Xếp hạng các trường ĐH của Việt Nam: Nên theo tổ chức quốc tế nào?

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội thảo
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội thảo
TPO - Sáng 11/4, Bộ GD&ĐT phối hợp cùng Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo Giải pháp nâng cao chất lượng và uy tín quốc tế của các đại học Việt Nam.

Mục đích nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề nâng cao chất lượng, khẳng định uy tín cũng như thương hiệu của các trường đại học Việt Nam trong khu vực và quốc tế. Theo Giám đốc điều hành tổ chức xếp hạng đại học quốc tế QS khu vực châu Á, bà Mandy Mok, hiện nay trên thế giới có khoảng 16 bảng xếp hạng quốc tế được thừa nhận rộng rãi, trong số đó các bảng xếp hạng của QS (2004), THE (2010) và ARWU (2003) là các bảng xếp hạng lớn nhất, đang được quan tâm nhiều và phù hợp với Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết thông qua Hội thảo, Bộ GD&ĐT muốn khởi động mạng lưới các trường ĐH trọng điểm của Việt Nam với cam kết và quyết tâm cao trong công tác đảm bảo chất lượng, xây dựng thương hiệu. Bộ trưởng Nhạ đã đưa ra một số vấn đề cần thảo luận liên quan đến tiêu chí xếp hạng, xếp hạng theo tiêu chuẩn nào để phù hợp với Việt Nam? Trong đó, Bộ trưởng lưu ý tới tiêu chí của tổ chức xếp hạng QS. Vì tiêu chí xếp hạng của QS tập trung nhiều vào trách nhiệm với cộng đồng, đào tạo, khoa học công nghệ. Đây cũng là 3 trụ cột quan trọng đối với giáo dục đại học.

Được biết, về uy tín quốc tế, mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng hiện tại các trường đại học Việt Nam vắng bóng trong các bảng xếp hạng thế giới. Trong bảng xếp hạng QS Châu Á 2018, Việt Nam có 5 trường đại học xuất hiện, trong đó ĐHQGHN ở vị trí 139, ĐHQG TP. HCM ở vị trí 142 giữ vị trí lần lượt là số 1 và số 2 ở Việt Nam. Ngoài ra, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội ở vị trí top 300, Trường ĐH Cần Thơ ở vị trí top 350 và Đại học Huế ở vị trí top 400.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.