Các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine nổ ra tại các trường đại học trên toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Các cuộc biểu tình của sinh viên nhằm ủng hộ Palestine và phản đối cuộc chiến của Israel ở Dải Gaza đã diễn ra tại nhiều khuôn viên đại học bên ngoài Hoa Kỳ và ở các quốc gia như Úc, Mexico và Vương quốc Anh. 

Theo Time Magazine, những khẩu hiệu “tiết lộ, thoái vốn, chúng tôi sẽ không dừng lại, chúng tôi sẽ không nghỉ ngơi” đã vang lên trong các cuộc biểu tình toàn cầu.

Yêu cầu cụ thể của sinh viên biểu tình có phần khác nhau, tùy từng trường, nhưng tựu trung là yêu cầu các trường đại học phải thoái vốn khỏi các công ty có liên hệ với Israel hoặc các doanh nghiệp đang thu lợi từ cuộc xung đột ở Gaza. Ngoài ra, sinh viên còn yêu cầu các trường đại học minh bạch những khoản đầu tư của mình, cắt đứt quan hệ học thuật với các trường đại học Israel, ủng hộ lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza…

Lễ tốt nghiệp sẽ diễn ra tại các trường cao đẳng và đại học ở Mỹ vào cuối tuần này, sau nhiều tuần biểu tình, khiến hơn 2.100 người bị bắt tại hơn 40 cơ sở trên ít nhất 25 tiểu bang.

Các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine nổ ra tại các trường đại học trên toàn cầu ảnh 1

Những người biểu tình ủng hộ Palestine 'khóa tay' khi chiếm giữ một tòa nhà, nơi họ đã dựng trại, tại khuôn viên Trung tâm Lincoln của ĐH Fordham ở New York, vào ngày 1/5.

Tại ĐH Michigan: Những người biểu tình ủng hộ Palestine đã bị loại khỏi buổi lễ khai giảng chính của trường ở Ann Arbor, sau khi họ làm gián đoạn buổi lễ một thời gian ngắn.

Các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine nổ ra tại các trường đại học trên toàn cầu ảnh 2

Những người biểu tình ủng hộ Palestine được chụp hình trong lễ khai giảng của ĐH Michigan ở Ann Arbor, vào ngày 4/5. Ảnh: Nic Antaya

Tại ĐH Virginia: Cảnh sát đã giải tán những người biểu tình ủng hộ Palestine và dỡ bỏ các lều gần trung tâm khuôn viên Charlottesville.

Tại ĐH Nam California: Trường đã gây ra tranh cãi khi hủy bỏ lời mời phát biểu của thủ khoa Asna Tabassum trong lễ khai giảng và sau đó hủy bỏ hoàn toàn lễ tốt nghiệp chính của trường.

Tại Ireland, sinh viên tại trường Trinity College Dublin danh tiếng đã xếp chồng lên nhau các băng ghế để phong tỏa lối vào một địa điểm du lịch nổi tiếng Book of Kells.

Tại Vương quốc Anh, ĐH Goldsmiths ở London đã chấp nhận yêu cầu của sinh viên, những người biểu tình đã dựng trại trong thời gian ngắn tại thư viện của trường. Các lãnh đạo của trường đã đồng ý cho phép sinh viên trình bày bằng chứng về sự đồng lõa của Goldsmiths với Israel trước Ủy ban Tài chính của trường đại học, tạo học bổng đại học cho người Palestine, viết tuyên bố gửi Chính phủ Anh kêu gọi ngừng bắn... Các cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo cũng đã diễn ra ở Manchester, Newcastle và trên khắp Vương quốc Anh. BBC đưa tin, mặc dù số lượng người biểu tình nhỏ hơn so với những gì được thấy ở Hoa Kỳ, nhưng những hoạt động biểu tình trong ôn hòa của sinh viên đang có chiều hướng gia tăng.

Tại Úc, hàng trăm người đã tập trung tại ít nhất bảy trường đại học Úc, bao gồm ĐH Melbourne và ĐH Curtin. Tại ĐH Sydney, cảnh sát tập trung giám sát những người biểu tình từ lối vào của trường. Phó Hiệu trưởng ĐH Sydney, Mark Scott đã cho phép các cuộc biểu tình tiếp tục vì không có bạo lực như những gì đã thấy ở Mỹ, theo thông báo với truyền thông địa phương. Tại ĐH Queensland, sinh viên đã dựng lều trại, thể hiện sự đoàn kết với người Palestine và phản đối chiến dịch quân sự của Israel ở Dải Gaza.

Tại Canada, theo CBC, sau khi dựng trại lần đầu tiên vào ngày 27/4, những người ủng hộ Palestine đã chiếm được một khu vực rộng khoảng 4.000 mét vuông cho đến nay. Các báo cáo chỉ ra rằng, các cuộc biểu tình không chỉ giới hạn ở sinh viên ĐH McGill, mà cả các cựu sinh viên và sinh viên từ ĐH Concordia và ĐH Montréal cũng đã đến tham gia. Những người biểu tình ủng hộ Palestine cũng đã dựng trại tại ĐH Toronto. Các quan chức của trường cảnh báo những người biểu tình rời khỏi khuôn viên trường trước 10h tối, thứ Năm (2/5) nhưng sau đó lại thông báo rằng, họ sẽ không đuổi bất kỳ ai ra khỏi khuôn viên trường miễn là cuộc biểu tình vẫn diễn ra trong hòa bình. Ngoài việc thoái vốn, các sinh viên còn yêu cầu trường học của mình cắt đứt quan hệ với bất kỳ tổ chức học thuật nào của Israel hoạt động trên các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của người Palestine hoặc duy trì các chính sách phân biệt chủng tộc, chiếm đóng và định cư bất hợp pháp trên các vùng lãnh thổ này.

