Y án sơ thẩm Giang - Thơm và đồng bọn

Hai bị cáo Thơm - Giang
Hai bị cáo Thơm - Giang
TPO - Khoảng 11 giờ ngày 25-11, Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại TP. Hồ Chí Minh tuyên phạt bị cáo Huỳnh Thanh Giang bị tuyên phạt 23 năm tù, Mã Ngọc Thơm 23 năm tù, Lưu Văn Khánh 1 năm 6 tháng tù, Lâm Lý Quỳnh 1 năm 6 tháng tù vì hành hạ, gây thương tích Nguyễn Hào Anh.

>> Vợ chồng hành hạ bé Hào Anh mong tha thứ

Căn cứ vào cáo trạng, lời khai của các bị cáo, lời bào chữa luật sư, chủ tọa phiên tòa nhận định các bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, cần tăng nặng hình phạt nhằm răn đe, giáo dục.

Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP HCM tuyên phạt bị cáo Huỳnh Thanh Giang bị tuyên phạt 20 năm tù tội cố ý gây thương tích theo khoản 4 Điều 104 Bộ luật hình sự và 3 năm tù tội hành hạ người khác theo khoản 2 Điều 110, tổng hợp hình phạt 23 năm tù.

Tương tự, bị cáo Mã Ngọc Thơm 20 năm tù tội cố ý gây gây thương tích, 3 năm tù tội hành hạ người khác, tổng hợp hình phạt 23 năm tù. Bị cáo Lưu Văn Khánh 1 năm tù tội cố ý gây thương tích khoản 2 Điều 104 và 6 tháng hành hạ người khác theo khoản 2 Điều 110, tổng hợp hình phạt 1 năm 6 tháng tù. Tương tự, bị cáo Lâm Lý Quỳnh bị phạt 1 năm tù tội cố ý gây thương tích, 6 tháng tù tội hành hạ người khác, tổng hình phạt 1 năm 6 tháng tù.

 
Hai bị cáo Thơm - Giang
Hai bị cáo Thơm - Giang.

Ông Phạm Hùng Việt, Phó Chánh án Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP HCM làm chủ tọa phiên tòa. LS Nguyễn Thị Hồng Liên (Đoàn luật sư TP HCM) bảo vệ quyền lợi cho bị hại Nguyễn Hào Anh. Luật sư Huỳnh Cao Lực, đoàn luật sư Cà Mau bào chữa cho bị cáo Huỳnh Thanh Giang, Mã Ngọc Thơm.

Phòng xét xử số 2 TAND tỉnh Cà Mau không còn chỗ trống. Nhiều người phải đứng và chen chúc  tại các cửa ra vào phòng xử để theo dõi phiên tòa. Các phóng viên nhường nhau chỗ đứng ghi hình, nghe diễn biến phiên tòa.

Gia đình Nguyễn Hào Anh ngoài mẹ, bà ngoại, em sinh đôi là Nguyễn Hào Em còn có các cha, mẹ Trung tâm bảo trợ xã hội Cà Mau từng nuôi dưỡng Hào Anh trong thời gian qua cũng theo chân em đến dự khán.

Lúc 8 giờ ngày 25-11, Phiên tòa phúc thẩm vụ hành hạ, gây thương tích Hào Anh bắt đầu.

Theo cáo trạng, ngày 13-10-2008, Nguyễn Hào Anh (Nguyễn Hoàng Anh), 12 tuổi đến làm thuê cho vợ chồng Huỳnh Thanh Giang và Mã Ngọc Thơm, tại trại tôm giống Minh Đức, ở ấp Phú Hiệp, xã Ngọc Chánh (Đầm Dơi, Cà Mau) với mức lương 500.000đ/tháng.

