Cảm biến, được chế tạo từ graphene, tấm các-bon công nghệ cao độ dày gần như không đáng kể, có thể dò tìm vi khuẩn và chuyển thông tin cho bác sĩ.
Trong các đợt thử nghiệm, một sinh viên tình nguyện “xăm” cảm biến này vào răng và nhanh chóng phát hiện những phân tử của vi khuẩn trong hơi thở.
Giáo sư Michael McAlpine và nhóm nghiên cứu từ Đại học Princeton (New Jersey, Mỹ) tiến hành nghiên cứu chất liệu graphene, tấm phẳng dày bằng lớp nguyên tử của các nguyên tử cácbon với liên kết sp2 tạo thành dàn tinh thể hình tổ ong.
Cảm biến không dây này có thể xăm lên bề mặt của răng, chuẩn đoán những tác động lạ và truyền thông tin cho chuyên gia y tế.
Ông Michael McAlpine tin rằng, những cảm biến có thể sử dụng cho quân đội, nhằm phát hiện vết thương. Chúng cũng có thể sử dụng trong bệnh viện.
Giáo sư McAlpine cho biết: “Thí nghiệm kỹ đối với một sinh viên tình nguyện cho thấy, cảm biến gắn trên răng có thể nhanh chóng phát hiện phân tử gây hại trong hơi thở”.
Các nhà khoa học đã tạo ra cảm biến hóa học có thể điều khiển từ xa được làm từ graphene có bề mặt siêu nhạy cảm. Hiện tại, họ lên kế hoạch xin cấp phép và sản xuất thương mại mẫu “bác sỹ” cảm biến này.
Gia Bảo
Theo DM