TP - Cái quỹ thời gian dài thượt của một đời người thì ba năm cũng chỉ là thứ chớp mắt. Nhưng lạ, ba năm cái tuổi hoa niên cấp 3 (lớp 8,9,10) như khóa chúng tôi Cấp 3 trường huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) sao bao thứ nó hằn, nó ám vào trí nhớ đến là dai dẳng?
TP - Một trong những yếu tố, tiêu chí bầu nên gia thế dòng họ Nguyễn ở làng Nghi Trung, Nghi Lộc ấy là nghiệp chữ. Cũng cần phải biên luôn là ông nội của Chí sĩ, Liệt sĩ Nguyễn Đức Công là cụ Nguyễn Đức Tân đậu cử nhân, làm quan, chức Hành Tẩu, từng tích cực hưởng ứng Cần Vương, có công lao lớn với dân làng, được dân làng lập đền thờ sống (sinh từ).
TP - Cụ Nguyễn Đức Công có bốn con trai. Nguyễn Đức Vân là con thứ hai sinh năm 1900. Thuở nhỏ, Nguyễn Đức Vân học chữ Hán và trường tiểu học. Nhưng lâm vào gia cảnh, cha đi cứu nước và bị bắn, mẹ bị bắt giam, gia sản bị tịch thu lần này lượt khác, nên phải nghỉ học, ở nhà làm ruộng, nhường phần học cho em út.
TP - Như chính sử đã rành rẽ, những ngày cam go của chính quyền cách mạng, để khôn khéo giữ gìn nền độc lập mới giành được, nhằm đuổi quân Tàu Tưởng về nước, cô lập quân Pháp, Hồ Chủ tịch đã ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946.
TP - Khoảng năm đầu 90, ông bạn nhà thơ Trần Anh Thái dẫn đến một ngôi nhà là lạ ngay bên Hồ Tây. Lạ bởi nó đã quá xập xệ mốc meo dây dại ngoằn nghèo chằng chịt quấn quanh. Chủ nhân là một người đàn ông rất khó đoán tuổi. Trắng trẻo có cái nhìn hấp him tinh quái và khá mặn chuyện với người lạ.
TP - Tôi đang ngồi với một nhân chứng huyền thoại của quân sử Việt. Người đã tham gia 126 trận đánh lớn nhỏ. Đánh thắng 120 trận suýt chết 30 lần. Bị thương tới 5 lần. Toàn vào chỗ hiểm. Nhiều tướng lãnh Pháp sau này (trong đó có cựu Bộ trưởng Quốc phòng) đã gọi ông là Tiger gris de la RC4 - Hùm xám Đường số 4…
TP - Thành phố Hà Giang vừa hiện diện một sự kiện. Đó là việc đặt tên ba con đường mới mang tên ba anh hùng trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc từ 1979. Ba tuyến đường, phố mới mang tên các liệt sĩ Hoàng Hữu Chuyên, Lê Trần Mãn và Nguyễn Viết Ninh.
TP - Mỗi lần được ngồi với giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (TTLTQG III), Cục Lưu trữ Quốc gia Trần Việt Hoa là khó mà dứt ra được. Không dám nói vị giám đốc nữ khả ái này khác, nhưng chốn này có lắm thứ bắt mắt níu kéo những người mê sử mê tư liệu.
TP - … Người bạn đồng nghiệp năm xa ấy có dẫn tôi đến thăm một người đồng hương là cụ Nguyễn Chính Giao, năm ấy 93 tuổi đời và 73 tuổi Đảng ở phố Lý Nam Đế, Hà Nội. Tham gia cách mạng từ năm 1930 ngay tại quê nhà ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Năm 1932, cụ đã bị Pháp bắt giam ở nhà ngục Hà Tĩnh.
TP - Trưa 20 tháng 6 năm 2005, chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải và Đoàn cấp cao Việt Nam vừa hạ cánh xuống sân bay quân sự Andrew Washington DC sau chặng thăm Seattel và đại bản doanh tỷ phú Bill Gates, có một thông tin cho đoàn nhà báo tháp tùng là chiều tối có một cuộc gặp thân mật nhân ngày Nhà báo Việt Nam.
