Xẻ thịt đất vàng cho thuê trái phép

Xe giường nằm của Thành Bưởi đỗ trong khuôn viên khu đất 419 của Công ty Cổ phần Giày Sài Gòn.
Xe giường nằm của Thành Bưởi đỗ trong khuôn viên khu đất 419 của Công ty Cổ phần Giày Sài Gòn.
Cơ quan chức năng xác định Công ty Cổ phần Giày Sài Gòn cho thuê đất trái quy định hàng nghìn mét vuông đất ở quận 10. Trong khi đó, đơn vị đi thuê là Công ty Thành Bưởi lại lập bến xe “lậu”, nằm ngoài quy hoạch bến xe đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gây nên tình trạng mất an ninh trật tự.

“Xẻ thịt” đất Nhà nước?

Theo Báo cáo số 4849 ngày 21/10/2016 do Chủ tịch UBND quận 10 (TP HCM) Lê Đức Trọng, thì năm 2000, Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM đã ký hợp đồng cho thuê đất số 10809 cho Công ty Giày Sài Gòn thuê 13.000m2 đất tại số 419 Lê Hồng Phong (phường 2, quận 10) vào mục đích sản xuất kinh doanh.

Đến năm 2007, UBND TP HCM có Quyết định số 1027 chấp thuận cho Công ty Giày Sài Gòn được tiếp tục sử dụng 10.936m2 đất tại phường 2, quận 10 để làm văn phòng, nhà kho, nhà xưởng sản xuất giày, túi xách với thời hạn thuê đến hết năm 2020.

Tuy nhiên, diện tích đất nói trên không được doanh nghiệp này sử dụng đúng mục đích mà lại được cho thuê vô tội vạ. Báo cáo số 4849 cho biết, Công ty Giày Sài Gòn đã “cắt” hàng nghìn mét vuông đất cho Công ty Thành Bưởi để kinh doanh bãi xe, vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng hợp đồng số 02/2015.

Thời hạn hợp đồng kết thúc vào tháng 12/2020. Hợp đồng cho thuê đất này sau đó đã được Công ty Giày Sài Gòn thanh lý, tuy nhiên, hai doanh nghiệp này tiếp tục bắt tay nhau bằng cách ký hợp đồng hợp tác kinh doanh số 0107 vào ngày 30/6/2016. Hợp đồng này thống nhất cho Công ty Thành Bưởi khai thác văn phòng, nhà xưởng tại địa chỉ 419 đường Lê Hồng Phong, phường 2, quận 10. Thời hạn hợp tác kéo dài đến năm 2021.

Theo UBND quận 10, về bản chất thì hợp đồng hợp tác kinh doanh này vẫn là hợp đồng cho thuê nhà, xưởng thu tiền thuê hàng tháng (phần diện tích, vị trí phân chia doanh thu tương đương vị trí, diện tích, đơn giá tại hợp đồng cho thuê văn phòng, nhà xưởng số 02/2015 trước đó).

Cơ quan chức năng khẳng định, việc hai doanh nghiệp nói trên “bắt tay” nhau làm ăn trên khu đất ở phường 2 là đã có hành vi vi phạm. Theo đó, báo cáo số 4849 cho biết căn cứ hợp đồng thuê đất số 8116 (năm 2007) giữa Sở TN&MT với Công ty Giày Sài Gòn và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Công ty cổ phần Giày Sài Gòn số AB061724 xác định rõ “giá trị quyền sử dụng đất thuộc về Nhà nước, Công ty cổ phần Giày Sài Gòn phải quản lý, sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật đất đai, không được chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất”.

Từ đó, UBND quận 10 khẳng định Công ty cổ phần Giày Sài Gòn đã vi phạm với hành vi “tự ý cho thuê tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm”.

Đất thuê trái phép để mở … bến xe trái phép

Mặc dù đất được giao để sử dụng vào mục đích làm văn phòng, nhà kho, nhà xưởng sản xuất giày, túi xách, nhưng theo Thanh tra Sở Giao thông vận tải TP HCM, qua kiểm tra thực tế, điểm kinh doanh số 419 Lê Hồng Phong lại được bên thuê đất là Công ty Thành Bưởi tổ chức hoạt động và xây dựng các hàng mục công trình có đầy đủ chức năng như một bến xe.

Cụ thể, tại đây thực hiện chức năng phục vụ đón, trả khách trung chuyển theo tuyến cố định; đón, trả khách theo hợp đồng, du lịch; tổ chức quầy bán vé; tổ chức giao nhận hàng hóa; nhà chờ và ghế ngồi cho hành khách; có nơi dừng đỗ cho taxi, hệ thống loa phát thanh để cung cấp thông tin cho hành khách…

Phía UBND quận 10 khẳng định, địa điểm kinh doanh tại 419 Lê Hồng Phong là hoạt động như một bến xe nhưng không theo quy hoạch đã được phê duyệt theo Quyết định số 568 của Thủ tướng Chính phủ. UBND quận 10 gọi hành vi trên của Công ty Thành Bưởi là hình thành bến xe ‘trá hình” tại 149 Lê Hồng Phong.

