Thủ tướng Phạm Minh Chính:

Xây dựng Trường Sa thành trung tâm kinh tế, văn hóa trên biển

0:00 / 0:00
0:00
TP - Ngày 13/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Thủ tướng yêu cầu phải đưa Khánh Hòa thành trung tâm dịch vụ, du lịch của khu vực và xây dựng huyện đảo Trường Sa thành trung tâm kinh tế, văn hóa-xã hội trên biển của cả nước.

Phân cấp, phân quyền và cá thể hóa trách nhiệm

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân cho biết: Năm 2021 trong bối cảnh nhiều khó khăn thách thức tình hình kinh tế xã hội đạt được một số kết quả tích cực, đạt 13/21 chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Thu ngân sách nhà nước đạt hơn 14.109 tỷ đồng, bằng 102,6% so với dự toán, bằng 102,1% so với năm 2020. Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa kiến nghị Chính phủ xem xét chấp thuận chủ trương cho phép lập quy hoạch chung đô thị mới tại huyện Cam Lâm và một phần thành phố Cam Ranh với mục tiêu phát triển thành một đô thị theo mô hình đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế.

Xây dựng Trường Sa thành trung tâm kinh tế, văn hóa trên biển ảnh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi về quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Công Hoan

Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Tỉnh Khánh Hòa có vị trí chiến lược, quan trọng về quốc phòng, an ninh; có tiềm năng, lợi thế, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội để trở thành trung tâm của cả vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Trong năm 2021, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã đoàn kết, nỗ lực, chủ động, sáng tạo, phát huy tiềm năng, lợi thế, triển khai quyết liệt, linh hoạt các biện pháp, giải pháp vừa bảo đảm kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, vừa từng bước phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, đạt và vượt 13/21 chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Thủ tướng cũng yêu cầu tỉnh Khánh Hòa phải quy hoạch xây dựng huyện đảo Trường Sa thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước; là thành trì vững chắc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, trên cơ sở luật pháp của Việt Nam và luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Trước hết là tập trung cho hậu cần nghề cá; ổn định cuộc sống lâu dài cho người dân trên huyện đảo; củng cố quốc phòng, an ninh trên biển.

Tuy nhiên, Khánh Hòa vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Kết quả hợp tác, liên kết với các địa phương khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên còn hạn chế. Do đó, đề nghị Khánh Hòa tăng tính tự lực, tự cường; bám sát thực tiễn; dự báo tốt tình hình; linh hoạt hơn nữa trong thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội. Thủ tướng đề nghị tỉnh đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực, cá thể hóa trách nhiệm, tăng cường giám sát, kiểm tra; tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư; khắc phục những hạn chế, yếu kém kéo dài nhiều năm như trong quản lý đất đai, quản lý cán bộ, khắc phục sai sót sau thanh tra, kiểm tra.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, tỉnh Khánh Hòa phải kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh; đa dạng hóa huy động nguồn lực cho phát triển, đưa Khánh Hòa trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch, y tế, khoa học, công nghệ của cả khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Trong đó, nghiên cứu áp dụng mô hình “lãnh đạo công, quản trị tư; đầu tư công, quản lý tư; đầu tư tư, sử dụng công”.

Xây dựng huyện đảo Trường Sa

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Khánh Hòa phối hợp với các bộ, ngành tập trung nhiều hơn nữa cho công tác quy hoạch. Quy hoạch phải đi trước một bước, có tầm nhìn chiến lược, dài hạn và tận dụng tối đa tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh. Trong đó, khẩn trương quy hoạch và thực hiện các quy hoạch khu kinh tế Vân Phong, khu đô thị sân bay Cam Lâm.

Thủ tướng cũng yêu cầu tỉnh Khánh Hòa phải quy hoạch xây dựng huyện đảo Trường Sa thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước; là thành trì vững chắc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, trên cơ sở luật pháp của Việt Nam và luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Trước hết là tập trung cho hậu cần nghề cá; ổn định cuộc sống lâu dài cho người dân trên huyện đảo; củng cố quốc phòng, an ninh trên biển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Khánh Hòa rà soát lại đầu tư công, trên tinh thần cắt giảm những dự án chậm, kém hiệu quả, tập trung cho các dự án trọng tâm, trọng điểm. Tăng tỷ lệ cho đầu tư phát triển, cơ cấu lại thị trường du lịch để thích ứng với tình hình mới. Đối với các đề xuất, kiến nghị của Khánh Hòa, Thủ tướng Chính phủ cơ bản đồng ý về mặt nguyên tắc; đề nghị tỉnh Khánh Hòa phối hợp với các bộ, ngành bàn bạc giải quyết theo thầm quyền; đối với những vấn đề vượt thẩm quyền thì tổng hợp, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền giải quyết.

MỚI - NÓNG
Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận sáp nhập huyện, xã như thế nào?
Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận sáp nhập huyện, xã như thế nào?
TPO - Để đảm bảo sự thống nhất, đồng thuận về tên gọi mới khi sáp nhập, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri, người dân, thời gian từ ngày 25/4 đến ngày 4/5. Còn tỉnh Bình Thuận sẽ có 17 xã, phường thuộc 5 huyện, thành phố, thị xã có liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính.