Yêu cầu ô tô kinh doanh vận tải lắp camera trước 1/7

0:00 / 0:00
0:00
Hơn 200 nghìn ô tô kinh doanh được yêu cầu phải lắp camera trước 1/7. Anh: A.Trọng
Hơn 200 nghìn ô tô kinh doanh được yêu cầu phải lắp camera trước 1/7. Anh: A.Trọng
TP - Mùng 1/7 là hạn cuối để thực hiện yêu cầu lắp đặt camera trên ô tô kinh doanh vận tải theo Nghị định của Chính phủ, nhiều ý kiến cho rằng, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 xe không hoạt động có cần thiết lắp camera trong thời điểm này?

Xe không hoạt động vẫn phải lắp camera

Cho ý kiến về việc này, ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc Cty TNHH Minh Thành Phát nói: nếu dịch COVID không xảy ra các xe này đang hoạt động trên đường bình thường, do vậy việc doanh nghiệp (DN) phải thực hiện quy định của nhà nước, yêu cầu của cơ quan quản lý là hợp lý. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của dịch đến 70% số xe nghỉ chạy, đặc biệt từ dịp 30/4 đến nay (dịch COVID bùng phát lần thứ 4), hầu hết đoàn xe này phải “nằm bãi” vì không có khách.

Khi xe nghỉ chạy, mối lo lớn nhất của nhà xe Sao Việt hiện nay là tiền vay ngân hàng khi đầu tư xe, chi phí bến bãi lưu xe đêm, ngày; lương người lao động do không có việc nên họ đã tự nghỉ phần lớn. “Với việc lắp camera, trung bình 8- 10 triệu đồng/xe, nếu lắp đầy đủ cho 100 xe DN phải chi tới 800 triệu đồng, đây là kinh phí không đủ sức, do xe không chạy trên đường nên chúng tôi thấy chưa cần thiết”, ông Bằng nói.

Đại diện nhà xe Thiên Trường, đang có xe khách hoạt động tại bến Giáp Bát, Nước Ngầm đi các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình cũng cho biết, hiện xe không hoạt động, DN không có thu từ hoạt động vận tải nên đầu tư cả trăm triệu đồng để lắp camera là điều không thể.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) cho biết, đơn vị vừa gửi văn bản đôn đốc Sở GTVT các tỉnh, thành phố, triển khai lắp camera theo dõi bằng hình ảnh trên xe khách trong tháng 6, và thực hiện quy định này từ ngày 1/7. Theo đại diện Tổng cục ĐBVN, cả nước hiện có khoảng 200.000 xe khách, container, xe đầu kéo chở hàng hóa phải lắp camera theo Nghị định 10.

Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) tính toán, với chi phí lắp camera là 10 triệu đồng/xe; với 200.000 xe thì con số này là 2.000 tỷ đồng. Đây là kinh phí vô cùng lớn, nếu đầu tư không có hiệu quả là một sự lãng phí và gây thiệt hại nặng nề thêm cho doanh nghiệp vận tải. Thực tế việc yêu cầu lắp thiết bị GPS vừa qua cũng rất tốn kém nhưng hiện nay hiệu quả quản lý từ cơ quan đại diện nhà nước vẫn mờ nhạt.

Xe buýt lắp camera không biết truyền về đâu?

Là DN công ích và hoạt động trên lĩnh vận tải khách công cộng do vậy các DN vận tải buýt tại Hà Nội đã thực hiện tiên phong việc lắp camera trên xe. Tuy nhiên, đại diện một đơn vị xe buýt cho biết: dữ liệu, hình ảnh thu được truyền về chỉ để đơn vị xem, theo dõi, còn để liên thông thì đơn vị chưa biết truyền về Tổng cục bằng cách nào, máy chủ nằm ở đâu?

Với lý do thời gian thực hiện gấp gáp, thiếu các hành lang pháp lý và doanh nghiệp vận tải đang gặp khó khăn do dịch, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam (VATA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị lùi thời gian lắp đặt, xử lý vi phạm lắp đặt camera này từ 1/7/2021 sang 31/12/2022.

Cần cho chống dịch

Ngoài tác dụng kiểm soát lái xe, bảo vệ hành khách, chống trộm cắp..., camera giám sát hành trình trên xe khách còn ghi nhận được những người không đeo khẩu trang. Có doanh nghiệp vừa áp dụng thành công công nghệ “thị giác máy tính” để phát hiện, đưa ra cảnh báo với người không đeo khẩu trang.Để phòng chống dịch, nhiều tỉnh thành dừng hoạt động của xe buýt, xe khách. Các tỉnh thành còn lại cho phép hoạt động với điều kiện: Khách giãn cách, đeo khẩu trang, có nước sát khuẩn… Tuy nhiên, thời gian qua, PV Tiền Phong liên tục nhận được clip, hình ảnh do camera ghi lại cảnh nhiều người không đeo khẩu trang hoặc đeo khẩu trang dưới cổ trên các xe khách kín chỗ.Hiện tại, nhiều doanh nghiệp lớn đã lắp camera để quản lý lái xe (theo dõi lái xe sử dụng điện thoại mất an toàn giao thông, không thắt dây an toàn..), đếm số lượng hành khách, hậu kiểm khi xảy ra mất cắp, thất lạc hành lý… Tại Bắc Giang, điểm nóng nhất về COVID-19, nhiều doanh nghiệp có xe khách chở công nhân cũng đã lắp và phát huy hiệu quả. Ông Hoàng Thế Hanh, Trưởng phòng Vận tải và quản lý phương tiện, người lái Sở GTVT Bắc Giang cho hay: “Có camera rất tốt để kiểm soát người đeo khẩu trang, giãn cách trên xe, hơn hẳn việc giám sát bằng con người”.

Bảo An

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.