Xe gầm cao lên ngôi tại Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
Xe gầm cao lên ngôi tại Việt Nam
TPO - Trong hơn nửa năm 2021, dòng xe SUV và crossover đã vượt qua sedan với tổng doanh số dẫn đầu tại thị trường Việt Nam.

Trong 1 năm trở lại đây, thị trường Việt Nam đột nhiên tiêu thụ SUV và crossover mạnh trái ngược với dòng xe sedan ít được chú ý hơn và đang có dấu hiệu giảm doanh số. Điều này thể hiện rõ nhất qua doanh số bán hàng ôtô của toàn thị trường qua từng năm.

Xe gầm cao lên ngôi tại Việt Nam ảnh 1

Doanh số SUV/crossover so với sedan tại Việt Nam từ năm 2016 đến 2021 (Dữ liệu: VAMA)

Theo thống kê từ Hiệp hội các Nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA), chênh lệch về doanh số giữa SUV/crossover và sedan được thu hẹp dần từ năm 2015 đến 2020. Tuy số lượng sedan bán ra trong quãng thời gian này tăng khoảng 19% (từ 78.908 chiếc lên 93.905 chiếc) trong quãng thời gian này nhưng SUV và crossover tăng đột biến gần gấp đôi (từ 41.271 chiếc lên tới 78.748 chiếc).

Chưa hết, sang đến năm 2021, doanh số SUV và crossover tiếp tục tăng mạnh cao hơn hẳn sedan, 44.963 chiếc so với 43.266 chiếc. Điều này giúp dòng xe này trở thành "bá chủ" tại Việt Nam trong những tháng vừa qua.

Duy nhất chỉ có tháng 1 và tháng 6 xuất hiện việc dòng xe sedan vượt số lượng bán ra so với SUV và crossver. Trong khi đó, tháng 3 ghi nhận mức doanh số cao nhất của các mẫu xe gầm cao này với 8.890 chiếc.

Xe gầm cao lên ngôi tại Việt Nam ảnh 2

Doanh số SUV/crossover và sedan trong 7 tháng đầu năm 2021 (Dữ liệu: VAMA)

Việc SUV và crossover có được vị thế như ngày nay dựa trên nhiều lý do khác nhau nhưng nổi bật nhất chính là xu thế mua xe gầm cao ngày càng tăng của người tiêu dùng Việt Nam.

Nắm bắt được điều này, các hãng xe đã tích cực đem về Việt Nam hàng loạt mẫu SUV và crossover mới trong vài năm gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trong đó, điển hình như Toyota Corolla Cross, Kia Seltos, Kia Sorento thế hệ mới, Peugeot 2008, Mazda CX-3, CX-30....

Những mẫu xe mới giúp người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn hơn, với thiết kể gầm cao thể thao, không gian cabin lớn tiện dụng trong khi động cơ vẫn chia sẻ với các sản phẩm sedan cùng tầm giá, cho mức tiêu thụ nhiên liệu gần như không khác biệt.

Ở chiều hướng ngược lại, một số mẫu sedan "con cưng" một thời của các hãng xe đã lần lượt bị khai tử tại Việt Nam do doanh số không đáp ứng kỳ vọng trong những năm gần đây. Điển hình trong số đó là Ford khi nhà sản xuất Mỹ mạnh dạn loại bỏ đi các mẫu Ford Fiesta và Focus trong hai năm liên tiếp.

Xe gầm cao lên ngôi tại Việt Nam ảnh 3

Chevrolet Cruze bị khai tử tại Việt Nam từ cuối năm 2018.

Một thương hiệu khác là Chevrolet sau khi được tiếp quản bởi VinFast cũng đã loại bỏ hết tất cả các mẫu sedan Aveo, Cruze và chỉ tập trung bán SUV Trailblazer và bán tải Colorado.

Ngoài ra, nhiều mẫu hatchback ở Việt Nam cũng phải chịu chung số phận bị khai tử do doanh số quá thấp, một phần bị ảnh hưởng bởi các mẫu SUV và crossover đang được ưa chuộng tại Việt Nam. Kể từ giữa năm ngoái, 3 mẫu Suzuki Celerio, Mitsubishi Mirage và Honda Jazz đã không còn phát sinh doanh số kinh doanh trong khi các hãng hướng sự tập trung cho xe gầm cao.

Nhưng thống kê của VAMA trong vài tháng gần đây cho thấy sản lượng ô tô bán ra tại thị trường Việt Nam đều giảm dẫn đến việc tất cả các dòng xe đang lao dốc liên tục. Điều này xảy ra do dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp tại các thành phố lớn khiến người tiêu dùng khó tiếp cận với đại lý để mua bán.

Tuy nhiên, với tỷ lệ tăng doanh số đều như thời gian vừa qua, SUV và crossover tại Việt Nam nhiều khả năng sẽ vẫn chiếm ngôi đầu tại Việt Nam trong năm 2021. Đồng thời, đây sẽ là cột mốc lần đầu các mẫu xe gầm cao này lấy đi vị trí độc tôn của sedan trong suốt nhiều năm tại Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.