Theo UBND quận 10, đây là hành vi trái pháp luật, không được cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép, không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hệ thống bến xe, tạo bức xúc lớn trong cử tri, nhân dân khu vực thành phố. Việc hoạt động vận tải hành khách khối lượng lớn, tập trung của công ty Thành Bưởi gây hệ lụy cho khu vực, đó là ách tắc giao thông, phức tạp về an ninh trật tự, gây áp lực lớn về hạ tầng đô thị.

Kết luận tại báo cáo 4849 nêu rõ, UBND TP HCM không quy hoạch địa điểm 419 Lê Hồng Phong làm bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, nên việc Công ty Thành Bưởi làm bãi đỗ xe ở địa điểm nói trên là có dấu hiệu vi phạm kinh doanh bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ không theo quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Với các vi phạm của đơn vị cho thuê đất là Công ty cổ phần Giày Sài Gòn và đơn vị thuê đất là Công ty Thành Bưởi có nhiều vi phạm, UBND quận 10 đã kiến nghị UBND TP HCM xem xét chấm dứt cho thuê đất, thu hồi diện tích 10.900m2 đất, trước mắt thu hồi 4.500m2 (khu vực liên quan đến bến xe trá hình) cho UBND quận 10 để xây dựng trường học. 

Doanh thu tương đương vị trí, diện tích, đơn giá tại hợp đồng cho thuê văn phòng, nhà xưởng số 02/2015 trước đó). Cơ quan chức năng khẳng định, việc hai doanh nghiệp nói trên “bắt tay” nhau làm ăn trên khu đất ở phường 2 là đã có hành vi vi phạm.

Theo đó, báo cáo số 4849 cho biết căn cứ hợp đồng thuê đất số 8116 (năm 2007) giữa Sở TN&MT với Công ty Giày Sài Gòn và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Công ty cổ phần Giày Sài Gòn số AB061724 xác định rõ “giá trị quyền sử dụng đất thuộc về Nhà nước, Công ty cổ phần Giày Sài Gòn phải quản lý, sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật đất đai, không được chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất”. Từ đó, UBND quận 10 khẳng định Công ty cổ phần Giày Sài Gòn đã vi phạm với hành vi “tự ý cho thuê tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm”.

Đất thuê trái phép để mở … bến xe trái phép Mặc dù đất được giao để sử dụng vào mục đích làm văn phòng, nhà kho, nhà xưởng sản xuất giày, túi xách, nhưng theo Thanh tra Sở Giao thông vận tải TP HCM, qua kiểm tra thực tế, điểm kinh doanh số 419 Lê Hồng Phong lại được bên thuê đất là Công ty Thành Bưởi tổ chức hoạt động và xây dựng các hàng mục công trình có đầy đủ chức năng như một bến xe.

Cụ thể, tại đây thực hiện chức năng phục vụ đón, trả khách trung chuyển theo tuyến cố định; đón, trả khách theo hợp đồng, du lịch; tổ chức quầy bán vé; tổ chức giao nhận hàng hóa; nhà chờ và ghế ngồi cho hành khách; có nơi dừng đỗ cho taxi, hệ thống loa phát thanh để cung cấp thông tin cho hành khách… Phía UBND quận 10 khẳng định, địa điểm kinh doanh tại 419 Lê Hồng Phong là hoạt động như một bến xe nhưng không theo quy hoạch đã được phê duyệt theo Quyết định số 568 của Thủ tướng Chính phủ.

UBND quận 10 gọi hành vi trên của Công ty Thành Bưởi là hình thành bến xe ‘trá hình” tại 149 Lê Hồng Phong. Theo UBND quận 10, đây là hành vi trái pháp luật, không được cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép, không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hệ thống bến xe, tạo bức xúc lớn trong cử tri, nhân dân khu vực thành phố.

Việc hoạt động vận tải hành khách khối lượng lớn, tập trung của công ty Thành Bưởi gây hệ lụy cho khu vực, đó là ách tắc giao thông, phức tạp về an ninh trật tự, gây áp lực lớn về hạ tầng đô thị.

Kết luận tại báo cáo 4849 nêu rõ, UBND TP HCM không quy hoạch địa điểm 419 Lê Hồng Phong làm bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, nên việc Công ty Thành Bưởi làm bãi đỗ xe ở địa điểm nói trên là có dấu hiệu vi phạm kinh doanh bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ không theo quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Với các vi phạm của đơn vị cho thuê đất là Công ty cổ phần Giày Sài Gòn và đơn vị thuê đất là Công ty Thành Bưởi có nhiều vi phạm, UBND quận 10 đã kiến nghị UBND TP HCM xem xét chấm dứt cho thuê đất, thu hồi diện tích 10.900m2 đất, trước mắt thu hồi 4.500m2 (khu vực liên quan đến bến xe trá hình) cho UBND quận 10 để xây dựng trường học.

Theo Theo Pháp luật Việt Nam
MỚI - NÓNG