Xuống lòng đất thăm bảo tàng “đau thương” 11/9

Một dầm thép còn sót lại của tòa Tháp đôi được trưng bày trong Bảo tàng 11/9 (Ảnh: Jin Lee)
Một dầm thép còn sót lại của tòa Tháp đôi được trưng bày trong Bảo tàng 11/9 (Ảnh: Jin Lee)
TPO - Bảo tàng Tưởng niệm Quốc gia 11/9 sẽ đi vào hoạt động bắt đầu từ ngày 21/5 dưới mảnh đất chính nơi tòa nhà Trung tâm Thương mại thế giới đã sụp xuống cách đây 13 năm.

Bảo tàng 11/9 trưng bày hơn 10.000 hiện vật, 23.000 bức ảnh, phim và video có thời lượng khoảng 500 giờ chiếu, hơn 1.970 câu chuyện được ghi lại và hơn 2100 tài liệu được lưu trữ.

Bảo tàng được xây dựng ngầm dưới nền của Trung tâm Thương mại thế giới trước đây tại Hạt Manhattan, New York, nơi có gần 3000 người đã vĩnh viễn ra đi vì các hành động khủng bố phi nhân tính.

Không chỉ tái hiện sự kiện đau thương ngày 11/9/2001, bảo tàng này còn trưng bày những hiện vật còn sót lại từ vụ tấn công ngày 26/2/1993 (một quả bom đã phát nổ tại bãi đỗ xe ở tầng hầm của Trung tâm Thương mại thế giới, làm 6 người chết và hơn 1.000 người bị thương).

Những hiện vật, hình ảnh được trưng bày trong khung cảnh rộng lớn và lạnh lẽo của bảo tàng dưới lòng đất sẽ khiến khách tham quan không khỏi rùng mình, đau xót trước những mất mát quá lớn, từ đó gợi nên ý nghĩa của sự sống và cái chết, của những gì đã mất đi và những vết sẹo còn mãi.

Ngày 15/5, Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng một số chính trị gia và người nhà nạn nhân vụ khủng bố đã có mặt để tổ chức lễ tưởng niệm sự kiện 11/9.

Từ ngày 15 đến trước ngày 21/5, bảo tàng sẽ mở cửa đón các gia đình nạn nhân, những người sống sót, những người tham gia cứu hộ, công nhân và những công dân của thành phố.

Xuống lòng đất thăm bảo tàng “đau thương” 11/9 ảnh 1 Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại bảo tàng trong lễ tưởng niệm diễn ra vào ngày 15/5. Trên bức tường sau lưng ông là hình ảnh những nạn nhân của vụ khủng bố 11/9. (Ảnh: Getty Images)
Xuống lòng đất thăm bảo tàng “đau thương” 11/9 ảnh 2 Tổng thống Mỹ tham quan bảo tàng cùng cựu Thị trưởng New York Michael Bloomberg. (Ảnh: Getty Images)
Xuống lòng đất thăm bảo tàng “đau thương” 11/9 ảnh 3

Khung cảnh lễ tưởng niệm ngày 15/5 bên trong Bảo tàng 11/9 

(Ảnh: Getty Images)

Xuống lòng đất thăm bảo tàng “đau thương” 11/9 ảnh 4 Thiệp cầu nguyện và kỉ vật của các nạn nhân, các chiến sĩ cứu hộ
(Ảnh: Getty Images)
Xuống lòng đất thăm bảo tàng “đau thương” 11/9 ảnh 5 Những hiệu ứng hình ảnh và âm thanh kể lại câu chuyện ngày 11/9
(Ảnh: Getty Images)
Xuống lòng đất thăm bảo tàng “đau thương” 11/9 ảnh 6 Một động cơ thang máy từ tháp phía bắc của tòa Tháp đôi. Vào thời điểm lắp đặt, đây là động cơ thang máy lớn nhất thế giới. (Ảnh: Jin Lee)
Xuống lòng đất thăm bảo tàng “đau thương” 11/9 ảnh 7 “Tên tuổi các bạn sẽ sống mãi cùng thời gian” (Ảnh: Jin Lee)
Xuống lòng đất thăm bảo tàng “đau thương” 11/9 ảnh 8 Một cửa hàng quần áo gần Tháp đôi bị tro bụi bao phủ sau vụ khủng bố (Ảnh: Jin Lee)
Xuống lòng đất thăm bảo tàng “đau thương” 11/9 ảnh 9 Thời gian đếm ngược từ khi xảy ra vụ khủng bố đến khi quân đội Mỹ bắt được trùm khủng bố Osama bin Laden (Ảnh: Getty Images)
Xuống lòng đất thăm bảo tàng “đau thương” 11/9 ảnh 10 Bên ngoài Bảo tàng 11/9 (Ảnh: Handout)

Xuống lòng đất thăm bảo tàng “đau thương” 11/9 ảnh 11 Những người xem trực tiếp lễ kỉ niệm qua màn hình lớn bên ngoài bảo tàng đã không cầm được nước mắt. Đối với người Mỹ, vụ khủng bố 11/9 vẫn luôn là một nỗi đau quá lớn. (Ảnh: Getty Images)

Theo New York Post, 911memorial.org
MỚI - NÓNG
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
TPO - Trao đổi với PV báo Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Khoẻ - Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, cho biết: "Tất cả các lực lượng Công an tỉnh Phú Yên đã sẵn sàng làm nhiệm vụ nhằm đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn cho các du khách đến địa phương và vận động viên tham gia Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024".