Xe bánh mì Kebab của 3 mẹ con Hà Nội đắt khách tại thủ phủ thốt nốt

Chị Phùng Thị Thanh Hằng, bà chủ làm bánh mì đầy tâm huyết
Chị Phùng Thị Thanh Hằng, bà chủ làm bánh mì đầy tâm huyết
Vô tình trong một chuyến đi chơi ở An Giang, chị Thanh Hằng, 38 tuổi, Hà Nội quyết định đưa các con vào ở hẳn để bán bánh mì Kebab, sau khi nhận thấy tiềm năng lớn ở đây. Điều gì khiến người phụ nữ Hà thành tự tin như vậy?

Chiếc xe bánh mì Thổ Nhĩ Kì Kebab Torki có màu cam nổi bật nằm ở góc đường mũi thuyền đường Tôn Đức Thắng, P. Mỹ Đức, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang thu hút rất đông khách ăn thời gian qua. Bà chủ là Phùng Thị Thanh Hằng, 38 tuổi tháo vác, luôn tay làm bánh, vừa đon đả bán hàng khiến khách hàng miền Tây thích thú.

Người dân ở thành phố Long Xuyên rủ rỉ có một tiệm bánh mì tam giác mới mở ngon lắm, giá lại hợp lý. Một chiếc bánh tam giác có vỏ giòn rụm, cây thịt được bà chủ ướp đậm đà, nướng đều trên bếp xèo xèo, thơm phức. Bánh ăn kèm với các loại rau thơm, cà chua và nước sốt riêng của quán. Mới mở nhưng ngày nào cũng có vài trăm lượt khách ghé quán. Người ta thấy những nồi rau, nồi bánh thuộc hàng “siêu to khổng lồ” được bà chủ bưng ra không kịp.

Xe bánh mì Kebab của 3 mẹ con Hà Nội đắt khách tại thủ phủ thốt nốt ảnh 1

Xe bánh mì Kebab Torki trên đường Tôn Đức Thắng, P. Mỹ Đức, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang

Chị Phùng Thị Thanh Hằng đeo tạp dề, đội nón vàng cam đầy chuyên nghiệp, vừa xẻ cây thịt vừa làm bánh theo yêu cầu của khách. Phụ kế bên chính là 2 cậu con trai của chị, cậu út nướng bánh, anh cả phụ mẹ giao hàng.

Nói về ý tưởng mở xe bánh mì này, chị Thanh nói: “Một tháng trước mình có vào An Giang chơi, thấy ở đây không có nhiều xe bánh mì giống như món đã từng ăn ở Phú Quốc. Sau đó mình nảy ra ý định tại sao không đem món bánh mì đã từng ăn trước đó mở bán tại đây. Thế là mình liên hệ với bên thương hiệu bánh mì Kebab Torki và mở luôn sau đúng một tuần”.

Bánh mì Kebab Torki do anh Lê Quốc Thạch, 30 tuổi, TP.HCM sáng lập. Đây là thương hiệu bánh mì kẹp lấy cảm hứng từ bánh mì Thổ Nhĩ Kì, nhưng được “thuần Việt” với nguyên liệu và khẩu vị phù hợp với người Việt Nam. Vỏ bánh mỏng, giòn kết hợp với cây thịt heo nướng đậm đà. Khi ăn dùng với rau thơm và nước sốt đặc trưng do Torki tự phê chế, tạo nên một chiếc bánh mì hấp dẫn, nhiều dinh dưỡng.

Xe bánh mì Kebab của 3 mẹ con Hà Nội đắt khách tại thủ phủ thốt nốt ảnh 2

Mỗi ngày quán bán hết 15 kí bắp cải, 5 kí xà lách, 5 kí cà chua, còn thịt heo thì xài đến tận gần 40 kí với hơn 3 cây thịt khổng lồ

Xe bánh mì Kebab của 3 mẹ con Hà Nội đắt khách tại thủ phủ thốt nốt ảnh 3

Anh Lê Quốc Thạch hỗ trợ chị Hằng trong những ngày đầu mở xe bánh mì Kebab Torki

Trước khi mở xe bánh mì Kebab Torki, chị Hằng từng buôn bán, kinh doanh tự do ở Hà Nội nhưng không đạt được nhiều kết quả như mong muốn. Khi quyết định khởi nghiệp ở tuổi U40, chị có phần do dự. “Mình có tham khảo ý kiến của anh chị bà con, anh chị nói ở đây chỉ cần làm hàng có thương hiệu, bản quyền, làm uy tín chất lượng thì sẽ bán được thôi”, chị Hằng nói.

