Ý kiến hàng ngàn chuyên gia Mỹ: Mỹ mất gì khi kích động Nga?

Các chuyên gia cho rằng ít có khả năng chiến tranh trong tương lai gần, nhưng nếu có, đó sẽ là cuộc chiến Mỹ-Nga chứ không phải Mỹ-Trung. Những được-mất của Mỹ khi kích động cuộc chiến với Nga là gì?

Chuyên gia Mỹ: Khai chiến với Nga không mang lại “trái ngọt” cho Washington
ảnh minh họa

Tờ Foreign Policy và College of William & Mary đã tiến hành khảo sát ý kiến của 1.395 chuyên gia Mỹ nghiên cứu các mối quan hệ quốc tế và đã đặt ra câu hỏi: Xác suất xảy ra chiến tranh giữa Mỹ và Nga hay Mỹ và Trung Quốc trong vòng 10 năm tới là bao nhiêu?

Nhìn chung, các chuyên gia nghiêng theo cùng một hướng rằng chiến tranh chưa chắc đã xảy ra trong tương lai, nhưng nếu có, đó sẽ là cuộc chiến giữa Mỹ với Nga chứ không phải giữa Mỹ với Trung Quốc.

Xét theo thang điểm từ 0 - 10, khả năng xảy ra chiến tranh với Nga được cho là ở mức 2,55 còn với Trung Quốc là 1,91. 38% các chuyên gia được hỏi cũng cho rằng Mỹ và Nga đang bị cuốn vào một chiến tranh lạnh mới.

Qua khảo sát, những người chuyên nghiên cứu về quan hệ Mỹ-Nga tỏ ta ít lạc quan hơn và cho rằng có khả năng xảy ra chiến tranh hơn so với những người nghiên cứu về các nước khác. Trên 40% những người dự đoán cuộc chiến với Nga là các chuyên gia được thừa hưởng nền giáo dục từ thời chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Còn những chuyên gia trẻ hơn lại lạc quan hơn: chỉ 30% trong số họ nghĩ rằng Mỹ và Nga sẽ xảy ra chiến tranh.

Một trong những người sáng lập Viện báo chí Reuters trực thuộc Đại học Oxford (Anh) - ông John Lloyd, cho rằng Ukraine ngày nay đang ở trong tình hình giống Ba Lan trước Thế chiến II. Khi đó, Ba Lan đã tin rằng sẽ nhận được hỗ trợ từ Pháp và Anh trong trường hợp Đức sụp đổ, nhưng thực tế lại không như vậy. Ukraine cho rằng Mỹ và Anh sẽ giúp đỡ mình trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ Budapest, bảo đảm tính toàn vẹn lãnh thổ của họ, nhưng đến nay họ vẫn chưa nhận được gì ngoài những khoản viện trợ ít ỏi.

Tuy không nghĩ Nga giống Phát xít Đức vì họ không tàn sát, không bắt giữ những người theo chủ nghĩa tự do, không cố hướng đến một cuộc chiến lớn và xâm chiếm châu Âu, Tổng thống Putin cũng có thể bị chỉ trích trên Internet nhưng ông Lloyd cũng đưa ra một sự tương đồng: ông Putin đã vượt ra ngoài khuôn khổ các điều luật.

Ý kiến hàng ngàn chuyên gia Mỹ: Mỹ mất gì khi kích động Nga? ảnh 2

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov

Ông John Lloyd dẫn lại lời của Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov rằng có những điều còn quan trọng hơn cả luật. Như vậy, cuộc khủng hoảng tại Ukraine không có giải pháp hòa bình, cho đến giờ phương Tây "vẫn tuân theo những điều luật thỏa thuận quốc tế", còn Nga lại đang hành động dựa trên các khái niệm luân lý đạo đức, cho rằng Ukraine phải thuộc phạm vi ảnh hưởng của mình.

Chuyên gia phân tích chính trị Doug Bandow cảnh báo Washington rằng Mỹ không nên để bị kéo vào cuộc chiến xung đột ở Ukraine. Có 7 lý do cho luận điểm này:

Thứ nhất: Nga không phải là Serbia, Libya, Iraq hay Afghanistan. Nếu chính quyền ông Obama cho quân đội Mỹ hay lực lượng NATO vào Ukraine, Nga sẽ đáp trả. Chiến tranh sẽ xảy ra. Nga có vũ khí hạt nhân và họ vẫn đang sử dụng.

Thứ hai: Nga quan tâm đến Ukraine nhiều hơn phương Tây. Nga sẵn sàng đấu tranh cho ảnh hưởng của mình và bằng chứng là việc họ đang phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế và bị cô lập chính trị.

Thứ ba: Việc NATO giúp đỡ Ukraine đang trở thành mối đe dọa an ninh cho Mỹ, khiến ý nghĩa xung đột ở Ukraine dường như ít hơn đối với Washington vì khả năng xảy ra chiến tranh toàn diện với Nga.