TP - Suốt dọc Tuy Hòa ra Bình Định ngó mỏi mắt tịnh không thấy cái quán nào mở để ghé ăn sáng. Dừng hỏi mấy nơi được chỉ là ở tọa độ… thì có. Có thật. Đó là một quán xập xệ nằm khuất trong hẻm bán bún cơm dĩa cơm phần.
TP - Một quá vãng thương mến bất chợt ập về. Một bậc cao niên về cõi ở tuổi 96 có lẽ cũng là sự thường? Nhưng với NS Phong Nhã, với bậc đàn anh Phong Nhã quý mến có một chi tiết mà tôi hiện vẫn day dứt.
TP - Không hiểu sao những ngày ở Đồng Văn, cứ chập chờn khi hiển hiện về một thuở, một thời thương mến. Thời ấy vùng cao Hà Giang có những cán bộ như Sùng Dúng Lù anh hùng LLVT từng vào tận hang sâu bắt sống trùm phỉ Vàng Vạn Ly trong cuộc bạo loạn cao nguyên Đồng Văn.
TP - Mười hai năm ở Huế đường đường là thành viên Viện Cơ mật Thượng thư bộ Hình Bùi Bằng Đoàn, đồ đoàn gia sản chỉ có một va ly một cặp sách? Nói đúng hơn còn có một thứ mà cụ Thượng thư rất quý. Đó là cặp bình sứ Khang Hy. Chả phải ai biếu xén gì mà là những đồng bạc ít ỏi trích ra từ mỗi tháng lương.
TP - Tôi may mắn được hai vị giúp cho nhiều tư liệu để chắp nối chuyện nhà cụ Bùi. Người thứ nhất là anh Bùi Văn Ngợi, nguyên Giám đốc NXB Thanh Niên. Hiện anh đang làm cuốn sách về cụ Đoàn trên cơ sở cuốn cũ xuất bản 13 năm trước, nay sửa chữa, bổ sung nhiều điều.
TP - Một buổi cứ tha thẩn bên vài thửa vườn um tùm, nhưng là vườn hoang, vắng chủ. Vườn ấy có từ mấy chục năm trước. Chủ nhân là những hộ người Hoa. Những gốc nhãn, gốc chay vậm vạp lực lưỡng đã mốc thếch, đã rêu phong.
TP - Người hùng một thời, anh pháo thủ số 4 Lê Văn Tĩnh, chiến sĩ Đại đội 4 (C4-Đồi Quyết Thắng) thuộc Trung đoàn Pháo cao xạ 228 bảo vệ Hàm Rồng đang ngồi bên tôi đây sao? Suốt 10 năm dằng dặc gian khó hiểm nguy chuyên làm cái việc canh trời Hàm Rồng.
TP - Đi Tủa Chùa không? Tin nhắn của Như Phong khiến như có rôm đốt. Lai Châu, Điện Biên những Bình Lư, Pa Tần, Phong Thổ, Mường Tè, Mường Nhé, Tuần Giáo … đi cả rồi mà bao năm Tủa Chùa vẫn chỉ là cái huyện đi qua bên sườn hoặc để ngóng vọng lên.
TP -Một hoa giáp Tiền Phong, không thể không tính đến những cái ô ở Khu tập thể 128 Hàng Trống. Những ô người. Ống người. Các ngăn diện tích vừa đủ kê một chiếc giường một hay giường cá nhân chỗ mỗi phóng viên báo Tiền Phong tại gác 2.
TP - Biết NSƯT đàn bầu Đặng Xuân Ba cũng đã lâu. Ông nhạc sĩ chuyên về dòng nhạc dân tộc này hẳn là người của công chúng? Có đến lắm người biết tiếng nhưng chưa tường mặt. Hồi người viết bài này chẳng may bị tai nạn phải điều trị dài ngày, một bữa NSƯT Xuân Ba dẫn theo bà vợ đến nhà. Bày ra những cân đường hộp sữa cùng mấy cái phong bì, ông cười: Nhầm. Nhầm tai hại ông ạ. Người ta tưởng Xuân Ba đàn bầu bị tai nạn...