Mỗi ngày, ba mẹ con dọn hàng từ 5 giờ 30 phút sáng, chuẩn bị nguyên liệu và thịt ướp sẵn để quay, đến 6 giờ là có hàng bán cho mọi người. Ngày đầu tiên khai trương, cả nhà chỉ bán được 200 ổ, đến ngày hôm sau được 250 ổ, khách ăn thấy ngon miệng, rủ nhau đến ăn. Sang ngày thứ 3, tiệm bán được 300 ổ và đến giờ, mỗi ngày đều duy trì từ 400-450 ổ.

Mặc dù thời gian chuẩn bị gấp gáp, chỉ vọn vẹn trong 10 ngày nhưng 3 mẹ con có được một xe bánh mì khang trang, chuyên nghiệp. Chị Hằng chia sẻ nhận được hỗ trợ nhiệt tình từ ông chủ thương hiệu bánh mì Kebab Torki. “Về quy trình chuyển nhượng mình cũng thấy đơn giản, không phức tạp. Ban đầu mình kiếm được mặt bằng, rồi hỏi Thạch tư vấn. Sau khi làm hợp đồng, mình đặt cọc tiền, tất cả các phần còn lại đều do phía Thạch lo”.

Nhiều thực khách tại Long Xuyên ghé quán ăn lần đầu thấy ngon, nhưng tỏ ra nghi ngại chất lượng sẽ giảm sút về sau. Bà chủ trấn an: “Đúng là xe có thương hiệu, bản quyền của người ta. Nhưng trách nhiệm để giữ được khách với tiệm mình lâu là ở cái tâm của người bán”. Bởi vậy, chiếc bánh tam giác của chị bao giờ cũng đầy đặn, thịt thơm ngon, rau tươi mới và nước sốt sánh quyện.

Một ngày, chị bán từ 6 giờ-21 giờ, hết 15 kí bắp cải, 5 kí xà lách, 5 kí cà chua, còn thịt heo thì xài đến tận gần 40 kí với hơn 3 cây thịt khổng lồ.

Xe bánh mì của ba mẹ con Hà Nội mới mở chưa đầy 1 tháng, chị quyết định mở thêm chi nhánh thứ 2 tại Mỹ Thới, An Giang, khách hàng phản hồi cũng rất tốt.

Một chiếc bánh mì Kebab Torki có giá 17.000 đồng, chiếc đặc biệt có giá 22.000 đồng, thêm nhiều thịt hơn. Mỗi ngày bán được gần 500 cái, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho 3 mẹ con.

Khởi nghiệp ở tuổi U40 với số vốn không quá lớn, ba mẹ con Hà Nội cảm thấy yên tâm với công việc đang làm. Đem món ăn ngon phục vụ người dân xứ thốt nốt được coi là niềm hạnh phúc của bà chủ đầy tâm huyết này.

Bánh mì Kebab Torki ngày càng phổ biến.

Tại TP.HCM, các xe bánh mì Kebab Torki xuất hiện ở một số con đường như số 102 đường Lê Quyên, Phường 5, Quận 8; số 4/14 Trần Thị Bốc, Quận Hóc Môn; số 10 đường số 17, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, số 195 đường 9a, khu dân cư Trung Sơn, Bình Chánh; Cầu Vượt Củ Chi, TP.HCM...

Thương hiệu bánh mì Kebab Torki của anh Lê Quốc Thạch sau 5 năm khởi nghiệp đã phát triển lên tới 110 cửa hàng nhượng quyền và hợp tác kinh doanh, phủ sóng 31 tỉnh thành trên cả nước. Ông chủ bánh mì kẹp thịt Kebab Torki ấp ủ mang chiếc bánh mì của mình tới thị trường Lào và Campuchia trong thời gian tới.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.