Bộ trưởng Thể: BOT là những dự án hết sức nhạy cảm

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể
TPO - Khẳng định, Bộ có trách nhiệm lớn với nhà đầu tư cũng như với xã hội, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, hiện nay, Bộ GTVT đang xem xét từng trường hợp cụ thể trong đó có cả BOT Đèo Cả, có cả BOT Thái Nguyên - Chợ Mới và một số dự án khác.

“Bộ có trách nhiệm lớn”

Liên quan đến thu hút vốn đầu tư, thực hiện một số dự án BOT, ĐB Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội) phản ánh, có nhiều dự án thực hiện trước khi Nghị quyết 437 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các nhà đầu tư đã thực hiện hợp đồng ký với Bộ Giao thông vận tải, hoàn thành và tất cả đưa vào nghiệm thu để hoạt động. Nhưng Bộ Giao thông vận tải chưa cho phép thu phí hoàn vốn hoặc chỉ cho thu một phần là không đúng cam kết ở hợp đồng đã ký.

Bộ trưởng Thể: BOT là những dự án hết sức nhạy cảm ảnh 1 ĐB Nguyễn Văn Chiến - Hà Nội (ảnh Như Ý)

Doanh nghiệp đầu tư đã kêu Thủ tướng và Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải cùng Ủy ban nhân dân tỉnh, một số đơn vị hữu quan để thỏa thuận về giải pháp. Nhưng  Bộ vẫn chưa cho phép thu phí để hoàn vốn dự án này, doanh nghiệp vẫn phải trả nợ gốc, lãi, người lao động không công ăn việc làm, rất khó khăn. Vậy Bộ trưởng đã có giải pháp gì để giải quyết?

Cho rằng dự án BOT là những dự án hết sức nhạy cảm, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, vừa qua, có một số dự án đã hoàn thành nhưng chưa đầy đủ các thủ tục để thu phí và một số dự án cho thu phí một phần. Ví dụ  BOT Chợ Mới - Thái Nguyên và ít nhiều, nó ảnh hưởng đến doanh thu cũng như phương án tài chính mà trách nhiệm là Bộ Giao thông Vận tải đã ký hợp đồng với nhà đầu tư BOT.

“Chúng tôi có trách nhiệm lớn với nhà đầu tư cũng như với xã hội. Việc này thì Bộ Giao thông vận tải sẽ báo cáo từng trường hợp cụ thể”, ông Thể nói và cho biết, hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang xem xét từng trường hợp cụ thể trong đó có cả BOT Đèo Cả, có cả BOT Thái Nguyên - Chợ Mới và một số dự án khác.

 Quy định chặt chẽ về thanh toán dự án BT

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các dự án BT, ĐB Phạm Hồng Phong (Hậu Giang) cho biết, qua kết quả kiểm toán nhà nước năm 2017, hầu hết các dự án BT đều lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định, thiếu minh bạch, giảm sự cạnh tranh.

Ví dụ,  một doanh nghiệp sử dụng 100 ha đất đối ứng để tạo vốn thanh toán không qua đấu giá về đất cho một dự án đường BT có chiều dài 1,39 km. Như vậy, sẽ không bảo đảm tính ngang giá là kẽ hở thất thoát ngân sách nhà nước. Ông Phong đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết giải pháp khắc phục những hạn chế trong thời gian tới.

Bộ trưởng Thể: BOT là những dự án hết sức nhạy cảm ảnh 2 Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng (ảnh Như Ý)

Thừa nhận ý kiến đại biểu nêu là đúng, ông Dũng cho biết, khi triển khai thực hiện các địa phương đối với dự án thanh toán BT bằng đất đều chỉ định thầu cả 2 đầu. Tuy nhiên, đây là vấn đề rất phức tạp và Chính phủ cũng đã họp rất nhiều lần.  Bộ cũng đã báo cáo và lãnh đạo Chính phủ cũng đã có thông báo cho tạm dừng thanh toán BT bằng đất và giao Bộ Tài chính hướng dẫn.

“Vừa qua, chúng tôi trình lại và đưa Chính phủ họp, Chính phủ nhất trí giao Bộ Tài chính thảo nghị quyết của Chính phủ về hướng dẫn dự án chuyển tiếp đến nay đã xong. Hiện Chính phủ đang lấy ý kiến thành viên Chính phủ”, ông Dũng cho biết.

Theo ông,  lần này sẽ đưa ra giải pháp ngang giá, ngang giá thứ nhất là ngang về giá trị của dự án BT với giá trị đất hoặc tài sản công thanh toán phải ngang nhau về tiền và giá thị trường. Đồng thời bổ sung các quy định chặt chẽ để đảm bảo ngang giá trị nhưng cũng ngang về hiện vật, tránh tình trạng thứ 2 là chuyển sang chỉ định thầu dự án sử dụng.

MỚI - NÓNG
Vang mãi khúc quân hành
Vang mãi khúc quân hành
TPO - Ngày 14/12, Học viện Kỹ thuật Quân sự tổ chức Ngày hội văn hóa và chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.