World Bank sát cánh giúp Việt Nam xử lý nợ xấu

World Bank sát cánh giúp Việt Nam xử lý nợ xấu
TPO - “Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ luôn sát cánh và hỗ trợ NHNN trong việc xử lý nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống các TCTD nhằm lành mạnh hóa khu vực ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả”, đó là phát biểu của bà Ceyla Pazabassiouglu - Giám đốc cấp cao về Tài chính và Thị trường toàn cầu của WB trong buổi làm việc Ngân hàng Nhà nước.

Cụ thể, tại buổi tiếp, Thống đốc Lê Minh Hưng đã báo tình hình và định hướng xử lý nợ xấu và tái cơ cấu các TCTD yếu kém của Việt Nam. Thống đốc cho biết, NHNN đã triển khai giai đoạn 1 (2011-2015) Đề án Tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận về cải thiện ổn định tài chính, tái cấu trúc ngân hàng.

Theo Thống đốc, giai đoạn 2 (2016-2020), cải cách khu vực ngân hàng tiếp tục là nhiệm vụ ưu tiên của Chính phủ và NHNN. Hiện, NHNN đã báo cáo Bộ Chính trị Đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD và xử lý ngân hàng yếu kém; trình Quốc hội Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các TCTD (dự kiến thông qua trong tháng 6/2017); đã trình Quốc hội dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Các tổ chức tín dụng (phần liên quan đến tái cấu trúc các TCTD), dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến vào tháng 5/2017 và Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội (tháng 10/2017) sẽ được đưa ra xem xét và thông qua.

Thống đốc Hưng khẳng định, trong thời gian tới, Chính phủ và NHNN sẽ nỗ lực thực hiện tái cơ cấu ngân hàng, tăng cường phát triển và quyết tâm lành mạnh hóa khu vực ngân hàng để bảo đảm hệ thống ngân hàng hoạt động theo thông lệ quốc tế.

Do đó, NHNN mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của WB về chia sẻ kinh nghiệm xử lý nợ xấu và ngân hàng yếu kém trong thời gian tới, cũng như huy động nguồn lực để hỗ trợ kỹ thuật cho NHNN.

Thống đốc NHNN cho rằng, đây là thời điểm phù hợp để tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho NHNN nhằm phục vụ mục tiêu thực hiện thành công Kế hoạch tái cơ cầu ngân hàng giai đoạn 2016-2020.

Bà Ceyla Pazabassiouglu - Giám đốc cấp cao về Tài chính và Thị trường toàn cầu của WB đã đánh giá cao kết quả đạt được của NHNN trong việc thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu trong thời gian qua và cho rằng lộ trình, phương pháp, cách thức tiến hành xử lý nợ xấu và tái cơ cấu ngân hàng của Việt Nam là đúng hướng, có nhiều sáng tạo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam.

Bà Ceyla Pazabassiouglu cho biết, WB sẽ luôn sát cánh và hỗ trợ NHNN trong việc xử lý nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống các TCTD nhằm lành mạnh hóa khu vực ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả.

Trước đó, cũng tại buổi làm việc với các đơn vị, cục vụ NHNN, các chuyên gia của WB cho rằng, quản lý nợ xấu là vấn đề phức tạp, có nhiều bên liên quan. Các cơ quan liên quan tới quản lý và xử lý nợ xấu bao gồm: Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Kinh tế và đầu tư, các ngân hàng, cơ quan thuế, đơn vị kiểm toán...

“Nếu nợ xấu không được xử lý đầy đủ, nền kinh tế sẽ bị đình trệ, suy giảm tín dụng, các NHTM hoạt động không hiệu quả, có thể dẫn tới mất khả năng thanh khoản và đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống ngân hàng. Do vậy, cần thiết phải có sự hợp tác trong khu vực công trong việc đẩy mạnh quản lý và xử lý nợ xấu.”, chuyên gia WB lưu ý

Đoàn công tác của WB cho rằng, vấn đề giải quyết nợ xấu tại Việt Nam đòi hỏi phải triển khai toàn diện trong thời gian dài và đề xuất 4 trụ cột chính nhằm hỗ trợ xử lý nợ xấu đối với Việt Nam, bao gồm: Hiện đại hóa khu vực tài chính; Củng cố quy định và giám sát ngân hàng; Tái cơ cấu và xử lý các ngân hàng và tài sản dưới chuẩn; Củng cố giám sát an toàn vĩ mô. Các trụ cột này đều cần thiết và hỗ trợ lẫn nhau nhằm góp phần đem lại giải pháp toàn diện về xử lý nợ xấu.

Đoàn công tác của WB cho biết, để giúp Việt Nam xử lý nợ xấu, WB đã thiết kế chương trình hợp tác kỹ thuật 4 năm cho Việt Nam và đang tiến hành thảo luận với các nhà tài trợ về nguồn vốn cho chương trình này. Đồng thời nhấn mạnh: Việt Nam cần phải xây dựng chính sách, Chính phủ, Quốc hội cần vào cuộc mạnh mẽ để bảo đảm cho sự thành công của kế hoạch xử lý nợ xấu và tái cơ cấu tổ chức tín dụng.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.