Thứ tư: NАТО cho rằng trợ giúp cho Ukraine thì các thành viên trong khối của mình sẽ chống lại Nga. Nhưng mọi chuyện đang dần diễn biến ngược lại. Các khối liên minh trong Thế chiến thứ I đã trở thành những người truyền bá chiến tranh.

Thứ năm: Mỹ phải hành động xuất phát từ lợi ích cá nhân chứ không phải dựa theo lợi ích các nước khác hay quan tâm đến các cuộc vận động hành lang trong nội bộ các nước. Chiến tranh với Nga không mang lại bất kỳ “trái ngọt” nào cho Mỹ.

Thứ sáu: Khủng hoảng tại Ukraine là vấn đề của châu Âu chứ không phải của Mỹ. Người châu Âu đã cắt giảm ngân sách quân sự của mình quá lâu, bây giờ đã đến lúc họ nên nghĩ đến an ninh quân sự độc lập.

Thứ bảy: Với Mỹ, giải quyết khủng hoảng ở Ukaine có thể không chỉ ở trên phương diện ngoại giao. Nga sẽ không từ bỏ Ukraine. Các lệnh trừng phạt và cô lập sẽ không mang lại cách mạng và sự thay đổi chính quyền ở Kremlin, mà sẽ chỉ càng thắt chặt tình đoàn kết của cộng đồng Nga trước kẻ thù.

Nga sẽ trở thành một đất nước phi dân chủ và không thỏa hiệp. Liệu Mỹ có cần một nước “Cộng hòa Weimar” thứ hai? Chắc chắn là không. Đàm phán nên tiến hành bây giờ, chứ không phải để đến khi bắn ra loạt đạn đầu tiên của cuộc chiến mới.

Ý kiến hàng ngàn chuyên gia Mỹ: Mỹ mất gì khi kích động Nga? ảnh 3

Mỹ sẽ tiếp tục gửi các đội đặc biệt nhằm hỗ trợ tư vấn, đào tạo quân nhân và nhân viên y tế trong Quân đội Ukraine? (Ảnh minh họa).

Kênh truyền hình phát bằng tiếng Anh của Iran Press TV trích lời chính trị gia Eric Draitser rằng kích động chiến tranh với Nga bằng cách cử các cố vấn quân sự Mỹ đến đào tạo cho các tiểu đoàn vệ binh quốc gia của Ukraine là dấu hiệu một hành vi sai lầm của lãnh đạo Mỹ và các nước phương Tây: “Tất nhiên đây không phải là lần đầu tiên hay lần cuối cùng trong lịch sử Mỹ hành xử như vậy. Nhưng tại thời điểm căng thẳng gia tăng trong quan hệ Mỹ-Nga, lực lượng quân sự Mỹ ở Ukraine chỉ có thể được xem như sự leo thang xung đột. Kích động chiến tranh với Nga vì Ukraine sẽ dẫn đến một thảm họa với cả thế giới, đặc biệt là với châu Âu”.

Chuyên gia an ninh Charles Knight cho rằng những lời nói về một cuộc chiến tranh lạnh mới sẽ không gây ra hậu quả chiến tranh thực sự và cũng không dẫn đến cuộc chiến với Nga, mà chúng có lợi cho Mỹ bởi 3 lý do:

Thứ nhất, giờ đây Mỹ đã có thể dễ dàng viện cớ cho việc tăng ngân sách quốc phòng.

Thứ hai, chỉ có vậy mới buộc châu Âu cùng tăng ngân sách quốc phòng, cho phép Mỹ giải phóng các nguồn lực để mở rộng hiện diện tại nhiều khu vực khác trên thế giới.

Thứ ba, đe dọa chiến tranh với Nga cho phép Mỹ tích cực đẩy mạnh tham gia phòng thủ tên lửa, không cần dựa vào các câu chuyện đầy sức thuyết phục về khả năng tấn công tên lửa của Iran hay Triều Tiên.

Song, cuộc chiến thực với Nga hay sự sụp đổ nền kinh tế nước này lại không có lợi cho phương Tây vì Nga sở hữu vũ khí hạt nhân. Đẩy Nga đến bờ sụp đổ kinh tế, theo bà Charles Knight, là những bước đi cực kỳ vô trách nhiệm của Mỹ.

Post by Báo Tiền Phong.

Theo Theo infonet.vn
MỚI - NÓNG
Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh
Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh
TPO - Đại diện pháp luật một số doanh nghiệp là chủ đầu tư các dự án bất động sản ở Hòa Bình, Quảng Ninh... bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế. Trong đó, bà L.H.L. bị tạm hoãn xuất cảnh do Công ty Cổ phần Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình - chủ đầu tư dự án La Saveur De Hoà Bình nợ thuế hơn 1.000 tỷ đồng.