Trong thời gian Hào Anh làm việc tại đây Giang- Thơm thường xuyên đánh đập, hành hạ Hào Anh bằng nhiều công cụ và thủ đoạn khác nhau vì cho rằng em lười biếng, chậm chạp, làm không vừa ý, không nghe lời. Ngoài ra đôi vợ chồng này còn tàn nhẫn kêu Lưu Văn Khánh và Lâm Lý Quỳnh là 2 người làm công cùng đánh Hào Anh.

Bé Nguyễn Hào Anh (trái)
Bé Nguyễn Hào Anh (trái).

Khoảng tháng 12-2008, Huỳnh Thanh Giang dùng cây dầm bơi xuồng đánh Nguyễn Hào Anh đến gãy cây dầm vì lỗi bơi xuồng va vào bê- tông trước trại tôm giống. Có lần Giang ngồi nhậu, kêu Hào Anh đi khỏi mâm nhậu nhưng Hào Anh chưa kịp đi thì bị Giang dùng cây tre dài khoảng 0,5 m đánh hàng chục cái.

Có lần Hào Anh giặt quần áo chậm thì Huỳnh Thanh Giang dùng khúc cây già (cây gỗ cứng của rừng ngập mặn Cà Mau) đánh dập ngón chân. Khi Giang sửa máy bơm nước xong, quay ra nghe Mã Ngọc Thơm rầy la Hào Anh về việc giặt quần áo, Giang lấy khúc cây già khoảng 0,5 m đánh vào ngực Hào Anh rồi bỏ đi. Khi quay lại, Hào Anh giặt quần áo chưa xong lại lấy thanh tre đánh vào trán Hào Anh rách da, chảy máu, còn vết thương. Lần khác, Huỳnh Thanh Giang dùng ống nước máy lạnh đánh nhiều cái, vắt qua sóng mũi, thành sẹo dài.

Tương tự như vậy, Mã Ngọc Thơm dùng bàn ủi điện đang nóng, dí vào đùi Hào Anh vì chê giặt quần áo chậm. Có lần, Mã Ngọc Thơm dùng đũa sắt gắp than đang nóng dí vào má, vào mũi, mắt và có lần đè Hào Anh dí đũa sắt nóng vào dương vật nhưng Hào Anh giãy giụa nên không được, chỉ gây thương tích ở háng, ở đùi Hào Anh. Đặc biệt, có lần Mã Ngọc Thơm dùng ổ khóa cửa buồng đánh nhiều cái vào mặt, vào mũi làm gãy sóng mũi, sụp xương mũi chính.

Không dừng lại ở đấy, vợ chồng Huỳnh Thanh Giang- Mã Ngọc Thơm còn dùng cây tre đánh vào miệng, lấy cây nạy miệng hoặc dùng kìm để bẻ hết 5 cây răng, dùng kìm kẹp môi Hào Anh để lại vết sẹo sứt môi đã lành.

Trong tháng 4-2010, Thơm cho rằng Hào Anh lau nhà chậm nên rót nước sôi ra nắp bình thủy tạt vào Hào Anh nhưng cậu né kịp. Bực mình, Thơm kêu Giang đè Hào Anh để Thơm tạt nước sôi. Nhưng Hào Anh giãy giụa, Thơm tạt không được nên kêu kêu Lưu Văn Khánh, Lâm Lý Quỳnh đè Hào Anh để Thơm tạt nước sôi. Lần này, Thơm tạt 3 nắp bình thủy nước sôi vào người Hào Anh làm phỏng nặng ở lưng, ngực. Trong lúc Khánh đè giữ Hào Anh bị nước sôi văng trúng vào chân nên Khánh tức giận đá Hào Anh.

Khi vết bỏng nước sôi chưa lành thì mấy ngày sau Giang, Quỳnh, Khánh đè trói Hào Anh, nhét bông gòn vào miệng, dán băng keo lại. Giang dùng nước formol đổi vào người Hào Anh. Thơm dùng lưỡi lam rạch vào lưng Hào Anh rồi đổi formol. Không chịu nổi đau xót, Hào Anh vùng vẫy cho đến khi tự cởi trói và thoát ra được!

