Xúc động những dòng tâm sự về mẹ của nữ sinh năm nhất tham gia tuyến đầu chống dịch

0:00 / 0:00
0:00
Xúc động những dòng tâm sự về mẹ của nữ sinh năm nhất tham gia tuyến đầu chống dịch
SVVN - Hơn một tháng qua, Lê Thị Ngọc Thùy (năm thứ nhất, Phân viện miền Nam, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam) luôn "căng mình" với nhiều công việc khác nhau trong vài trò của một tình nguyện viên tham gia hỗ trợ tuyến đầu chống dịch tại TP. HCM. Cũng chừng ấy thời gian, mẹ của Thùy ở Cà Mau vẫn dõi theo từng ngày, chỉ mong con gái được bình an.

Ngọc Thùy cho biết, khi tình hình dịch bệnh COVID-19 ở TP. HCM bắt đầu phức tạp, tình cờ Thùy đọc được thông tin tuyển tình nguyện viên tham gia hỗ trợ công tác chống dịch của Thành Đoàn TP. HCM, thế là Thùy đăng kí luôn. Thùy nhớ lại: “Biết là mẹ mình ở quê rất lo lắng nhưng lúc này thành phố đang rất cần những tình nguyện viên như mình trong công tác chống dịch nên mình đã không do dự đăng ký tham gia”.

Xúc động những dòng tâm sự về mẹ của nữ sinh năm nhất tham gia tuyến đầu chống dịch ảnh 1

Ngọc Thùy trong trang phục bảo hộ tham gia hỗ trợ tuyến đầu chống dịch.

Hơn một tháng tham gia đội hình tình nguyện, Thùy làm nhiều công việc khác nhau từ hỗ trợ điều phối tiêm vắc xin, lấy mẫu test, trực chốt và làm hậu cần cho đội phun xịt khử khuẩn... “Cũng may là mình ở trọ ở khu vực Q. Tân Bình nên cũng chủ động hơn trong công việc tình nguyện. Lúc đầu, mình hơi ngại vì phải đi xa. Nhưng dần dần, mình cảm thấy quen và vui vì cùng góp sức vào công việc chống dịch của thành phố”, Thùy chia sẻ.

Chọn theo học tại ngôi trường chuyên đào tạo công tác Đoàn với chuyên ngành Công tác Thanh thiếu niên, Ngọc Thùy muốn mình có được nhiều trải nghiệm thực tế bên cạnh kiến thức được trang bị trên giảng đường. “Những năm học THCS và THPT mình đã làm quen với các chuyến tình nguyện, quen với công việc của Đoàn nên đây là lý do mình theo học chuyên ngành này. Sau đó càng tham gia nhiều hoạt động, mình càng cảm thấy yêu thích hơn. Các chuyến tình nguyện làm mình vững tin hơn, là hành trang vững chắc để mình tiếp bước trên con đường đã chọn. Gặp những hoàn cảnh khó khăn, những em bé mồ côi, những mảnh đời neo đơn mình cảm thấy bản thân may mắn và hạnh phúc. Mình luôn muốn làm cái gì đó để giúp đỡ họ. Ngoài ra, mình còn muốn truyền năng lượng tích cực đến mọi người”, Ngọc Thùy bày tỏ.

Xúc động những dòng tâm sự về mẹ của nữ sinh năm nhất tham gia tuyến đầu chống dịch ảnh 2

Ngọc Thùy luôn lạc quan truyền năng lượng tích cực đến mọi người.

Thùy cho biết, cô vẫn tiếp tục tham gia các công việc tình nguyện trong đội phản ứng nhanh của Thành Đoàn TP. HCM cho đến khi tình hình dịch bệnh của thành phố được kiểm soát.

Xúc động những dòng tâm sự về mẹ của nữ sinh năm nhất tham gia tuyến đầu chống dịch ảnh 3

Thùy luôn tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện tại trường.

Sau đây là những dòng tâm sự Ngọc Thùy đang được đông đảo cộng đồng mạng chia sẻ.

“GIỌT NƯỚC MẮT CỦA MẸ TÔI”

Đã một tháng trôi qua, thế mà ngày nào mẹ tôi cũng rơi lệ…

Tôi là sinh viên đang theo học tại TP. HCM. Từ ngày Sài Gòn căng mình chiến đấu với dịch bệnh, tôi cũng đã lên đường tham gia hành trình chiến đấu với bộ đồ bảo hộ màu xanh. Không ít lần bước chân vào khu phong toả, khu có nguy cơ lây nhiễm cao. Cũng không ít lần đã tiếp xúc gần với các ca nhiễm F0, F1. Cũng ngần ấy lần tôi nghẹn ngào rơi nước mắt khi chờ đợi kết quả test nhanh trước khi về. Nhìn thoáng qua ai cũng bảo sao mà cô bé này tràn đầy năng lượng đến thế! Cho dù có mặc đồ bảo hộ bao nhiêu tiếng, không được uống nước, không được ăn trong khi làm vì nơi đây đầy nguy hiểm, thế mà cô bé vẫn cứ cười tươi như hoa, trêu ghẹo mọi người. Câu cửa miệng của mình mỗi khi có ca nhiễm nơi mình đến chính là: “Không sao đâu anh chị ơi, có gì mình đi cách ly chung, có tụ quánh (đánh) bài online chứ hông có gì đâu”. Nhưng sau mỗi câu nói, sau lớp trang bị kín kia mình đã rơi nước mắt.

