Xây gấp hệ thống xử lý chất thải cho 6 bệnh viện "nóng"

Xây gấp hệ thống xử lý chất thải cho 6 bệnh viện "nóng"
Bộ trưởng Y tế vừa báo cáo tình hình triển khai thực hiện quản lý chất thải y tế tới Thủ tướng sau khi 2 đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra trực tiếp một số bệnh viện trên cả nước và kết quả khảo sát của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường.

>> Thủ tướng: Kiểm tra quản lý chất thải y tế trên toàn quốc

Xây gấp hệ thống xử lý chất thải cho 6 bệnh viện "nóng" ảnh 1

Bà Triệu Thị Quý (SN 1957,  ở thôn Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) và số rác y tế mua từ BV Việt Đức hôm 10/8. Ảnh : C.M

Báo cáo nêu rõ: Việc phân loại chất thải rắn y tế các cơ sở chưa đúng quy định, cán bộ y tế chưa ý thức và "thuộc" quy trình phân loại ngay từ nơi phát sinh. Phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải y tế còn thiếu, không đồng bộ, thùng chứa chưa đạt chuẩn quy định.

2010: 500 tấn chất thải rắn y tế mỗi ngày trên cả nước

Tính đến nay, cả nước hiện có 1.087 bệnh viện (1.023 bệnh viện nhà nước, 64 bệnh viện tư nhân ) với tổng số hơn 140.000 giường bệnh. Ngoài ra còn có hơn 10.000 trạm y tế xã, hàng chục ngàn phòng khám tư nhân, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất dược phẩm, sinh phẩm y tế.

Tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế năm 2005 vào khoảng 300 tấn/ngày trong đó có 40-50 tấn/ngày là chất thải rắn y tế nguy hại phải xử lý bằng những biện pháp phù hợp.

Ước tính đến năm 2010, tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh là hơn 500 tấn/ngày, trong đó có khoảng 60-70 tấn/ngày là chất thải rắn y tế nguy hại phải xử lý.

Các bệnh viện chưa thật sự quan tâm, đầu tư thùng đựng rác cũng như phương tiện vận chuyển chất thải y tế. Việc vận chuyển rác thải y tế nguy hại, chất thải thông thường từ bệnh viện, các cơ sở y tế hầu như khoán trắng cho công ty môi trường đô thị.

Từ đó, đã xảy ra tình trạng một số bệnh viện “bỏ ngỏ” việc quản lý, giám sát như: Bệnh viện Việt - Đức, Bạch Mai, bệnh viên K ( Hà Nội)...dẫn tới tình trạng thất thoát và tuồn rác thải chưa qua xử lý cho các đơn vị tư nhân tái chế đã gây bức xúc trong xã hội.

Mặc dù, ngành y tế đã có quy chế quản lý chất thải, đầu tư tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh nơi xử lý chất thải rắn y tế tập trung; một số tỉnh thành phố như: Thái Nguyên, Hải phòng, Cần Thơ, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình đã có lò đốt rác thải nhưng đang đối mặt với sự phản đối của nhân dân sinh sống do khói độc từ các lò gây ra, nhiều nơi đã ngưng hoạt động lò đốt.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và các chuyên gia Việt Nam cần nghiên cứu và triển khai áp dụng công nghệ không đốt như thiết bị hấp khử khuẩn, vi sóng thân thiện hơn với môi trường. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ công nghệ thiêu đốt sang công nghệ khử khuẩn cần có lộ trình vì yêu cầu đầu tư tài chính để xây dựng và lắp đặt rất lớn, ước tính khoảng 2 tỷ đồng thiết bị cho một bệnh viện đa khoa 500 giường bệnh.

Cũng qua kiểm tra các bệnh viện, Đoàn thanh tra liên ngành kiến nghị đối với nguồn chất thải sạch như bao dịch truyền chứa dung dịch huyết thanh các loại; các loại bao gói nilon và một số chất nhựa khác; một số vật liệu giấy, thủy tinh hoàn toàn không chứa yếu tố nguy hại có thể tái chế để hạn chế việc thiêu đốt chất thải gây ô nhiễm môi trường cũng như tăng nguồn thu để bệnh viện tái đầu tư cho xử lý chất thải y tế...

Một thực trạng tại nhiều bệnh viện, một số chất thải rắn bị bán trộm ra ngoài, trong đó có chất thải không nguy hại, nhiều chất thải sạch được đóng chung với chất thải bẩn vừa gây thất thoát nguồn thu vừa gây ô nhiễm môi trường. Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn cho phép tái chế và tái sử dụng một số chất thải y tế thông thường theo quy trình kiểm soát các vật liệu nhằm hạn chế tối đa lượng chất thải phải xử lý, tiết kiệm nguyên liệu.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc xử lý rác thải y tế hợp lý tiết kiệm, giảm ô nhiễm môi trường với tổng ngân sách dành cho xử lý, vận hành chất thải y tế chiếm chưa đến 5% đang gây khó khăn cho các bệnh viện trong xử lý chất thải y tế.

Trong tháng 10/2007, Bộ Y tế hoàn chỉnh sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý chất thải y tế cho phù hợp với quy định mới về bảo vệ môi trường; Triển khai chương trình tổng thể xử lý chất thải bệnh viện sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường, gồm 6 dự án. Trong đó đến năm 2010, 100% bệnh viện trung ương có hệ thống xử lý chất thải y tế.

Trước mắt đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho 6 bệnh viện "nóng" về chất thải và tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn về quản lý chất thải y tế cho toàn thể cán bộ công nhân viên chức ngành y tế.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.