Trong những ngày Hào Anh làm mướn ở trại tôm giống Minh Đức, Huỳnh Thanh Giang, Mã Ngọc Thơm, Lâm Lý Quỳnh, Lưu Văn Khánh trói tay, trói chân để treo lên phơi nắng, đánh vào người Hào Anh. Có lần, Hào Anh đang đứng thì Giang đá Hào Anh té xuống sông, tự bơi lên như trò tiêu khiển.

Sân tòa án tỉnh Cà Mau đông đảo người đến dự phiên tòa xét xử Hào Anh
Sân tòa án tỉnh Cà Mau đông đảo người đến dự phiên tòa xét xử Hào Anh.

Mã Ngọc Thơm và Huỳnh Thanh Giang dùng nhiều thủ đoạn hành hạ như bắt uống nước tiểu, ăn bao tay rách, ăn mảnh thau nhựa vỡ, uống nước rửa chén, nước mặn, ăn giấy xúc. Thật quái thay, Mã Ngọc Thơm dùng dây tròng vào cổ Hào Anh kéo quanh nhà đến khi Hào Anh ngất xỉu.

Khi Hào Anh lau nhà bị chê chưa sạch thì Mã Ngọc Thơm bắt Hào Anh dùng lưỡi liếm nền nhà. Huỳnh Thanh Giang và Mã Ngọc Thơm cấm Hào Anh không bước ra khỏi nhà, không tiếp xúc người ngoài, không cho ngủ mùng từ đầu tháng 4-2010 đến khi được được người dân tố giác với chính quyền, vào ngày 27-4-2010.

Trong quá trình điều tra, Mã Ngọc Thơm khai nhận đã đánh Hào Anh 22 lần, Huỳnh Thanh Giang 13 lần, Lâm Lý Quỳnh 8 lần, Lưu Văn Khánh 5 lần.

Phòng kỹ thuật hình sự Công an Cà Mau giám định trên thân thể Hào Anh có hàng trăm vết thương, vết sẹo do bị Mã Ngọc Thơm, Huỳnh Thanh Giang, Lâm Lý Quỳnh, Lưu Văn Khánh gây thương tích, hành hạ, với tỷ lệ thương tật 66,83%.

Cơ quan CSĐT công an Đầm Dơi đã thu được 14 dụng cụ gây thương tích, hành hạ Hào Anh như dao, búa, bàn ủi, đũa sắt, nắp bình thủy, dây gân, cây đước, cây tre…

Hai bị cáo Giang và Khanh trước vành móng ngựa
Huỳnh Thanh Giang và Lưu Văn Khánh trước vành móng ngựa

Quanh co chạy tội:

Trong phiên tòa Mã Ngọc Thơm tỏ ra yếu đuối, hầu như không đứng dậy được mà phải ngồi trả lời thẩm vấn và chỉ thừa nhận đánh Hào Anh 4 lần để dạy dỗ. Còn bị cáo Huỳnh Thanh Giang liên tục quanh co, chạy tội, phủ nhận lời khai trong quá trình thẩm phán thẩm vấn hành vi hành hạ, gây thương tích Nguyễn Hào Anh.

Chủ tọa phiên tòa ông Phạm Hùng Việt nói với Huỳnh Thanh Giang: Vợ chồng bị cáo đã hành hạ, gây thương tích cho bé Hào Anh. Những hành vi bắt phơi nắng, ăn đồ dơ, không cho ngủ mùng, tròng cổ kéo đến xỉu… là hành hạ Hào Anh. Bị cáo cho rằng mình bị kết tội oan, không hành hạ Hào Anh là không thành khẩn!

Nguyễn Hào Anh trả lời thẩm vấn tại phiên tòa yêu cầu: “Giữ nguyên mức cậu Giang, mợ Thơm, Lưu Văn Khánh và giảm án cho anh Lâm Lý Quỳnh vì bị ép buộc phạm tội. Khi không có mặt mợ cậu Giang thì anh Quỳnh không đánh hoặc đánh nhẹ thôi!”