Mình nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ hương vị quê hương. Nhưng điều làm mình buồn nhất là nỗi đau mất ba chưa nguôi ngoai, nghe tin dịch bệnh cần sự trợ giúp của tình nguyện viên nên mình lên đường. Mẹ mình cũng đã rất nhiều lần khóc vì không gọi được cho mình, bởi lúc làm việc mình không bao giờ sử dụng điện thoại. Mẹ cũng bao lần năn nỉ mình đừng đi nữa, nguy hiểm. Bởi nhà giờ chỉ còn hai mẹ con, nếu mình có chuyện gì mẹ sẽ không chịu được. Những lúc ấy mình xót xa lắm, nhưng cũng ráng cười nói với mẹ là con không sao đâu mẹ, tụi con được anh chị lo chu toàn ăn uống, mạnh khoẻ. Nếu lỡ có bệnh Nhà nước cũng không bỏ tụi con đâu. Nghe mình nói vậy mẹ cũng chỉ biết ừ.

Mình hiểu mẹ, mình biết mẹ ở nhà chẳng yên lòng mấy đâu, có khi mẹ còn thức cả đêm trăn trở. Nhưng vì thương con, ủng hộ việc con gái làm nên mẹ chỉ ngậm ngùi đứng ở phía sau dõi theo. Mình cũng thương mẹ, nhưng mình cũng thương Việt Nam, thương Sài Gòn.

Những hình ảnh Sài Gòn để lại trong mình luôn là những hình ảnh đẹp, đầy sự yêu thương. Mình nghĩ đến những người vô gia cư, những hộ gia đình khó khăn ngoài kia họ cũng đang oằn mình chống dịch. Dịch mà họ khó khăn không chỉ bởi dịch bệnh mà còn là “dịch đói”. Mình nhớ như in hình ảnh những cô chú nắm tay mình cám ơn quấn quýt vì nhận được hộp cơm từ thiện. Rồi những hình ảnh các em bé vài ba tháng tuổi, vài ba tuổi bị nhiễm bệnh, các em vô tư bước chân lên xe cứu thương nhưng vẫn cười rồi quay sang tạm biệt mình, vì các em chưa biết mình đã mắc căn bệnh nguy hiểm đến mức nào. Những hình ảnh đó nó giúp mình vững tin hơn trên hành trình “chống giặc” này. Ngoài như thế, mình còn thấy bản thân may mắn hơn những người lính, những y, bác sĩ. Họ tiếp xúc trực tiếp với các mẫu dịch bệnh, họ còn nguy hiểm hơn cả mình. Có những người chống dịch từ Bắc vào Nam, cả cái Tết 2021 vừa rồi còn không được về nhà.

Mẹ sinh ra mình, Sài Gòn là nơi giúp mình trưởng thành và suy nghĩ chín chắn hơn. Sài Gòn đang bệnh, mình không thể bỏ. Chỉ mong mẹ hiểu rằng cho dù như thế nào mình vẫn rất yêu mẹ, yêu nhiều hơn những gì mình đã nói. Chỉ muốn nói với mẹ là con gái mẹ nay đã lớn, đã trưởng thành rồi. Con sẽ cố gắng làm tất cả mọi thứ và bảo vệ bản thân, để còn bảo vệ mẹ.

Con xin lỗi đã làm mẹ lo lắng cho con. Mẹ chờ nhé, khi nào chúng con hoàn thành nhiệm vụ, Sài Gòn khoẻ lại, mẹ con chúng ta đoàn tụ. Con sẽ dắt mẹ đi khắp Sài Gòn chiêm ngưỡng vẻ đẹp phồn hoa của nó, con sẽ chỉ cho mẹ xem những nơi nào con gái mẹ đã đi qua trong những ngày chống dịch, con sẽ kể mẹ nghe nhiều câu chuyện hay mùa dịch này. Cám ơn mẹ đã luôn ủng hộ con. Con yêu mẹ!

Sài Gòn cũng mau khoẻ nha, mình yêu bạn. Chúng ta cùng chung tay vượt qua khó khăn này nhé Sài Gòn ơi. Mọi người cũng cố gắng giúp Sài Gòn nhé! Chúc mọi người thật nhiều sức khoẻ.

Sài Gòn,11/7/2021.

Ngọc Thuỳ

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

SVVN - Cánh đồng cỏ lau tại Làng Đại học Thủ Đức đang đua nhau bung nở, rực rỡ một màu trắng muốt, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Ngay sau khi lan truyền trên mạng xã hội, cánh đồng cỏ lau nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.