo đường gần xa: khi diễn viên gạo cội trao cơ hội cho những gương mặt trẻ

Những nẻo đường gần xa: khi diễn viên gạo cội trao cơ hội cho những gương mặt trẻ

SVVN - Sau hai bộ phim “giờ vàng” gần đây là "Phố trong làng” và “Làng trong phố", đạo diễn NSƯT Nguyễn Mai Hiền cho thấy anh khá có duyên với chủ đề nông thôn, với câu chuyện của những con người xa quê mưu sinh lập nghiệp nơi phố thị. Những nẻo đường gần xa tiếp tục là một bộ phim như vậy và lần này, đạo diễn Mai Hiền đã đặt niềm tin vào những gương mặt rất mới.
Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên: 'Thanh niên luôn được coi là chủ thể quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN'

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên: 'Thanh niên luôn được coi là chủ thể quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN'

SVVN - 'Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu' 2021 Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên có mặt tại Học viện Ngoại giao để tham dự chương trình đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên ASEAN về chủ đề 'Thanh niên ASEAN - Tương lai ASEAN: Vai trò của Thanh niên trong việc định hình tương lai ASEAN'. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ 'Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024'.