Luật sư Huỳnh Cao Lực bào chữa cho bị cáo Giang- Thơm cho rằng kết quả giám định thương tật 66,83% trên thân thể Nguyễn Hào Anh của Phòng kỹ thuật hình sự Công an Cà Mau là không đúng pháp luật, không đúng thẩm quyền, không đảm bảo chính xác về nội dung. Ông Lực đề nghị hoãn phiên tòa để giám định tỷ lệ thương tật Nguyễn Hào Anh và giám định pháp y tâm thần cho Mã Ngọc Thơm. Luật sư Lực tỏ ra khó hiểu là vì sao trong thời gian hơn một năm Hào Anh ở mướn cho vợ chồng Giang- Thơm không có chuyện gì xảy ra. Nhưng sau đó, Giang- Thơm liên tục phạm tội gây thương tích, hành hạ Hào Anh. Có lẽ nào một con người biến chất dã man nhanh đến như vậy?

Luật sư Nguyễn Thị Hồng Liên bảo vệ quyền lợi cho Nguyễn Hào Anh tranh luật: “Việc giám định thương tật ngay khi sau vụ án được phát hiện là chính xác. Trong kết quả giám định có ghi nhận vết thương cũ, không tính vào tỷ lệ thương tật do Giang- Thơm và đồng bọn gây ra là khách quan, chính xác!”

Lúc 10 giờ 5 phút, Mã Ngọc Thơm ngất xỉu, được lực lượng bảo vệ, chăm sóc đưa ra khỏi phòng xử án. Mã Ngọc Thơm cào cấu thân thể, la hét, vu khống cho các nữ bảo vệ bóp cổ.

Phiên tòa phúc thẩm xét xử hành hạ dã man, gây thương tích cho Nguyễn Hào Anh vẫn tiếp tục. Chủ tọa phiên tòa - ông Phạm Hùng Việt bác đề nghị của Luật sư Huỳnh Cao Lực, đơn kháng cáo của Huỳnh Thanh Giang và Mã Ngọc Thơm.

Y án sơ thẩm

Mã Ngọc Thơm được lực lượng bảo vệ đưa trở lại phiên tòa để nghe tuyên án. Ông Phạm Hùng Việt nhận định: vụ án hành hạ dã man, cố ý gây thương tích cho Nguyễn Hào Anh, với tỷ lệ thương tật 66,83%, đã gây phẩn nộ dư luận, bất bình trong xã hội.

Căn cứ vào cáo trạng, lời khai của các bị cáo, lời bào chữa luật sư, chủ tọa phiên tòa nhận định các bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, cần tăng nặng hình phạt nhằm răn đe, giáo dục.

Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP HCM tuyên phạt bị cáo Huỳnh Thanh Giang bị tuyên phạt 20 năm tù tội cố ý gây thương tích theo khoản 4 Điều 104 Bộ luật hình sự và 3 năm tù tội hành hạ người khác theo khoản 2 Điều 110, tổng hợp hình phạt 23 năm tù.

Tương tự, bị cáo Mã Ngọc Thơm 20 năm tù tội cố ý gây gây thương tích, 3 năm tù tội hành hạ người khác, tổng hợp hình phạt 23 năm tù. Bị cáo Lưu Văn Khánh 1 năm tù tội cố ý gây thương tích khoản 2 Điều 104 và 6 tháng hành hạ người khác theo khoản 2 Điều 110, tổng hợp hình phạt 1 năm 6 tháng tù. Tương tự, bị cáo Lâm Lý Quỳnh bị phạt 1 năm tù tội cố ý gây thương tích, 6 tháng tù tội hành hạ người khác, tổng hình phạt 1 năm 6 tháng tù.

Dự luận rất đồng tình với bản án phúc thẩm Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP HCM vừa tuyên.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.