Tại Pháp, các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine diễn ra ở Viện Nghiên cứu chính trị Paris và ĐH Sorbonne từ cuối tháng Tư.

Các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine nổ ra tại các trường đại học trên toàn cầu ảnh 3

Sinh viên biểu tình bên ngoài trường ĐH Science Po ở Paris, Pháp ngày 3/5. Ảnh: Natalia Campos.

Sinh viên mang biểu ngữ kêu gọi chấm dứt "nạn diệt chủng" ở Gaza và tẩy chay các trường đại học của Israel.

Tại Mexico, El País đưa tin, tại ĐH Nacional Autónoma de México, trường đại học lớn nhất Mexico, sinh viên đã dựng trại để kêu gọi chấm dứt “[un] alto al genocidio Imperialista en Gaza,” tạm dịch là “nạn diệt chủng đế quốc ở Gaza”. Sinh viên yêu cầu trường đại học của họ và các trường trên toàn đất nước Mexico chấm dứt mọi quan hệ ngoại giao với Israel. Các quốc gia Mỹ Latinh khác, gần đây nhất là Colombia, đã chấm dứt quan hệ với quốc gia Trung Đông này. Theo El País, ít nhất 40 lều đã được dựng kể từ thứ Năm (2/5), nơi sinh viên Do Thái và Ả Rập cũng đang tham gia cắm trại.

Tại Liban, khoảng 200 người đã tập trung tại ĐH Mỹ ở Beirut để biểu tình ủng hộ Palestine, yêu cầu các trường đại học ở nước này tẩy chay các doanh nghiệp làm ăn ở Israel. Những người biểu tình đã được phép làm như vậy trong hai giờ trong khuôn viên trường.

Tại Ấn Độ, cuộc biểu tình diễn ra tại ĐH Jawaharlal Nehru (JNU) danh tiếng ở New Delhi. Đây là một trong những trường đại học hàng đầu của Ấn Độ, đã đi đầu trong một số phong trào biểu tình, bao gồm các cuộc biểu tình năm 2019 chống lại một đạo luật gây tranh cãi.

Theo Theo N.Y.Times, CNN, Times,
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Sinh viên chấp nhận mức lương thấp không phải để sống mà để học hỏi, hoàn thiện bản thân

Sinh viên chấp nhận mức lương thấp không phải để sống mà để học hỏi, hoàn thiện bản thân

SVVN - “Thực trạng của giới trẻ hiện nay là chưa đi làm đã đòi quyền lợi, họ quên việc đầu tiên là phải cống hiến cho tổ chức, xã hội. Từ tổ chức đó nâng tầm bản thân lên thì tiền sẽ tự đến, thu nhập có sự cân bằng với trình độ. Sinh viên đi làm lương thấp không phải để sống mà để học hỏi, hoàn thiện bản thân”, ông Lê Xuân Tùng – Chủ tịch HĐQT Công ty Thời trang nam BILUXURY chia sẻ tại Toạ đàm Sinh viên với nghề nghiệp và việc làm thời đại cách mạng 4.0 - Hội chợ Hướng nghiệp và việc làm TMU 2024.
Những nẻo đường gần xa: khi diễn viên gạo cội trao cơ hội cho những gương mặt trẻ

Những nẻo đường gần xa: khi diễn viên gạo cội trao cơ hội cho những gương mặt trẻ

SVVN - Sau hai bộ phim “giờ vàng” gần đây là "Phố trong làng” và “Làng trong phố", đạo diễn NSƯT Nguyễn Mai Hiền cho thấy anh khá có duyên với chủ đề nông thôn, với câu chuyện của những con người xa quê mưu sinh lập nghiệp nơi phố thị. Những nẻo đường gần xa tiếp tục là một bộ phim như vậy và lần này, đạo diễn Mai Hiền đã đặt niềm tin vào những gương mặt rất mới.
Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên: 'Thanh niên luôn được coi là chủ thể quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN'

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên: 'Thanh niên luôn được coi là chủ thể quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN'

SVVN - 'Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu' 2021 Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên có mặt tại Học viện Ngoại giao để tham dự chương trình đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên ASEAN về chủ đề 'Thanh niên ASEAN - Tương lai ASEAN: Vai trò của Thanh niên trong việc định hình tương lai ASEAN'. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ 'Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024'.
Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

SVVN - Cánh đồng cỏ lau tại Làng Đại học Thủ Đức đang đua nhau bung nở, rực rỡ một màu trắng muốt, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Ngay sau khi lan truyền trên mạng xã hội, cánh đồng cỏ lau nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.